6. Đóng góp của luận văn:
1.2.2. Tài nguyên du lịc hở TP Móng Cái
12.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các toàn bộ hệ tự nhiên bao gồm: tài nguyên đất (địa hình, địa mạo, địa chất, địa dư, địa giới…), tài nguyên nước (các loại nước mặn, nước ngọt, các sông, hồ, suối, biển cả…), tài nguyên khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa, sức gió…) và tài nguyên sinh vật (động vật, thực vật). Nhưng không phải tài nguyên tự nhiên nào cũng là tài nguyên du lịch tự nhiên, mà phải là tài nguyên tự nhiên có thể khai thác và trở thành sản phẩm du lịch.
Tại thành phố Móng cái, tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, phong phú, có sự kết hợp hài hòa của các yếu tố tự nhiên trên đất liền và tự nhiên biển đảo, tự nhiên sông nước và tự nhiên đối núi, ruộng đồng, rừng ngập mặn ven biển, tạo nên sức hấp dẫn, có khả năng khai thác phục vụ cho sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, có ý nghĩa hơn cả đối với sự phát triển du lịch ở Móng Cái là sự đa dạng của kiểu địa hình giáp biển, từ độ cao vừa phải thoải dần ra biển là sự hình thành đã tạo hóa các con sông, suối và nhiều hồ nước, rừng ngậm mặn... “ Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước” … Nghe có vẻ như mang đậm nét của cả vùng sơn lâm một dải, nhưng nó lại có yếu tố vị trí địa lí đặc biệt, sự phân hóa đa dạng rõ nét của địa hình đồi núi, trung du và đặc biệt kiều địa hình đa phần là biển đã góp phần làm nên sự phong phú và đặc sắc cho tài nguyên du lịch rất đặc trưng của TP Móng Cái.
Kiểu địa hình bán sơn địa là dạng địa hình phổ biến, núi thấp rồi thoải dần đều ra biển, với độ cao trung bình 32m so với mực nước biển. Tuy địa hình không quá phức tạp, nhưng điều kiện tự nhiên nơi đây vẫn tạo ra những cảnh quan thiên nhiên rất sống động như: sông, hồ, đảo, đầm và rừng ngập
mặn, phía gần giáp bờ biển có nhiều bãi đá tự nhiên rất đẹp và đặc biệt hơn cả là bãi cát Trà Cổ trải dài 17km cùng với vùng khí hậu gió biển rất tốt cho sức khỏe, có khả năng khai thác tốt loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lí tưởng. Là điểm cực Đông Bắc của Tổ quốc, Móng Cái có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình năm là 22 - 24oC là điều kiện cho một số thảm thực vật phát triển, điển hình là cả một rừng phi lao “hay còn gọi là rừng dương” ngút ngàn nằm ngay sát bờ biển rất thích hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, thể thao, tắm biển và thưởng thức các loại hải sản được coi là rất phong phú nơi đây như ghẹ, sam, tôm, cá, ngêu, ốc... Móng Cái là một địa phương có nhiều danh thắng đã và đang được khai thác phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến:
* Hồ Tràng Vinh
Tại khu vực miền núi phía Tây Bắc của TP Móng Cái có nhiều hồ nước trong xanh cùng với hàng trăm ốc đảo, cảnh quan tuyệt đẹp, những cánh rừng nguyên sinh, các khe suối nước chảy quanh năm, hệ thống hồ nước ngọt khá dày với trữ lượng nước ngọt dồi dào bốn mùa trong xanh. Tiêu biểu là các hồ như: hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông, hồ Kim Tinh, hồ Đoan Tĩnh, hồ Phình Hồ... trong đó nổi bật nhất được nằm ngay trên ngang chừng đồi thuộc xã Quảng Nghĩa TP Móng Cái, cách trung tâm TP Móng Cái 13km dọc theo quốc lộ 18A về hướng Tây Nam, hồ Tràng Vinh được ví như lá Phổi lớn của TP Móng Cái. Với diện tích gần 10 ha có kiểu hình lục giác, đây cũng là hồ chứa nước ngọt lớn nhất của khu vực miền Đông Bắc, xung quanh hồ có hệ thống cây xanh khá dày và phong phú chủng loại như: Thông; Bạch đàn; Muối; Trai; Vông và một số loại cây gỗ quý như: Táu; Lim... Hệ thống lưu thông nước được thường xuyên với sông Tràng Vinh, cho nên nước hồ luôn được trong sạch cho môi trường sinh thái của hồ, rất thích hợp cho phát triển các tuor du
của hồ Tràng Vinh đang được các nhà quản lý nghiên cứu và xây dựng đường ống dẫn để làm nguồn cung cấp nước sạch lâu dài cho Nhân dân của TP Móng Cái.
