6. Đóng góp của luận văn:
2.5.3. Những thành tựu đạt được trong hoạt động du lịch
2.5.3.1. Kinh tế
Móng Cái là thành phố nằm ở cực Đông Bắc tổ quốc giáp biên giới, trước đây dân cư chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt hải sản và làm nông nghiệp, ở nơi đầu sóng ngọn gió, đất nông nghiệp chủ yếu là đất phèn chua, cuộc sống khá vất vả, thời kỳ chiến tranh, nơi đây cũng đã trở thành một trong những cái nôi của cách mạng và cũng đã gánh chịu những hậu quả nặng nề từ cuộc chiến tranh biên giới, nên về cơ bản nền kinh tế truyền thống của Móng Cái vẫn là nền kinh tế thuần nông. Sau chiến tranh, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã từng bước khắc phục hậu quả bằng việc thiết lập lại một số cơ sở kinh tế như: trại nuôi thủy hải sản, cơ sở sản xuất nguyên liê ̣u giấy, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất gốm sứ… Tuy nhiên, đến khi Chính sách mở cửa biên giới trở lại được hai Nhà nước thông qua thì bộ mặt kinh tế của Móng Cái mới có sự thay đổi đáng kể. Nền kinh tế nông nghiệp (chiếm 80%) đã dần nhường chỗ cho các ngành thương mại - dịch vụ, du lịch và công nghiệp nuôi trồng.
Những thành tựu nổi bật nhất của kinh tế vùng này trong thời gian qua là duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và tương đối bền vững, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao: bình quân trong 6 năm đạt 14,35%/năm, vượt 0,35% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành dịch vụ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao, tăng từ 66,4% năm 2005 lên 73,2% năm 2011 vượt 3,2% so với chỉ tiêu đề ra. GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt trên 1.700 USD, gấp 1,6 năm 2005. Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ bình quân
18,35%/năm. Giá trị hàng hóa qua cửa khẩu 6 năm đạt 14.716 triệu USD, tăng bình quân 25,2%/năm. Thị trường nội địa phát triển ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 18.067,4 tỷ đồng, tăng bình quân 22,5%/năm hiện trên địa bàn có 4 trung tâm thương mại, 14 chợ với 4.725 điểm kinh doanh, tổng vốn đầu tư là gần 1000 tỷ đồng. Lĩnh vực du lịch duy trì phát triển mạnh và ổn định, đã tăng cường công tác quản lý và đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến, huy động được nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư cho du lịch. Thành phố hiện có 260 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó, có một số khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 đến 5 sao, đảm bảo các điều kiện phục vụ khách trong và ngoài nước. Tổng doanh thu về du lịch 6 năm đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng bình quân 14%/năm.
Du lịch biên mậu ở Móng Cái không tách rời với hoạt động du lịch, thậm chí h oạt động du lịch biên mậu đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, không những phục vụ cho nhu cầu trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa của nhân dân địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế xã hội khác.
2.5.3.2. Văn hóa - xã hội
Móng Cái vốn là một địa phương có nền kinh tế thuần nông, một đời sống văn hóa – xã hội nông nghiệp nghèo nàn và bình lặng. Sự phát triển kinh tế xã hội sôi động từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, trong đó có du lịch biên mậu đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống văn hóa xã hội nơi đây. Trước hết là sự thay đổi về đời sống kinh tế. Thu nhập kinh tế của người dân Móng Cái ngày một tăng cao. Bộ mặt thành phố thay đổi từng ngày. Từ những thay đổi về kinh tế, đã kéo thao sự thay đổi nhanh chóng các lĩnh vực văn hóa xã hội.
Về cơ cấu nghề nghiệp: Từ một huyện thị thuần nông, Móng Cái trở thành một thành phố lấy thương mại và dịch vụ làm trọng tâm phát triển. Ngành du lịch từ đó có điều kiện được đầu tư và phát triển rất mạnh
Về thói quen tiêu dùng cũng có những thay đổi rất lớn. Văn hóa tiêu dùng ảnh hưởng nặng nề văn hóa tiêu dùng của đô thị thương mại, đặc biệt là ảnh hưởng văn hóa tiêu dùng của người trung Quốc, cả về hàng hóa tiêu dùng và cách thức tiêu dùng.
Về giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và với Trung Quốc có những biến đổi rất lớn. Sự gần gũi về văn hóa với các địa phương khác trong cả nước ngày một tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng của kinh tế thương mại nơi đây. Văn hóa các dân tộc cũng có sự gặp gỡ nhau hơn. Trong đó, phải chú ý tới sự giao lưu văn hóa với cư dân của các thành phố vùng biên Trung Quốc.
Về giáo dục đào tạo có sự chuyển biến tích cực. Nhu cầu nhân lực ngày càng cao trong quá trình kinh doanh, buôn bán giữa móng cái với các vùng miền trong nước hay với nước ngoài đòi hỏi cần có những con người có đủ trình độ đáp ứng. quá trình đào tạo và tự đào tạo đã diễn ra thường xuyên phục vụ cho nhu cầu đó.
Về lối sống của người Móng Cái cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội mới.
Tất cả những thay đổi đó là kết quả của toàn bộ nền kinh tế xã hội của móng Cái đem lại, nhưng trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của hoạt động du lịch, mà du lịch biên mậu giữ vai trò quan trọng.