Sản phẩm 2: Sản phẩm du lịch nhà vườn

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 77 - 80)

2 Thăm dò, khảo sát địa hình chi tiết tại khu vui chơi giải trí Đà Lạt và đỉnh núi LangBiang

3.2.2. Sản phẩm 2: Sản phẩm du lịch nhà vườn

3.2.2.1. Giới thiệu sơ lược về vườn a, Khái niệm vườn

Vườn là khu đất để trồng trọt, có tính ổn định thường được rào giậu. Khái niệm vườn còn được dùng để chỉ những khu đất lớn được nhà nước bảo tồn như vườn quốc gia, nhưng trong phạm vi của đề tài này không đề cập đến du lịch vườn quốc gia.

b, Phân loại vườn

+ Vườn cảnh: Phục vụ mục đích làm đẹp cảnh quan.

+ Vườn gia đình: Mảnh vườn nhỏ trồng rau quả phục vụ nhu cầu của gia đình.

+ Vườn sản xuất: Diện tích lớn hơn, trồng trọt bán sản phẩm phục vụ nhu cầu toàn dân. Có thể phân chia vườn sản xuất thành 2 loại cơ bản:

Vườn sản xuất các loại cây ăn được như vườn rau, vườn cây ăn quả. Vườn sản xuất các loại cây thuốc, cây giống.

3.2.2.2. Lịch sử vườn và du lịch nhà vườn

Lịch sử ra đời của vườn gắn liền với sự hình thành và phát triển của nông nghiệp, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, hình thành cách đây hàng nghìn năm, đóng vai trò quan trọng trong duy trì sự sinh tồn.

Ở thế giới

Trên thế giới, khái niệm du lịch vườn đã manh nha cùng với sự hình thành của ngành đường sắt ở châu Âu. Tuy nhiên, cho mãi đến những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX, loại hình này mới thực sự được xem là một loại hình du lịch và phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển... gắn liền với các loại hình du lịch lưu trú tại nông trại.

+ Khái niệm du lịch vườn vẫn chưa được nhắc tới trong các văn bản pháp lý, mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch này.

+ Du lịch vườn ở Việt Nam được hình thành dưới những cái tên như “Du lịch trang trại”,“Du lịch nông trại”, “Du lịch nông nghiệp”, “Du lịch đồng quê”, “Du lịch miệt vườn”, “Du lịch sông nước”, “Du lịch làng bản”, “Du lịch làng nghề”...gắn liền với “homestay” (lưu trú tại nhà dân)

+ Tại miền Nam, từ sau 1986, tỉnh Vĩnh Long xây dựng được sản phẩm du lịch nông thôn tại Long Hồ và thu hút đông đảo du khách trong ngoài nước, sản phẩm ngôi nhà ba gian truyền thống của Nam Bộ gắn liền với sông nước, kênh rạch, miệt vườn đã nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều hoạt động thú vị như tát mương bắt cá (Bến Tre), nấu bánh tét (Cần Thơ), thu hoạch trái cây (Vĩnh Long)…đặc biệt là chèo thuyền trên sông, nghe đờn ca tài tử. Du lịch nhà vườn tại miền Bắc không kém phần hấp dẫn, phát triển mạnh từ năm năm trở lại đây ở nhiều địa phương như Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình). Miền Trung cũng tận dụng cơ hội phát triển loại hình du lịch này với điểm sáng là Hội An (Quảng Nam).

+ Du lịch vườn tại Đà Lạt không phải là một sản phẩm mới, thành phố đã xây dựng rất nhiều vườn hoa cảnh phục vụ du lịch, tiêu biểu là vườn hoa trung tâm thành phố thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi năm. Những năm gần đây, Dalat Hasfarm - công ty chuyên trồng hoa theo công nghệ tiên tiến, tọa lạc số 450 Nguyên Tử Lực, phường 8, thành phố Đà Lạt, cũng là một địa chỉ được nhiều du khách quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại những điểm này chỉ mang tính chất “ngắm cảnh, chụp ảnh”, do vậy thời gian lưu giữ du khách không dài.