* Sông Ka Long
Đây là một dòng sông bắt nguồn từ khu vực vùng núi có tên Thập Vạn Đại Sơn thuộc TP Phòng Thành Cảng – Trung Quốc, chảy theo hướng Đông Nam tới Thị xã Đông Hưng – Trung Quốc với tổng chiều dài là 110 km, đoạn bắt đầu đến Việt Nam và đổ ra biển khu vực đảo Vĩnh Thực của Việt Nam là 60 km. Theo truyền thuyết, tên của dòng sông này được vua Gia Long thời nhà Nguyễn do khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, ông đã lấy chính tên mình để đặt tên cho dòng sông này. Tại thời điểm đó cư dân nơi đây phần lớn đều là người Hoa sử dụng tiếng Kinh - Việt không được rõ ràng, cho nên cái tên KALONG cho dòng sông này được cư dân gọi như một thói quen vốn có của nó, một điều đặc biệt hơn, dòng sông này chảy cắt giữa lòng TP Móng Cái tạo nên nét phong thủy như một Minh Đường của Thành Phố. Chiếc cầu cũng mang tên KALONG nối hai bờ Nam và Bắc TP Móng Cái do một nhà nữ kiến trúc sư người Pháp thiết kế và do Trung Quốc và Việt Nam cùng xây dựng từ những năm 50 đến năm 1960 thì hoàn thành, vật liệu xây dựng 100% là đá xanh nguyên khối được chồng lên nhau theo hình cánh cung, dưới thân cầu là hàng chữ “ tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa đời đời trường tồn” .
Ngày nay, sông KALONG như một huyết mạch giao thông thủy trọng yếu của khu kinh tế cửa khẩu trong việc vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, mỗi ngày có hàng nghìn tàu thuyền tấp lập qua lại, do vậy dòng sông này đang bị ô nhiễm rất nặng, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của không ít cư dân trong Thành phố.
* Bãi Đá Đen
Tọa lạc ở đoạn cuối bãi biển Trà Cổ thuộc xã Bình Ngọc đối diện với đảo Vĩnh Thực khoảng 1,5 km, cách TP Móng Cái 15km về phía Đông Nam,
với diện tích khoảng gần 1ha là một bãi đá hình khối tự nhiên, điều đặc biệt tất cả các khối đá nơi đây đều mang màu sắc là đen tuyền rất kỳ bí, mỗi khối đá rù lớn hay nhỏ đều có hình thù riêng biệt muôn hình vạn trạng được mệnh danh như một “Cung đình dưới hạ giới”. Do quá trình hàng nghìn năm có sự bào mòn của nước biển, cho nên các phiến đá đều nhẵn bóng trơn tru rất lạ mắt, rất thích hợp cho các loại hình du lịch thể thao, thiền, dã ngoại...
* Mũi Sa Vĩ
Hay còn gọi là Mũi Gót chính là điểm đầu cực Đông Bắc Việt Nam ở tọa độ 21o 29‟33” Bắc và 108o4‟5” Đông thuộc phường Trà Cổ TP Móng Cái – Quảng Ninh, phía Bắc là cửa sông Bắc Luân đổ ra biển rộng 5km nhìn ra hòn Dậu Gót đối diện đất Vạn Vỹ của Trung Quốc. Nơi đây chính là nơi đặt nét bút đầu tiên cho hình chữ S của bản đồ Việt Nam và ai ai cũng phải cảm nhận được một sự thật thiêng liêng cho Tổ quốc mình mỗi khi đặt chân đến đây tận mắt chứng kiến với câu thơ của nhà thơ Tố Hữu “ Từ Trà Cổ Rừng Dương Đến Cà Mau Rừng Đước” . Ở nơi đầu sóng ngọn gió, mũi Sa Vĩ thật thiêng liêng và uy nghi, trải qua bao thăng trầm cùng với các Dân tộc nơi đây, điểm đầu Sa Vĩ vẫn hiên ngang như một minh chứng trường tồn trước thời gian đồng thời cũng là minh chứng cho chủ quyền của Đất nước Việt Nam.
