Những thuận lợi trong hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 99)

6. Đóng góp của luận văn:

2.5.1. Những thuận lợi trong hoạt động du lịch

2.4.1.1. Vị trí địa lí

Với gần 150 km đường biên giới trên bộ và trên biển tiếp giáp với một trong những trung tâm kinh tế và du lịch sầm uất của miền Nam Trung Quốc là TP Đông Hưng và TP Phòng Thành Cảng, lại nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Đông Bắc Việt Nam, Móng Cái có vị trí quan trọng trên bản đồ du lịch biên mậu Việt Nam.

Những hoạt động kinh tế, thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa cả chính ngạch và tiểu ngạch với Trung Quốc làm thành nền kinh tế biên mậu của TP Móng Cái. Đặc điểm ấy đã chi phối toàn bộ hoạt động du lịch ở đây, trong đó du lịch biên mậu chiếm vai trò chủ đạo. Khách du lịch đến với Móng Cái không phải như một hoạt động mua bán kinh tế đơn thuần, mà để được thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và trao đổi nhiều lĩnh vực ở một khu vực biên giới sầm uất, mang đậm dấu ấn đời sống văn hóa của các cư dân được hội tụ và đang sinh sống nơi địa đầu Tổ quốc.

Khu Tự Trị Dân Tộc Choang - Quảng Tây Trung Quốc là một trong những trung tâm du lịch lớn, nổi tiếng với các điểm và khu du lịch như: Quế Lâm, Nam Ninh, Bắc Hải,… Với vị trí của một đầu mối giao thông kết nối đường bộ và đường biển với nước bạn, Móng Cái được ví như chiếc cầu nối để khách du lịch hai nước qua lại, tìm hiểu tiềm năng du lịch và văn hóa của mỗi nước. Vị trí địa lí của địa phương giáp biên, đồng thời chỉ nằm cách di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long 132 km đường biển và 158 km đường bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300 km với hệ thống quốc lộ 18A vừa được nâng cấp mới hoàn toàn rất thuận lợi cho việc di chuyển nên Móng Cái đã trở thành điểm đến lí tưởng, phù hợp về điều kiện thời gian và không gian cho những du khách mong muốn một lần được đặt chân lên cột mốc địa đầu của Tổ quốc. Bên cạnh đó, đây còn là có sự hấp dẫn cao về các di tích lịch sử văn hóa, về danh lam thắng cảnh, về bờ biển trong lành luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

2.5.1.2. Tài nguyên du lịch

Móng Cái hội tụ khá đa dạng tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch, lại có sự đặc sắc, mang ý nghĩa cả về tự nhiên và nhân văn, phù hợp để triển khai và xây dựng nhiều loại hình, sản phẩm du lịch. Một số các thắng cảnh như: các hồ Tràng Vinh, Quất Đông, dòng sông KALONG, biển Trà Cổ, đảo

Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, khu đất Mũi Sa Vỹ, hệ thống rừng ngập mặn..., không chỉ là những nơi có cảnh đẹp nổi tiếng, mà gắn liền với những danh thắng trên còn được biết đến như những nơi có công trình di tích kiến trúc đẹp và rất độc đáo được cha ông từ thời xưa xây dựng và lưu lại, đồng thời có sự đặc sắc về văn hóa của cư dân vùng này, nơi đã từng ghi dấu những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc Nước nhà.

Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh cũng là một trong những thế mạnh của du lịch Móng Cái. Các di tích kiến trúc tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng của Móng Cái được du khách thập phương xa gần biết tới cũng đã đi vào thơ ca Việt Nam như: Đình Trà Cổ được mệnh danh là Mái Đình Làng Biển, chùa Xuân Lan, đền Xã Tắc cột mốc văn hóa Việt Nam, nhà Thờ Trà Cổ còn nguyên nét cổ kính, chùa Nam Thọ uy nghiêm, Đình Vạn Ninh, Đền Mẫu Trà Cổ linh thiêng..., hàng năm đến dịp lễ hội là du khách thập phương lại đến với những di tích nổi tiếng linh thiêng của Móng Cái để thỏa nguyện nhu cầu tâm linh, để vãn cảnh tìm lại sự thảnh thơi yên bình.

2.5.1.3. Giao thông vận tải

Thành phố Móng Cái có hệ thống giao thông đường bộ được phân bố khá hợp lý, bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường xã với tổng số chiều dài đạt gần 330 km; 38 chiếc cầu với chiều dài 1078m, mật độ đạt 0.60km/km2 . Móng Cái là điểm đầu tiên của hệ thống quốc lộ 18A đoạn Nội Bài - Bắc Ninh là đường cao tốc, đoạn Bắc Ninh – Móng Cái được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp 1 , và nối với hệ thống đường bộ cao tốc đi Nam Ninh, Quế Lâm (Trung Quốc). Đặc biệt, Móng Cái còn nằm trong hệ thống đường biển quốc gia, nối Móng Cái với cảng Hòn Gai , cảng Hải Phòng và tất cả các cảng lớn thuộc các tỉnh ven biển của Việt Nam và các nước trên thế giới. Những năm gần đây, hệ thống cảng biển và các tuyến

đường bộ nối giữa Việt nam và Trung Quốc được mở lại và nâng cấp mở rộng, hệ thống cửa khẩu, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư… tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Móng Cái phát triển kinh tế nói chung, phát triển du lịch biên mậu nói riêng.

2.5.1.4. Chính sách ưu đãi của Nhà nước

Móng Cái là địa phương nhận được sự quan tâm lớn của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng. Đây cũng là nơi được đầu tư phát triển du lịch biên mậu. chúng ta có thể thấy được sự ưu đãi cho Móng cái phát triển trong chính sách chung của Nhà nước. Đó là các Quyết định số 675/TTg ngày 19/06/1996 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi đặc thù cho cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh, Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới, Quyết định số 99/2009QĐ-TTg ngày 29/07/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thành phố cửa khẩu Móng Cái đến năm 2020, Quyết định số 19/2012QĐ-TTg ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “thành lập khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”... Sự chú trọng đầu tư quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thương mại - dịch vụ được xác định là ưu tiên mũi nhọn, cùng với sự hỗ trợ của TW về cơ chế chính sách và nguồn vốn đầu tư là điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực thành phố Móng Cái và các phường, xã giáp biên giới như: Trần Phú, Ka Long, Hải Yên, Quảng Nghĩa, Hải Hòa, Trà Cổ, Păcfongsinh...

Trong bối cảnh chung đó, du lịch biên mậu ở Móng Cái đã nhận được sự hậu thuẫn to lớn từ các chính sách vĩ mô của nhà nước, đến các chính sách cụ thể của tỉnh Quảng Ninh. Những chính sách đó đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của du lịch nói chung, du lịch biên mậu nói riêng tại thành phố biên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)