Công tác tổ chức, quản lí của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 90)

6. Đóng góp của luận văn:

2.4.2. Công tác tổ chức, quản lí của doanh nghiệp

Tại thành phố Móng Cái, hoạt động diễn ra du lịch biên mậu nói chung, để đảm bảo cho công tác tổ chức diễn ra hoạt động cho loại hình này, cần có sự tham gia của năm nhóm đối tượng chính, đó là: khách du lịch, các đơn vị tổ chức và cung ứng dịch vụ, các nhà tư thương cung ứng hàng hóa, người dân và chính quyền sở tại nơi diễn ra hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch biên mậu là hoạt động của khách đi du lịch kết hợp với việc mua sắm hàng hóa tại các trung tâm thương mại, các chợ và một số địa điểm có hoạt động giao thương được tổ chức ở khu vực biên giới bởi các đơn vị có trách nhiệm liên quan. Khác với địa điểm diễn ra nhiều hoạt động du lịch ở gần các trung tâm lớn, hoạt động du lịch biên mậu diễn ra ở khá phức tạp về an ninh trật tự, vì thế đòi hỏi sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị cung ứng du lịch, tư thương, người dân và chính quyền địa phương nhằm đảm bảo sự an toàn, thuận lợi của khách du lịch tại nơi diễn ra. Công tác tổ chức, quản lý du lịch biên mậu của các doanh nghiệp là rất quan trọng.

* Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Tính đến quý 2 năm 2012, trên địa bàn thành phố Móng Cái có đến 51 công ty và các chi nhánh kinh doanh lữ hành [quốc tế] trên địa bàn. Nhìn chung trong những năm qua, các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trong lĩnh

thu nhập nhất định và tạo thêm việc làm ổn định cho người lao động trên địa bàn thành phố cũng như trong toàn tỉnh Quảng Ninh. Thực tế cho thấy, nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu của các đối tượng du khách, các doanh nghiệp đều có chủ trương định hướng cho chiến lược để duy trì và phát triển, đổi mới phương thức kinh doanh gắn liền với luôn đổi mới tư duy phù hợp với thị trường du lịch nói chung, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng cho nguồn nhân lực...

Cũng giống như các địa phương khác, việc quản lí các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Móng Cái trực tiếp là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ninh. Trong những năm vừa qua, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng ninh cùng với phòng VHTTDL của thành phố Móng Cái thường xuyên triển khai cụ thể công tác quản lý đến các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố.

Với số lượng các công ty kinh doanh lữ hành khá nhiều, đã cho thấy tiềm năng và nguồn khách rất dồi dào qua lại nơi đây. Đặc biệt từ năm 2007 trở lại đây số lượng các doanh nghiệp tăng đáng kể, đã đem lại thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy cho hoạt động du lịch tại địa phương tấp nập hơn, đa dạng các sản phẩm du lịch hơn. Hoạt động kinh doanh lữ hành có chuyển biến, đã có chủ động và hiệu quả trước mắt, nhưng hoàn toàn chưa có sự đầu tư lâu dài trong lĩnh vực này.

Từ năm 2007 đến nay, tại cửa khẩu Móng Cái, bình quân mỗi năm đón khoảng 115.000 lượt khách quốc tế và khoảng 90.000 lượt khách Việt nam đi tham quan Trung quốc. Khách quốc tế chủ yếu là khách du lịch mang quốc tịch Trung Quốc. Thực tế là một con số không nhỏ, thế nhưng, một nghịch cảnh cho thấy việc hầu hết nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế vẫn chỉ đơn thuần làm dịch vụ visa, giấy thông hành, cho nên còn coi nhẹ việc đưa, đón và buông lỏng quản lí khách du lịch, không thực hiện và hạch toán tour du