Hiện nay tại cụm Mũi Sa Vĩ với gần 5ha đã được cho thi công công trình Quảng Trường Sa Vĩ gồm: kiến trúc là 8 ngọn Dương cao vút trên nền vành Trống Đồng Ngọc Lũ, được ghép bằng tranh gốm với hình ảnh họa tiết văn hóa truyền thống tiêu biểu được dán trên bề mặt cốt thép hình tròn đường kính 16m, chiều cao 6m đặt trên giá đỡ bê tông cốt thép tạo hình ở độ cao 27m. Vốn đầu tư gần 80 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và một phần từ ngân sách tỉnh, ngoài ra TP Móng cái cũng đã huy động xã hội hóa để góp phần cho hoàn thiện công trình này. Công trình được xây dựng trên diện tích 16.000 m2, các
hạng mục gồm: cụm công trình chính; Quảng Trường; khu vực dạo trơi, Vọng Đài để chiêm ngưỡng phong cảnh; khu vực dịch vụ tham quan; hệ thống đường dạo; cây xanh... Công trình không những là biểu tượng của sự khẳng định văn hóa Việt, góp phần đảm bảo an ninh Quốc gia, vẹn toàn lãnh thổ mà còn là biểu tượng của Việt Nam nơi địa đầu Đất nước.
* Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn ở Móng Cái là một trong những hệ sinh thái quan trọng trong hệ thống đất ngập nước đồng thời cũng là tài nguyên vô cùng quý giá đóng vai trò quan trọng trong hệ thống rừng, nằm ngay khu vực bờ biển Trà Cổ, nơi cửa của các con sông đổ ra, gọi là vùng bùn lầy. Rừng ngập mặn không những có vai trò to lớn trong việc hạn chế thiên tai, bảo vệ đường bờ biển mà còn đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho người dân nơi đây.
Rừng ngập mặn Móng Cái là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt với hệ sinh thái nước mặn. Nó có vị trí và vai trò quan trọng đối với TP Móng Cái trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ bờ biển, hạn chế thiên tai và nó được xem là “lá phổi xanh” của TP Móng Cái. Cho đến nay diện tích rừng ngập mặn của Móng Cái có trên 25.000ha, hệ thực vật cũng rất đa dạng chủ yếu là Sú, Chang, Vẹt, Sậy... Địa hình tương đối bằng phẳng do đất phù sa bồi tụ, bị phân cách bởi một số các con sông, cao độ dao động trong khoảng từ 0,0m đến 2,0m. Theo mức độ ngập triều, địa hình chia thành 3 mức độ cao: ngập 2 lần trong ngày ở độ cao 0,0 - 0,2m; ngập 1 lần trong ngày ở độ cao 0,2-0,7m; ngập theo chu kỳ tháng ở độ cao 0,7 – 1,2m. Thổ nhưỡng của rừng ngập mặn Móng Cái chủ yếu là sự tổng hợp bởi quá trình lắng tụ trầm tích sét, quá trình phèn hóa, quá trình
nhiễm mặn, biết rằng thổ nhưỡng có phần giới hạn trong việc sử dụng của con người, tuy nhiên nguồn lợi tự nhiên của rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú.
* Biển Trà Cổ
Nói tới du lịch ở Móng Cái thì phải nói tới du lịch bãi biển Trà Cổ, một trong những bãi biên đẹp nhất của Việt Nam. Trà Cổ nằm ở cực Đông Bắc đất nước thuộc TP Móng Cái – Quảng Ninh, kề sát biên giới Trung Quốc, cách trung tâm TP Móng Cái và cửa khẩu quốc tế Móng cái 10 km, cư dân bán đảo nhỏ này vốn gốc ở Đồ Sơn di cư đến sinh sống và lập nghiệp. Bằng tàu thủy chạy từ Hải phòng đến Móng cái với quãng đường 175 km hoặc từ TP Hạ Long đến Móng cái bằng đường bộ với quãng đường 132 km, ta sẽ đến TP Móng Cái. Hiện nay đường ra bãi biển Trà Cổ đã có hệ thống đê ngăn và đường đi được mở rộng làm mới rất thuận lợi.
