Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Đà Lạt

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 36)

2.1.2.1. Tình hình thị trường - Lượng khách Bảng 2.1: Lƣợng khách du lịch đến Đà Lạt từ 2006 đến 2012 ĐVT: Ngàn lượt Chỉ tiêu (Lƣợng khách) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Khách quốc tế 97 120 120 130 163,5 181,2 201 Khách nội địa 1751 2080 2180 2370 2951,5 3345,8 3736 Tổng 1848 2200 2300 2500 3115 3527 3937

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, lượng du khách du lịch đến Đà Lạt từ năm 2006 đến 2012 tuy có tăng nhưng tỉ lệ tăng không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, người dân ngày càng thắt chặt và giảm bớt chi tiêu cho du lịch. Bên cạnh đó, theo thông tin từ các hãng lữ hành, mặc dù ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều biện pháp kích cầu du lịch thông qua nhiều hình thức: giảm giá dịch vụ, giá vé máy bay,… nhưng việc áp dụng vẫn chưa triệt để nên hiệu quả thu hút khách chưa cao. Mặt khác, khách du lịch hiện nay đã bắt đầu chuyển hướng sang thị trường du lịch nước ngoài do giá tour rẻ và sản phẩm du lịch hấp dẫn, mới lạ hơn so với các tour du lịch nội địa.

- Ngày lưu trú bình quân của khách

Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt đạt 1,82 ngày, thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Chỉ tiêu về ngày lưu trú bình quân đặt ra cho năm 2012 là 2,5 ngày nhưng đến nay chỉ đạt 2,4 ngày. Nguyên nhân là do hiện nay xu hướng của khách du lịch là “một chuyến đi, nhiều điểm đến”, khách du lịch thường sẽ chọn các chương trình tour liên kết từ 2 đến 3 điểm đến nên thời gian lưu trú tại mỗi nơi không nhiều.

- Chi tiêu bình quân của khách

Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng hiện nay chỉ khoảng 1700000đ/người/tour, chủ yếu chi trả cho các dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, vận chuyển (chiếm 80%), chi phí khách du lịch trả cho mua sắm du lịch không cao do hiện nay dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm còn khá nghèo nàn, sản phẩm chưa phong phú nên chưa hấp dẫn được du khách.

2.1.2.2. Doanh thu xã hội từ du lịch

Ngành kinh tế du lịch Đà Lạt trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của nền kinh tế toàn tỉnh. Giai đoạn 2006-2012, đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế dịch vụ. Doanh thu dịch vụ chiếm 12,9% tổng GDP của toàn tỉnh, trong đó riêng ngành du lịch là 31,43%. Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng trong những năm qua có sự tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 29,75%.

Bảng 2.2: Doanh thu xã hội từ du lịch giai đoạn 2006 đến 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Doanh thu 1663 3000 3220 3400 4500 6000 6690

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)

Thành phố Đà Lạt có chức năng hàng đầu về du lịch nên trong thời gian qua đã duy trì mức tăng trưởng cao hơn so với trung bình cả nước. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng và đang từng bước phát huy tác dụng. Hàng năm Đà Lạt đóng góp trên 40% vào ngân sách của tỉnh. Năm 2012, doanh thu xã hội từ du lịch đạt 6.890 tỷ đồng. Thu nhập của người dân không ngừng được

tăng lên, các lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển tốt, nhất là giáo dục và thực hiện chính sách đối với người đồng bào dân tộc.

2.1.2.3. Khai thác tài nguyên du lịch

Ở Việt Nam, Đà Lạt từ lâu đã là một thành phố du lịch nổi tiếng. Khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng.

Tuy vậy, không ít danh lam thắng cảnh và di tích của Đà Lạt hiện nay rơi vào tình trạng hoang tàn và đổ nát. Thác Cam Ly, dòng thác từng đi vào thi ca lãng mạn, không còn vẻ đẹp vốn có mà tràn ngập rác thải và bốc mùi hôi thối nồng nặc do nguồn nước bị ô nhiễm mặc dù đã được xử lý nhiều lần. Các địa điểm như thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở hay thác Prenn đã mất đi nét hoang sơ bởi sự xuất hiện của quá nhiều hàng quán, khu trò chơi và cây cảnh. Thác Voi, một thắng cảnh khác không xa Đà Lạt, cũng bị ô nhiễm nặng do những người dân sinh sống ở vùng thượng nguồn thường xả rác và chất bẩn xuống dòng suối. Vào năm 2008, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rút tên hai thác Liên Khương và Gougah khỏi danh sách di tích quốc gia bởi cảnh quan hai danh thắng này đã bị thay đổi.

