6. Đóng góp của luận văn:
3.2.7. Giải pháp về giữ gìn bản sắc văn hóa, môi trường sinh thái trong du
trong du lịch biên mậu
Thành phố Móng Cái là vùng biên giới phía Đông Bắc tổ quốc, điểm quan trọng kết nối ASEAN và Trung Quốc, là vùng đất có bề dày lịch sử đã chứng kiến những thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển của nhân dân vùng đất nơi đây. Lịch sử của nhân dân Móng Cái là lịch sử đấu tranh anh hùng bền bỉ, dẻo dai, kiên cường để chinh phục thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù. Trải qua hơn 50 năm qua, nhân dân các dân tộc TP Móng Cái đã có nhiều đóng góp xứng đáng vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, đã hình thành cuộc sống và sự tồn tại, sinh sôi nảy nở rất kỳ diệu của con người nơi đây đã tạo dựng lên mảnh đất Móng Cái trù phú ngày nay. Với nhiều tộc người anh em chung sống đoàn kết thuận hòa, thể hiện tinh thần cấu kết và tương trợ lẫn nhau, trong suốt quá trình quần cư lâu dài, họ đã xây dựng được những giá trị tinh thần đặc sắc và định hình nên bản sắc văn hóa truyền thống của cả vùng. Là vùng giáp biên thuận lợi cho các hoạt động kinh tế thương mại phát triển, đặc biệt trong xu thế nhiều năm trở lại đây, hoạt động du lịch biên mậu phát triển ngày càng mạnh mẽ, Móng Cái trở thành nơi thu hút số lượng người đến từ các địa phương, từ các tỉnh, thành trong cả nước, là những người lao động tự do đến sinh sống làm ăn, người dân ở vùng biên giới hai nước qua lại sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn
động diễn ra ở thành phố Móng Cái, các khu vực cửa khẩu biên giới rất rộng, đã tác động không nhỏ tới môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa.
Những nguy cơ, thách thức đối với môi trường tự nhiên trong sự phát triển kinh tế nói chung, kinh tế du lịch nói riêng là rất lớn. Sự khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng, biển, đất đai đồng bằng, việc xử lý môi trường chưa thật tốt, việc quy hoạch chưa đồng bộ… Du lịch cũng tham gia vào việc tạo nên nguy cơ đó. Vì thế, các doanh nghiệp du lịch, các du khách cần có trách nhiệm bảo tồn môi trường tự nhiên trong du lịch biên mậu, cả môi trường tự nhiên trong thành phố, đến môi trường tự nhiên tại đồi núi và bãi biển, hệ thống đảo.
Du lịch biên mậu là một loại hình thuộc về lĩnh vực du lịch văn hóa. Vì nó chủ yếu khai thác các sản phẩm du lịch do con người tạo ra. Những nguy cơ, thách thức đối với môi trường văn hóa trong du lịch biên mậu là rất lớn. Bên cạnh những mặt tích cực mà du lịch biên mậu đem lại cho văn hóa, như sự giao lưu tiếp xúc văn hóa, sự bảo tồn và tái tạo văn hóa truyền thống, sự mở mang các không gian văn hóa, sự tiếp biến những giá trị văn hóa mới của các vùng miền khác, thậm chí của nước ngoài, làm phong phú thêm văn hóa bản địa, thì cũng diễn ra một quá trình xâm hại văn hóa, đó là sự du nhập các luồng văn hóa ngoại lai, ngoại quốc, sự lai căng mất gốc, sự “hiện đại hóa” quá mức, sự “quốc tế hóa”, “ngoại hóa” quá mức, sự thương mại hóa quá đà… đã khiến cho nguy cơ nguy hại cho bản sắc văn hóa dân tộc là rất cao. Vì vậy, du lịch biên mậu cần đặc biệt chú ý tới vấn đề này. Cần có chính sách và phương pháp đúng đắng trong bảo tồn văn hóa trong du lịch biên mậu, mà bắt đầu từ công tác tuyên truyền, giáo dục cho các cán bộ nhân viên ngành du lịch, cư dân địa phương , tới du khách.