+ Năm 2009, nhân dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 3, dự kiến lượt khách đến Đà Lạt vượt quá khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú của thành phố, phòng du lịch Đà Lạt đã phối hợp với UBND các phường 5, 7, 8, 11, 12 thực hiện sản phẩm du lịch vườn kết hợp homestay, tuy nhiên không mang lại hiệu quả, chỉ tồn tại khoảng 2 tháng.

Nguyên nhân thất bại

- Chưa có quy hoạch cụ thể cho phát triển du lịch vườn.

- Chưa vận động được sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động kinh doanh du lịch. Du lịch vườn kết hợp homestay tại thời điểm này manh mún, tự phát theo kiểu “cố làm để đủ cung trong mùa cao điểm”.

- Chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho người dân địa phương trong việc tham gia hoạt động kinh doanh này, do vậy gia chủ thiếu nghiệp vụ du lịch trong việc đón khách tại nhà, đặc biệt với khí hậu lạnh và độ ẩm cao của Đà Lạt, việc kinh doanh homestay trong khi chưa có sự trang bị tốt về nơi lưu trú dành cho khách gây tâm lý e ngại cho khách khi mua dịch vụ.

3.2.2.3. Lựa chọn loại hình vườn để khai thác du lịch

Từ những phân tích trên, đề tài xây dựng nét mới trong sản phẩm du lịch vườn với 2 loại hình vườn được lựa chọn đó là vườn sản xuất hoa và vườn sản xuất dâu.

Nguyên nhân lưa chọn vườn dâu và vườn hoa:

+ Dâu và hoa là 2 sản vật nổi tiếng của thành phố Đà Lạt.

+ Dâu và hoa là 2 loại cây không thu hoạch theo mùa mà thu hoạch theo ngày: 1 ngày tỉa lá 1 ngày thu hoạch. Do vậy, có thể thiết kế tour đến đây hàng ngày.

+ Không vất vả như việc trồng các loại rau quả khác, những công việc thu hoạch tại vườn dâu và vườn hoa là những công việc không đòi hỏi quá nhiều yếu tố sức khỏe của khách, do vậy không kén khách tham gia.

Sản phẩm:

+ Thuyết phục chủ vườn để lại 100m2 vườn (đã trồng dâu và hoa) để phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng thuê vườn, thuê người trồng và mua sản phẩm.

+ Du khách tham gia tour được phát 1 đôi ủng (loại giày dành riêng cho những người làm vườn), 1 cái nón.

+ Buổi sáng: Khách sẽ được chính chủ vườn hướng dẫn quy trình sản xuất ra 1 cây dâu (nếu chọn tour vườn dâu), hay quy trình trồng hoa, nuôi ong (nếu chọn tour vườn hoa). Tiếp đó khách tham gia vào công đoạn tưới cây.

+ Buổi trưa: Khách dùng cơm trưa ngay trong lều tại vườn cùng gia chủ.

+ Buổi chiều: Khách ngắt bỏ lá dâu hỏng, thu hoạch dâu tại vườn dâu, hoặc thu hoạch hoa, mật ong tại vườn hoa.

+ Trong phạm vi 100m2 đất vườn phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch, sản phẩm khách tự tay thu hoạch được, khách được mang về làm quà.

3.2.2.4. Giới thiệu một số địa chỉ vườn được lựa chọn cho sản phẩm

Loại vƣờn Chủ vƣờn Địa chỉ Điện thoại

Dâu Nguyễn Thị Nga Phước Thành, phường

7, Đà Lạt

0166.4.596.813

Dâu Anh Thư 258 Mai Anh Đào,

phường 8, Đà Lạt

098.9.706.557

Hoa Nguyễn Đỗ An Điền 12B Thánh Mẫu,

phường 7, Đà Lạt

097.4.828.511

Hoa Lê Đình Lai 183/3 Phù Đổng Thiên

Vương, phường 8, Đà Lạt

090.8.106.327

3.3.2.5. Dự kiến kế hoạch triển khai sản phẩm

Sản phẩm dự kiến triển khai từ 1/4/2013 và đi vào hoạt động từ ngày 21/6/2013 nhân kỷ niệm Đà Lạt 120 năm hình thành và phát triển (21/6/1893 – 21/6/2013).

STT CÔNG VIỆC THÁNG

4/2013 5/2013 6/2013

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)