Bãi biển Trà Cổ được mệnh danh là “bãi biển trữ tình nhất Việt Nam” với bãi tắm rộng và bằng phẳng có chiều dài đến hơn 17 km, nền cát trắng mịn hòa trong nền nước biển xanh biếc suốt bốn mùa. Bởi Trà Cổ là rìa bên ngoài của một đảo bồi tự nhiên do tác động của sóng và dòng biển ven bờ tạo thành, nên bên bờ biển là những cồn cát cao từ 3 đến 4 m, có làng ấp và dân cư trú đông đúc, chủ yếu sống bằng nghề nông và chài lưới. Sát bờ biển là dải rừng phi lao dài thăm thẳm thẳng tắp, mát rượi chắn gió như ôm chặt lấy bãi biển, càng làm tăng thêm vẻ quyến rũ của nàng thôn nữ quê ngây thơ, hoang dã, gần đó còn có hệ thống sinh thái rừng ngập mặn rộng bao la. Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, các khu công nghiệp, khu chế biến, bến cảng được đầu tư xây dựng liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây. Trà cổ được nằm cách biệt nơi trung tâm và các khu công nghiệp, cho nên khí hậu tại bãi biển luôn ôn hòa mát mẻ vẫn luôn giữ được sự nồng nàn của hương biển, với không gian tĩnh mịch, đặc biệt còn mang đậm nét hoang sơ, nơi đây hoàn toàn chưa có sự hiện diện của một
bãi biển thương mại, rất ít hàng quán, cò mồi, các tệ nạn mời chào, hay bán hàng rong. Nếu muốn thưởng thức hải sản có thể trực tiếp mua của các ngư dân đánh bắt ngoài khơi về, điều đặc biệt là một số nhà hàng tại đây hoàn toàn là người dân bản địa làm chủ, họ không có những đầu bếp giỏi về chế biến những món ăn, mà chỉ có một số cách chế biến đơn giản như: luộc, nướng, hay nấu canh. Bãi biển nơi đây, do chiếm một hàm lượng xinic và titan lớn, cho nên cát nơi đây rất trắng và mịn chắc, có thể thoải mái đi xe môtô hay ôtô hàng giờ đồng hồ trên bãi biển mà không hề bị sụt, lún hay trơn trượt. Nếu như biển Nha Trang dược ví như “Cô gái tân thời” thì Trà Cổ được ví như “Một nàng thiếu nữ thôn quê còn e ấp” sẽ vô cùng ấn tượng sâu đậm với tất cả những ai đã từng đến bãi biển Trà Cổ, với một bờ cát dài miên man, trắng mịn và dịu dàng như cô gái với đôi chân mịn màng, thon dài cùng suối tóc mềm và mượt mà, nhưng lại rất hoang dại, ngọt ngào, nước trong xanh vô cùng, sạch sẽ, không vướng bận bụi trần, và vì thế mới nói, Trà Cổ đẹp lắm, đẹp mộc mạc, không bon chen, không xô đẩy, không ồn ào của sự tác động nào bên ngoài, không mất đi vẻ đẹp vốn có của biển. Hơn thế nữa, biển Trà Cổ còn là nơi đón Bình minh hoặc Hoàng hôn cực kỳ lãng mạn, ngồi trên những hòn đá to, lắng nghe những con sóng bạc đầu ri rào vỗ về đá và xung quanh hoàn toàn vắng vẻ, có cảm giác như mình được hòa tan cùng thiên nhiên, tự do, thư thái và tĩnh tại. Điểm đầu của bãi biển Trà Cổ chính là mũi Sa Vĩ, nét bút đầu tiên tạo hóa vẽ nên chữ S của Việt Nam. Phóng tầm mắt ra xa là đất nước Trung Quốc, một khung cảnh thật thanh bình, cũng thật khó để người ta có thể liên tưởng đến những năm tháng diễn ra cuộc chiến tranh biên giới dù vẫn còn sót lại một vài dấu tích đó là những căn hầm trú ẩn nằm ngay dọc hai bên đường Trà Cổ. Với nhiệt độ trung bình hàng năm rất lý tưởng tại Trà Cổ là 22,7oC, có 4 tháng nhiệt độ xuống tới 20oC (vào tháng 12 – tháng 3 năm sau) tháng nóng nhất nhiệt độ cũng chỉ ở mức 26oC – 27oC. Đặc biệt song song với chiều dài hơn 17
km của bờ biển, ngay trên đường giao thông của các phương tiện và của người dân địa phương qua lại được làm mới trải nhựa đẹp rất rộng rãi, là các di tích lịch sử và Đình, Đền, Miếu như: Chùa Linh Khánh cổ kính hay còn gọi chùa Nam Thọ; Đình Trà Cổ đã có gần 700 năm thời gian; Đền Thánh mẫu cầu bình an; Nhà thờ Trà Cổ - một kiến trúc uy nghi và cổ kính rất độc đáo mang đậm phong cách phương Tây, Sân Gol 18 lỗ đạt tiêu chuẩn Quốc tế với thảm cỏ xanh mướt nằm ngay sát bờ biển... cùng nhiều di tích lịch sử đã tạo nên cho cả vùng này như một quần thể đồ sộ bề thế được hòa quện giữa hai tác phẩm tạo hóa của Thiên nhiên và tạo hóa của con người các Dân tộc nơi đây mang tính