Đánh giá chung về sản phẩm du lịch Đà Lạt

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 61)

Trên cơ sở phân tích thực trạng và tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt, chúng tôi nhận thấy sản phẩm du lịch tại Đà Lạt có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sau: (xem thêm phần phụ lục 4)

Bảng phân tích tổng hợp ma trận SWOT S1: Có lợi thế về thương hiệu. S2: Sản phẩm du lịch Đà Lạt là sản phẩm cho nhiều đối tượng du khách . S3: Chất lượng sản phẩm du lịch khá tốt. S4: Sản phẩm du lịch Đà Lạt đã được quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2020.

W1: Sản phẩm du lịch Đà Lạt đáp ứng nhiều nhưng chưa đủ nhu cầu của du khách.

W2: Sản phẩm du lịch Đà Lạt chưa có đầy đủ chuẩn mực để du khách lựa chọn. W3: Chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ. W4: Sản phẩm du lịch Đà Lạt chưa có quy định về mặt giá cả. W5: Thị trường gửi khách hoạt động kém hiệu quả. W6: Hoạt động quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch chưa hiệu quả.

W7: Việc quản lý các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chưa hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 2

Khảo sát thực trạng sản phẩm du lịch Đà Lạt trong thời gian qua cho thấy, du lịch Đà Lạt đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, loại hình và sản phẩm du lịch vẫn chưa tương xứng

O1: Đà Lạt được Tổng cục Du lịch chọn làm nơi tổ chức Festival Hoa hai năm một lần.

O2: Giao thông đường hàng không mở thêm đường bay, giao thông đường bộ được hoàn thiện.

O3: Lượng khách lên Đà Lạt tăng cao.

S1234+O13: Tăng cường xúc tiến quảng cáo và phát triển sản phẩm du lịch mới nhằm tạo ấn tượng, thu hút du khách, đưa sản phẩm đi vào hoạt động mạnh trong mùa festival, tăng doanh thu du lịch.

S1234+O2: Phối hợp với hãng hàng không nhằm thiết kế thêm nhiều tuyến du lịch mới.

O123+W1: Phát triển sản phẩm mới.

O13+W23: Cần có sự chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm du lịch.

O13+W4: Quy định giá trần, giá sàn cho sản phẩm du lịch Đà Lạt.

O1+W6: Quảng bá mạnh về sản phẩm du lịch Đà Lạt, đặc biệt trong dịp festival Hoa.

T1: Nhiều đối thủ cạnh tranh.

T2: Nguy cơ bê tông hóa. T3: Biến đổi khí hậu. T4: Tình hình thế giới mất ổn định.

T5: Nhu cầu sản phẩm ngày càng cao của du khách. S1+T1: Khai thác triệt để lợi thế sản phẩm du lịch thành phố so với đối thủ cạnh tranh. S4+T23: Cần xem xét kỹ khi xây dựng dự án quy hoạch, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường cảnh quang sinh thái của thành phố Đà Lạt.

S14+T5: Phát triển sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách.

W5T1: Tăng cường hợp tác giữa các công ty du lịch trong thành phố Đà Lạt với các công ty du lịch trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đặc biệt đẩy mạnh thị trường gửi khách.

W7+T2: Cần quy hoạch hợp lý, tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư.

W6+T4: Quảng bá mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng về hình ảnh “Đà Lạt - điểm đến an toàn, thân thiện”.

so với tiềm năng phát triển của địa phương. Đánh giá chung của du khách, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, qui mô nhỏ, chất lượng chưa cao. Khi đánh giá về sản phẩm du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, du khách cho rằng sản phẩm du lịch đang ở mức bình thường và kém, đặc biệt là dịch vụ vui chơi giải trí là yếu kém nhất. Du khách chỉ đánh giá tốt các yếu tố về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, thái độ thân thiện của người dân, tính an toàn cao khi du lịch ở Đà Lạt. Chính vì vậy, du lịch Đà Lạt chưa thực sự thu hút một lượng du khách lớn, đặc biệt là khách quốc tế; thời gian lưu trú của du khách còn thấp, chưa đạt mức cao như một số trung tâm du lịch lớn khác trong nước. Các dịch vụ du lịch hiện nay thuần túy là lưu trú và tham quan.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch mới tại thành phố Đà Lạt (Trang 61)