Kết quả thu được từ thông tin cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 50)

Theo kết quả khảo sát về thông tin cá nhân của du khách trong bảng 2.4, ta nhận thấy tỉ lệ du khách đi du lịch giữa nam và nữ có sự chênh lệch nhau (nữ: 56,3%; năm 43,7%). Với tên gọi là “Thành phố mù sương” hay “Thành phố ngàn hoa” nên p hần lớn du khách đi du lịch ở Đà Lạt ở độ tuổi 18 -35chiếm tỉ lệ cao (29,37%). Chính vì vậy, việc phát triển sảm phẩm du lịch tuần trăng mật cũng như du lịch mạo hiểm là đặc biệt quan trọng.

Bảng 2.4: Kết quả thu đƣợc từ cá nhân của du khách

Tiêu chí Phân loại Số lƣợng Tỉ lệ %

Giới tính Nam 223 43,7 Nữ 273 56,3 Tuổi Nhỏ hơn 18 tuổi 14 2,6 Từ 18-25 tuổi 174 35,9 Từ 26-35 tuổi 136 28,0 Từ 36-45 tuổi 81 16,7 Trên 45 tuổi 91 18,8 Nghề nghiệp

Làm riêng, tự do, lao động phổ thông 41 8,5

Làm ruộng 5 1,0

Chủ doanh nghiệp, lãnh đạo 14 2,9 Công chức, nhân viên văn phòng 191 39,4

Công nhân 13 2,7

Hưu trí 41 8,5

Nội trợ 21 4,3

Giáo viên 14 2,8 Khác 1 0,2 Nơi ở Hà Nội 52 10,7 Hà Tĩnh 40 8,0 Huế 38 7,7 Đà Nẵng 58 11,3 TP Hồ Chí Minh 86 17,3 Lâm Đồng (Đà Lạt) 53 10,8 Nước ngoài 53 10,8 Khác* 116 23,4 Số lần đến Đà Lạt 01 lần 268 62,0 02 lần 90 20,8 03 lần 43 10,0 Khác 31 7,2

Tiêu chí Phân loại Số lƣợng Tỉ lệ %

Thông qua kênh thông tin

Truyền hình 333 77,1

Báo, tạp chí 233 53,9

Sách quảng cáo, đĩa CD 71 16,4

Mạng internet 248 57,4

Đại lý du lịch 92 21,3

Thông qua người thân giới thiệu

190 44,0

Các hình thức khác… 60 13,9

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Trong đối tượng du khách, nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ cao nhất (39,4%). Đây là đối tượng thường được cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước hay các công ty kinh doanh tổ chức đi du lịch hàng năm, hoặc có thể do các đơn vị tổ chức hội nghị khách hàng, hội nghị tổng kết, hội nghị giới thiệu sản phẩm… Ngoài ra, đối tượng là sinh viên đến Đà Lạt cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể (29,7%). Đối tượng này ngoài các nam thanh nữ tú tới Đà Lạt để thưởng thức cái đẹp, ở đây còn có rất nhiều sinh viên chuyên ngành du lịch ở các trường đại học trong cả nước đi thực tập, thực tế. Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Đà Lạt chính là nhằm thu hút những đối tượng du khách này.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là khách hàng chiếm tỉ lệ cao nhất (17,3%). Đây cũng là điều dễ hiểu. Bởi du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi ôtô chừng 300km là tới Đà Lạt với giá chỉ 200.000đ và như vậy họ chỉ cần đi vào cuối tuần là có một kỳ nghỉ hấp dẫn. Trong khi đó, du khách ở miền Bắc và miền Trung nếu đi du lịch Đà Lạt thì phải tiêu tốn rất nhiều tìền nếu họ đi bằng máy bay; còn nếu đi ôtô thì lại tốn rất nhiều thời gian và công sức. Như vậy, nếu không phát triển các sản phẩm du lịch mới, tạo nét đặc trưng nổi bật cho các sản phẩm du lịch Đà Lạt chắc chắn khách hàng quen thuộc này sẽ nhàm chán và sẽ chuyển sang du lịch ở thị trường khác.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, số lượng khách đến Đà Lạt lần đầu cao nhất có tỉ lệ cao nhất (62,0%). Chính vì vậy nếu Đà Lạt không có những sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, chúng ta sẽ không có cơ hội đón

những du khách này quay trở lại lần sau. Việc du khách hứa nếu có cơ hội họ chắc chắn sẽ quay trở lại Đà Lạt hoặc có khả năng sẽ quay trở lại chiếm tỉ lệ cao (62,7% và 32,3%). Đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch Đà Lạt.

Du khách biết đến Đà Lạt thông qua người thân giới thiệu chiếm tỉ lệ cao nhất (24,09%), điều này chứng tỏ việc xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt còn yếu. Đặc biệt là kênh truyền thông qua internet là một kênh rất hữu hiệu đối với khách quốc tế nhưng có ít khách cho biết tìm kiếm thông tin qua kênh này. Đáng chú ý là thông tin qua các công ty lữ hành cũng không nhiều, trong khi nhiều nghiên cứu xác định đây là kênh thông tin rất quan trọng đối với quyết định lựa chọn điểm đến của khách. Đây là điểm hạn chế của du lịch Việt Nam nói chung chứ không chỉ của riêng du lịch Đà Lạt. Một du khách người Anh là Benjamin Ford, cùng vợ mới cưới đang đi một vòng qua các nước Châu Á đã nói anh ta đến Đà Lạt vì câu giới thiệu: “Điểm dừng chân tuyệt vời miền núi ở Việt Nam” trong cuốn cẩm nang du lịch Việt Nam của Lonely Planet mà anh ta luôn mang theo.

Kết quả cho thấy, rõ ràng hình thức quảng cáo qua người thân thực sự có hiệu quả và ít tốn kém, bởi vậy việc gây ấn tượng tốt cho du khách về thương hiệu du lịch Đà Lạt bằng những sản phẩm du lịch đặc sắc, chất lượng cao là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)