Những nhân tố bên ngoài tác động đến du lịch biên mậu ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 42)

6. Đóng góp của luận văn:

1.2.3. Những nhân tố bên ngoài tác động đến du lịch biên mậu ở

TP. Móng Cái

Du lịch biên mậu nói riêng, du lịch Móng Cái nói chung phát triển chủ yếu dựa trên nội lực, trên các nhân tố chủ quan của thành phố này. Nhưng sự phát triển đó cũng có tác động không nhỏ bới những yếu tố bên ngoài, những điều kiện khách quan. So với các địa phương có cửa khẩu mậu dịch với nước ngoài, Móng Cái là thành phố cửa khẩu có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển du lịch biên mậu, tập trung chủ yếu ở hai yếu tố, thứ nhất là vị trí địa lý

1.2.3.1. Vị trí địa lý của thành phố Móng Cái

Là một thành phố nằm ở cực Đông Bắc của Tổ quốc hoạt động kinh tế chủ yếu của Móng Cái trước đây là nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và nghề nông truyền thống, cũng đã phải trải qua những năm tháng thăng trầm khó khăn của các cuộc chiến tranh tàn phá rất khốc liệt, sản xuất kinh doanh luôn phải bị đình trệ. Kể từ khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc (1989) được nối lại và nâng lên thành quan hệ hợp tác hữu nghị song phương cùng phát triển, Móng Cái là địa phương đã trở thành cầu nối quan trọng bởi vị trí chiến lược so với các địa phương khác trong vùng biên giới phía Bắc. Sự chuyển đổi trong cơ cấu phát triển kinh tế chính là yếu tố tạo nên sự khởi sắc và thay đổi lớn lao của TP Móng cái nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Với hệ thống cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia, đặc biệt là các chợ biên giới liền kề và các trung tâm thương mại lớn được nhanh chóng hình thành, cho nên hoạt động biên mậu nơi đây diễn ra rất tấp lập của cư dân hai địa phương Móng Cái Việt Nam và Đông Hưng Trung Quốc.

Nếu như hoạt động xuất nhập khẩu của các cửa khẩu tiểu nghạch như: cửa khẩu Ka Long; Lục Lầm và cửa khẩu Vạn Gia đang rất sôi động, với một lượng hàng hóa chiếm đến 85% trên tổng lượng hàng hóa cả năm tại Móng cái, thì cửa khẩu chính ngạch là cửa khẩu quốc tế Móng Cái lại có vẻ rất đơn điệu bởi lượng hàng hóa rất ít ỏi, chủ yếu là hàng nhập từ Trung quốc như: thiết bị máy móc; linh kiện điện tử; thiết bị mỏ; phương tiện vận chuyển và linh kiện ôtô; thiết bị xây dựng; một số thành phẩm đồ dùng cho gia đình... tham gia xuất nhập khẩu với những mặt hàng này, chủ yếu là các tổ chức Nhà nước, các chủ đầu tư trong nước và một số công ty làm ăn có quy mô lớn. Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng rất ít thông quan qua cửa khẩu này, chủ yếu một số mặt hàng nông sản như: cao su qua sơ chế; hạt điều; sắn lát...

Giao thương qua đường tiểu ngạch vẫn là hoạt động biên mậu chính diễn ra ở TP Móng Cái, đó là hoạt động trao đổi mua bán giữa nhân dân hai nước láng giềng ở những khu vực biên giới chủ yếu thứ nhất là: loại hình tạm nhập tái xuất: là mặt hàng như: hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng; xe đạp cũ; săm lốp rách; thiết bị máy móc đã hỏng; hàng đông lạnh như: thịt bò; chân gà; cá các loại... được nhập từ các nước Châu âu, Châu Mỹ, một số nước Châu Á như Nhật Bản; Hồng Kông; Đài Loan... một lượng lớn những sản phẩm này được nhập về đến cảng Hải Phòng rồi theo đường biển và đường bộ quốc lộ 18A ra Móng Cái và xuất sang Trung Quốc qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở TP Móng Cái là Ka Long; Lục lầm và cửa khẩu Vạn Gia. Ngoài ra các mặt hàng thực phẩm trong nước như : trâu, bò, lợn, các mặt hàng về khoáng sản như : than, quặng, xăng dầu ... cũng được xuất khẩu qua các đường tiểu ngạch này . Tham gia vào hoạt động này là các tổ chức cá nhân, các công ty tư nhân và một số công ty cổ phần, lợi nhuận chủ yếu là hưởng dịch vụ trung gian hay còn gọi “dịch vụ hoa hồng”. Những hàng hóa được các tổ chức cá nhân và người dân ở phía biên giới nước ta mua về chủ yếu là: Phân bón; phôi thép; các loại con giống thủy, hải sản, đặc biệt là đồ may mặc; công nghệ thông tin; điện tử gia dụng; giầy dép da, các loại thuốc Đông Dược... đều do Trung Quốc sản xuất, được chuyển từ các tỉnh phía sâu lục địa của Trung quốc như: Quảng Đông; Giang Tô; Thượng Hải; Hồ Nam...các mặt hàng này, hàng ngày giao dịch mua vào rất sôi động.

