Những hạn chế trong hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 107)

6. Đóng góp của luận văn:

2.5.4. Những hạn chế trong hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái

Bên cạnh thành tựu mà hoạt động du lịch ở Móng Cái nói chung và du lịch biên mậu ở Móng Cái nói riêng đã đạt được, vẫn còn một số những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, chưa khắc phục được những hạn chế của tính mùa vụ nơi đây.

Nói đến Móng Cái, du khách sẽ liên tưởng đến biển Trà Cổ, đây đã như một thói quen hằn sâu trong ý tưởng của du khách mỗi khi chọn hướng đi, vào dịp hè lượng khách đổ về quá tải, thậm chí có ngày khách du lịch không tìm được khách sạn hay nhà nghỉ, phải xuất cảnh sang Trung quốc để lưu trú, vào mùa đông khách rất ít, những đoàn khách chủ yếu đến Móng Cái chỉ với mục đích mua sắm và một số các tốp khách với nhu cầu tham quan thắng cảnh các đền, chùa, miếu vào ngày mồng 1 âm lịch và ngày rằm hàng tháng. Nguyên nhân do các điểm tham quan và các khu vui trơi giải trí ở Móng Cái hiện nay chưa được đầu tư đúng mức, chưa gây được sự chú ý của khách thập phương, còn nhiều dự án hạ tầng phục vụ cho du lịch chưa được thực hiện như: tượng đài Bác Hồ, cầu Bắc Luân 2, khu du lịch cao cấp đảo Vĩnh Thực – Vĩnh Trung, đường du lịch ven biển, đường du lịch ven sông biên giới Móng Cái, cụm thông tin cổ động biên giới tại mũi Sa Vỹ, phường Trà Cổ... cho nên vào thời gian này các điểm du lịch ở Móng Cái trở nên đơn điệu nghèo nàn.

Thứ hai, khả năng kéo dài thời gian lưu lại của khách du lịch ở Móng Cái chưa cao. Nếu tính khoảng cách từ thành phố Hạ Long đến Móng Cái, với

một lượng khách rất lớn đó là công nhân ngành Than có chế độ nghỉ dưỡng nhiều ngày trong tháng, nhưng phần lớn là khách đi du lịch trong ngày, cũng do một số điều kiện phục vụ du lịch ở Móng Cái như cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí chưa hấp dẫn, chưa đạt tiêu chuẩn và phân bố không đồng đều giữa các khu du lịch. Tuy nhiên, một số hình thức du lịch biên mậu, như du lịch quá cảnh khắc phục được nhược điểm này, nhưng việc kéo dài thời gian lưu trú chủ yếu diễn ra trên đất trung Quốc.

Thứ ba, sản phẩm du lịch biên mậu ở Móng Cái vẫn còn đơn giản và đơn điệu, do sự hình thành lên loại hình này hoàn toàn tự phát, chưa được thiết

cầu của khách mà phục vụ, các công ty lữ hành chưa có sáng tạo trong việc thết kế và quá trình tổ chức để hấp dẫn khách du lịch. Có thể nói nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành khi xây dựng chương trình du lịch chưa thực sự có sự đầu tư nghiên cứu các điểm đến, mà chỉ dựa trên yếu tố hấp dẫn của hoạt động biên mậu để thu hút khách du lịch ở một số địa bàn nhất định như chuỗi chợ tại trung tâm thành phố, các tuyến phố thương mại,… Hạn chế trong những sản phẩm du lịch này không chỉ khiến cho các hành vi tiêu dùng du lịch của du khách bị giới hạn trong một số hoạt động, địa điểm nhất định, mà còn có thể tạo nên sự nhàm chán, đơn điệu về mặt tâm lí ở khách du lịch đối với những chương trình, sản phẩm du lịch của Móng Cái.

Thứ tư, khai thác các tuyến điểm du lịch không đều. Có những điểm du

lịch rơi vào tình trạng khai thác quá tải, cần được đầu tư phục hồi; song cũng có nơi bị bỏ qua như một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nằm ở xa địa bàn hoạt động biên mậu. Tài nguyên du lịch không được nghiên cứu, đánh giá và đưa vào thiết kế hợp lí phục vụ phát triển du lịch là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí tài nguyên du lịch, đồng thời lại tạo nên tính đơn điệu, nhàm chán trong sản phẩm du lịch. Nhiều sản phẩm du lịch có sự đơn điệu, sự kết hợp các điểm đến trong chương trình du lịch còn nghèo nàn

Thứ năm, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Móng Cái vẫn còn những hạn chế. Hoạt động của các công ty lữ hành trong việc thu hút khách du lịch

đến Móng Cái còn mang tính thụ động, hiện tại mới chủ yếu quan tâm đến các dịch vụ hỗ trợ thủ tục xuất - nhập cảnh, quản lí khách du lịch của hai nước tham quan ở khu vực biên giới. Nguồn khách du lịch đến Móng Cái hiện nay chủ yếu do các đơn vị kinh doanh lữ hành cung cấp, hoặc do khách du lịch tự tìm đến. Công tác quảng bá du lịch của Móng Cái dù đã có sự đầu tư, nhưng cần được tăng cường hơn nữa. Hoạt động quảng bá du lịch hiện nay mới chỉ

được tổ chức hiệu quả thông qua kết hợp xúc tiến với một số triển lãm về kinh tế, văn hóa mà chưa tiến hành trên hệ thống truyền hình, truyền thanh.

Ngoài ra, du lịch nói chung, du lịch biên mậu nói riêng ở Móng Cái cũng bộc lộ những tác động có tính tiêu cực nhất định tới đời sống kinh tế - xã hội của thành phố trẻ. Đó là những tác động tiêu cực về thái độ đối với đồng tiền, về hành vi tiêu dùng, thói quen sính dùng hàng ngoại, lối sống trọng hàng hóa, thái độ thiếu tôn trọng và bảo vệ văn hóa cổ truyền, văn hóa dân tộc trước sự xâm lấn của văn hóa nước ngoài, là sự lai căng mất gốc … Đó còn là những nguy cơ tiềm ẩn về mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, về vệ sinh an toàn hàng hóa và thực phẩm nhập khẩu…

Tiểu kết chương 2.

Du lịch biên mậu ở Móng Cái đã diễn ra trong 20 năm qua, là một loại hình du lịch có nhiều điểm riêng biệt. Quá trình phát triển của du lịch biên mậu ở Móng Cái đã đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế xã hội nơi đây. Những sản phẩm du lịch biên mậu ở Móng Cái có nhiều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư, nhiều du khách quan tâm. Những hình thức du lịch biên mậu ở Móng Cái đã đem lại nhiều điều mới mẻ cho du khách, và ngày càng được mở rộng thêm. Du lịch biên mậu đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch ở Móng Cái nói riêng, của nền kinh tế xã hội ở Móng Cái nói chung. Nhưng đồng thời, nó cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định trong nhiều lĩnh vực, từ tổ chức quản lý đến điều hành quy hoạch, từ sản phẩm đến thị trường du lịch, từ nhân lực du lịch tới hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch… Những hạn chế đó đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để khắc phục và từng bước giúp cho du lịch biên mậu của thành phố trẻ này phát triển xứng tầm với tiềm năng và điều kiện của nó.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

DU LỊCH BIÊN MẬU Ở THÀNH PHỐ MÓNG CÁI

3.1. Căn cứ đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 107)