Lịch sử đã để lại cho Đà Lạt không ít những công trình kiến trúc giá trị như những công sở, trường học, nhà thờ, tu viện, chùa chiền, công trình công cộng... cùng hàng ngàn biệt thự xinh đẹp hiện diện khắp thành phố. Qua thời gian, những dinh thự, biệt điện xưa kia từng thuộc về các nhân vật quyền lực, ngày nay được mở cửa đón khách viếng thăm. Ba dinh thự nổi tiếng của Đà Lạt trước đây đều là địa điểm du lịch, nhưng hiện nay chỉ Dinh III còn giữ chức năng này và tiếp tục thu hút du khách. Dinh II, hay còn gọi Dinh Toàn quyền, được dùng làm khách sạn, nơi hội thảo của chính quyền địa phương, còn Dinh I đã đóng cửa vài năm gần đây để sửa chữa.Một dinh thự khác của Đà Lạt, biệt điện Trần Lệ Xuân cũng trở thành điểm du lịch ngay từ năm 1964, ngày nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ Mộc bản triều Nguyễn. Bên cạnh những di sản kiến trúc Pháp, một vài công trình xây dựng

những thập niên gần đây như thiền viện Trúc Lâm, biệt thự Hằng Nga hay XQ - Đà Lạt sử quán cũng đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn. Nhưng giống như các thắng cảnh, một vài công trình kiến trúc của Đà Lạt cũng đang bị bỏ quên hoặc xâm hại. Khuôn viên nhà ga Đà Lạt, một trong những biểu tượng nổi tiếng của thành phố, trở thành bãi tập kết gốm sứ, cây cảnh và vườn rau bắp cải của người dân. Quần thể di tích kiến trúc trường Cao đẳng Sư phạm không chỉ xuống cấp mà còn bị “chung cư hóa” bởi sự sinh hoạt của hơn 30 gia đình dân cư. Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào từng bị bỏ hoang nhiều năm và trở thành địa điểm của những người nghiện ma túy và hoạt động mại dâm.

Với tuổi đời chỉ hơn một thế kỷ, Đà Lạt không có những lễ hội truyền thống lâu đời. Tuy vậy, từ năm 2005, thành phố bắt đầu tổ chức Festival Hoa Đà Lạt, một lễ hội với nhiều sự kiện cùng các hoạt động nghệ thuật nhằm giới thiệu các loài hoa địa phương cũng như từ những vùng miền khác. Năm 2007, dù chưa thực sự được tổ chức tốt, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ hai đã thu hút khoảng 120 ngàn du khách tới thăm. Festival Hoa Đà Lạt 2010 là sự kiện đầu tiên trong chuỗi bảy sự kiện quốc gia mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.Trong dịp này, đã có gần 300 ngàn du khách đến với Đà Lạt trong suốt 4 ngày của lễ hội. Năm 2012, Festival Hoa được tổ chức vào dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch và đã thu hút hơn 300 ngàn du khách tới tham dự. Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch tới Đà Lạt vẫn tiếp tục tăng. Vào năm 2000, thành phố đón 710 ngàn lượt khách tới thăm, đến năm 2009, con số đã tăng gấp ba với trên 2,3 triệu lượt khách, trong đó khoảng 10% là du khách quốc tế; đến năm 2012, số lượt du khách đến Đà Lạt là trên 3,9 triệu lượt (tăng gần gấp đôi năm 2009). Mặc dù vậy, thời gian trung bình khách lưu lại Đà Lạt chỉ 2 ngày, trong khi tỷ lệ của Bình Thuận là 3,8 đến 4 ngày. Du lịch Đà Lạt phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của Nha Trang và Phan Thiết, hai thành phố du lịch duyên hải không xa Đà Lạt.[14]

2.1.2.4. Xúc tiến quảng bá du lịch

định kỳ 2 năm/lần. Lễ hội không chỉ đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế Đà Lạt mà còn là cơ hội để quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng tới bạn bè trong nước và quốc tế, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch.

Ngành du lịch Lâm Đồng đã hoàn thành về cơ bản trang website du lịch thương mại, duy trì thường xuyên việc cung cấp thông tin, các chương trình hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng ở trong nước và quốc tế cũng như hỗ trợ để đưa các thông tin về du lịch trong nước và quốc tế tới các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

Năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại & Du lịch tỉnh tổ chức “Hội nghị Xúc tiến Quảng bá du lịch Lâm Đồng năm 2012” tại Khu du lịch Đambri - thành phố Bảo Lộc kết hợp với chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với sự tham gia khoảng 200 đại biểu là Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch, doanh nghiệp lữ hành, cơ quan thông tấn báo chí đến từ các tỉnh, thành: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên và Đắk Lắk. Trong hội nghị đã giới thiệu đến các đại biểu các chương trình tour, tuyến và sản phẩm mới phục vụ du lịch; chương trình khuyến mãi thu hút khách và các sự kiện, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2012; Ký kết về việc nối tour, tuyến giữa các hãng lữ hành với các doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng.

Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng còn:

- Phối hợp tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng quảng bá du lịch thông qua việc tham gia Hội chợ ITE và Ngày hội du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng.

- Tổ chức Hội thi nhân viên thanh lịch ngành du lịch và Hội thi Ẩm thực Tây Nguyên trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Du lịch và Thương mại Đà Lạt tháng 12/2012 nhằm tạo cơ hội để nhân viên trong các đơn vị kinh doanh du (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lịch tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch Lâm Đồng trên các chuyến bay quốc tế và tạp chí Heritage.[6]

2.1.2.5. Lao động và đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Công tác đào tạo nguồn nhân lực được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng quan tâm thông qua việc phối hợp với các trường đào tạo về du lịch tiếp tục đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên, thuyết minh viên cho đội ngũ lao động trong ngành. Các khóa đào tạo với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia, có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch cùng hệ thống phòng thực hành với các trang thiết bị tiện nghi được trang bị đầy đủ tại các trường; được sự hỗ trợ tích cực của các khách sạn cao cấp trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên được tham quan thực tế và thực hành.

Theo báo cáo tổng kết của Phòng Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, mặc dù thời gian qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tăng cường phối hợp tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên ngành du lịch trên địa bàn nhưng nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực du lịch hiện nay còn khá thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao, lao động chưa được đào tạo chiếm tới 40%; trình độ ngoại ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu

Trong năm 2012, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tiếp tục phối hợp với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động trong ngành:

- Các lớp sơ cấp nghề: Quản lý khách sạn - nhà hàng, nghiệp vụ buồng, bàn , bar, bếp, ngoại ngữ,…cho các học viên hiện đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức khóa tập huấn nghiệp vụ du lịch và cấp giấy chứng nhận cho 102 lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận chuyển khách du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

- Khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý điều hành cho Hiệp hội, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.[6]

2.1.2.6. Đầu tư phát triển du lịch

Theo báo cáo của Phòng Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng năm 2012, từ năm 2003 đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 230 dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 70586306 tỷ đồng (chưa kể nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn nhưng chưa xác định rõ vốn

đăng ký đầu tư như khu du lịch văn hoá nghỉ dưỡng LangBiang, trung tâm văn hoá thể thao tỉnh, nhiều dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng khác…), trong

đó có 85 dự án được chủ trương đầu tư đang tiến hành lập báo cáo đầu tư với tổng vốn đăng ký 1744875 tỷ đồng 145 dự án đã được thoả thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn được phê duyệt là 53137,556 tỷ đồng. Đa số các dự án tập trung đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hội nghị - hội thảo.

Theo ông Huỳnh Đức Hòa - bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng , hiện tỉnh Lâm Đồng đã hợp tác với nhóm chuyên gia Pháp thực hiện quy hoạch Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, xây dựng Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng thành trung tâm giáo dục, chuyển giao khoa học công nghệ bên cạnh trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng.

Kết luận buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng ngày 7.12.2012, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: Lâm Đồng cần tập trung thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm, đó là: kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng của xã hội. Tổng bí thư cũng cho rằng dự án phát triển Đà Lạt thành trung tâm du lịch là phù hợp với tính đặc thù của thành phố này. [15]

Bảng 2.3: Đầu tƣ phát triển du lịch giai đoạn 2006 đến 2012

Chỉ tiêu (Đầu tƣ) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Khu, điểm du lịch 70 250 250 300 600 500 580 Cơ sở lưu trú 400 600 550 1000 1200 1200 1300 Vận chuyển và hạ tầng du lịch 30 50 100 200 100 50 70 Tổng 500 900 900 1500 1900 1750 1950

(Nguồn: Phòng Văn hoá Thông tin và Du lịch Đà Lạt)

Theo báo cáo của Phòng Văn hoá Thông tin và Du lịch Đà Lạt, từ năm 2006 đến nay, tỉnh cũng đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực du lịch tại thành phố Đà Lạt ngày càng tăng (bảng 2.3) với mong muốn xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm quốc gia và quốc tế để phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố thơ mộng, mát mẻ và độc đáo bậc nhất Việt

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 36)