Hoạt động mậu dịch tiểu ngạch thu hút sự tham gia khá sôi động của cư dân sinh sống ở hai vùng biên giới. Tại trung tâm TP Móng Cái có những khu chợ và trung tâm thương mại được xây dựng không chỉ phục vụ hoạt động buôn bán của người dân địa phương Móng Cái, mà còn thu hút rất nhiều người dân Trung Quốc sống ở vùng giáp biên sang kinh doanh, thậm chí có chợ

sang buôn bán ở các chợ biên giới phía Việt Nam đã tạo được dấu ấn riêng như: các loại hàng hóa bày bán, thời gian buôn bán, cách ứng xử với người mua hàng,… Qua đó, không chỉ các hàng hóa mang tính địa phương được trao đổi mua bán, mà còn thể hiện rõ những nét văn hóa đặc sắc của các cư dân nơi đây như: tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất, lối sống, văn hóa ứng xử,… Tất cả những biểu hiện đó đều được thể hiện qua hành vi, hoạt động của các cư dân, và dần dần tạo thành đặc điểm riêng, khiến các khu vực chợ, trung tâm mua sắm ở TP Móng Cái trở thành điểm đến du lịch biên mậu không thể thiếu trong lộ trình khách du lịch khi đến với điểm cực Đông Bắc của Việt Nam.

Móng Cái là thành phố kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Quảng Ninh và của cả nước. Nơi đây có lượng hàng hóa giao thương nhiều nhất trên bộ. Lượng người tham gia vào hoạt động mậu dịch biên giới rất đông. Lượng khách đến Móng Cái cũng rất lớn. Nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm, lại là một bộ phận của tỉnh Quảng Ninh, nơi có thành phố du lịch Hạ Long gắn với Di sản thiên nhiên thế giới, có cửa khẩu đường bộ và đường biển quan trọng, có giao thương mậu dịch sầm uất bậc nhất cả nước, đây là lợi thế quan trọng cho phát triển du lịch biên mậu Móng Cái, thu hút nguồn khách trong và ngoài nước đến với du lịch Quảng Ninh nói chung, du lịch biên mậu Móng Cái nói riêng.

1.2.3.2. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước

Tác động của các chính sách phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch biên mậu ở Móng Cái trên một số khía cạnh sau:

- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: Ưu tiên phát triển kinh tế Quảng Ninh, trong tam giác kinh tế trọng điểm, có tác động rất lớn tới phát triển du lịch Quảng Ninh nói chung, du lịch Móng Cái nói riêng.

- Chính sách đối ngoại của nhà nước: Móng Cái là thị trường tiếp xúc trực tiếp với trung Quốc, chịu tác động của các chính sách kinh tế biên mậu

giữa hai nước. Những chính sách đó có thể giúp cho việc xúc tiến phát triển du lịch biên mậu ở Móng Cái có nhiều thuận lợi hơn các địa phương khác.

- Chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh: Móng Cái là thành phố kinh tế biên mậu trọng điểm của Quảng Ninh, các chính sách kinh tế xã hội của tỉnh cũng có tác động thuận lợi tới phát triển du lịch biên mậu Móng Cái.

Tiểu kết chương 1

Du lịch biên mậu là một loại hình du lịch khá mới mẻ và độc đáo tại các vùng biên giới có giao lưu buôn bán mậu dịch với nước ngoài. Trong khoảng 20 năm trở lại, du lịch biên mậu ngày càng được quan tâm phát triển. Đây là loại hình du lịch có những đặc điểm riêng và những hình thức riêng, rất hấp dẫn du khách. Móng Cái là thành phố nằm ở cực Đông Bắc của đất nước hoàn toàn giáp biên giới với Trung Quốc cả trên đất liền và biển cả. Đây là thành phố có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biên mậu, bởi vị trí địa lý thuận lợi, bởi tài nguyên du lịch phong phú, bởi những chính sách thông thoáng cởi mở và cũng là đi ̣a phương có cửa khẩ u với mâ ̣t đô ̣ hàng hóa hoạt đô ̣ng xuất nhâ ̣p khẩu lớn nhất cả nước . Với mạng lưới hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ và đường biển đã tạo cho Móng Cái những lợi thế nhất định trong phát triển du lịch, nhất là du lịch biên mậu. Sự phát triển của hoạt động du lịch gắn với giao thương là điều kiện gắn kết Móng Cái – Quảng Ninh với các tỉnh trong cả nước, và với các địa phương giáp biên của Trung Quốc. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của du lịch biên mậu ở Việt Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH BIÊN MẬU Ở THÀNH PHỐ MÓNG CÁI

Hoạt động biên mậu ở thành phố Móng Cái diễn ra trong một quá trình lâu dài, dưới nhiều hình thức rất phong phú, sinh động và phức tạp. Việc khảo sát toàn bộ thực trạng hoạt động biên mậu tại đây là điều không dễ dàng, đòi hỏi cần nhiều công sức. Trong luận văn này, do thời gian eo hẹp và khả năng có hạn, tác giả chỉ xin đề cập đến một số vấn đề của thực trạng du lịch biên mậu, những vấn đề khác, xin được tìm hiểu trong một dịp khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)