lịch trọn gói, lách luật để trốn thuế, Nhà nước bị mất đi khoản thu thuế đối với các doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ của khách bị cắt bớt, cho nên đối với khách du lịch công tác bảo đảm an toàn chưa cao, còn để xảy ra tình trạng mất an ninh đối với khách du lịch, ngoài ra trình độ của cán bộ điều hành, hướng dẫn viên du lịch ở một số công ty lữ hành chưa đồng đều dẫn đến việc thường xuyên phải thuê mượn hướng dẫn viên, có hướng dẫn viên chỉ biết ngoại ngữ đủ để giao tiếp, thiếu nghiệp vụ chuyên ngành về hướng dẫn và quản lí khách du lịch, đặc biệt là thiếu những hiểu biết quy định về an ninh liên quan đến hoạt động du lịch tuor tuyến. Một số đơn vị còn khoán trắng cho những người làm công tác điều hành và chỉ thu một khoảng lợi nhuận dịch vụ rất nhỏ, còn lại tất cả để cho phía đối tác Trung quốc thao túng đứng phía sau điều hành, vì vậy kinh doanh lữ hành tại Móng Cái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo báo cáo số liệu của trạm Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái cho biết: tổng lượng khách Trung quốc đón qua cửa khẩu Móng Cái từ ngày 1/10/2011 đến 30/09/2012 của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là 112.363 lượt khách, so với cùng kỳ năm 2011 tăng 49%, nhưng việc tổ chức khai thác và đón khách phần lớn các doanh nghiệp vẫn theo hình thức liên kết với một số đại diện cá nhân của phía Trung quốc tại thành phố Đông Hưng gom khách thành đoàn và đưa sang Việt Nam tham quan du lịch và mua sắm, hoàn toàn không có hợp đồng chính thống, dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh đón khách Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái hiện nay gần như vô chính phủ, quá lộn xộn và gần như mất kiểm soát. Có rất nhiều doanh nghiệp có uy tín vẫn không thể tham gia đón được khách này vì giá tour quá thấp, không đủ trang trải chi phí, theo điều tra giá tour 4 ngày 3 đêm đi Hạ long-Hà nội chỉ vào khoảng 815.000đ/khách, cho nên các doanh nghiệp áp dụng chất lượng dịch vụ cho khách Trung quốc hiện là quá thấp (khách sạn, mức ăn và xe vận chuyển

hoàn toàn không đảm bảo được chất lượng của cả chương trình tour, phần lớn các doanh nghiệp tổ chức tour không trọn gói, khoán trắng cho chi nhánh, văn phòng đại diện, hướng dẫn viên tiếp tay cho đối tác Trung Quốc, ép du khách vào các cửa hàng bán đồ của Trung quốc tại Móng Cái với giá mua hàng hóa cắt cổ, tạo ấn tượng không tốt cho khách về hình ảnh Việt Nam. Một số doanh nghiệp xin duyệt nhân sự còn sai sót về số lượng đoàn khách, số hộ chiếu, danh sách nhân sự, ngày tháng năm sinh..., vẫn còn danh sách đoàn khách gửi muộn đã gây mất thời gian làm thủ tục và gây ùn tắc tại cửa khẩu, công tác quản lý hồ sơ còn mang tính đối phó, chưa đúng quy định. Mặt khác, trình đồ điều hành, hướng dẫn viên của một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thiếu nghiệp vụ về hướng dẫn và quản lý khách du lịch hoặc trong quá trình thực hiện tour không quản lý được khách, còn có hiện tượng để khách tự tách đoàn, bỏ trốn tại Việt Nam sai với mục đích nhập cảnh, công tác đảm bảo an toàn chưa cao, còn để xảy ra mất an toàn đối với khách du lịch, nhiều doanh nghiệp trong công tác quản lý hướng dẫn viên còn buông lỏng, không ký hợp đồng lao động, khoán trắng cho hướng dẫn viên, không trả lương và công tác phí cho hướng dẫn viên, cho nên các hướng dẫn viên phải tìm cách thu giá cao cho các khoản hoa hồng từ các nguồn cung cấp dịch vụ, hoặc tự bổ sung các điểm tham quan để thu lợi, đây là hiện tượng kinh doanh rất phổ biến hiện nay tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

* Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng

Nếu như vào thời điểm năm 2003, du lịch tại Móng Cái có sự phát triển mang tính đột phá với nhiều loại hình du lịch, nhưng chủ yếu vẫn là khách du lịch nội địa tham quan thắng cảnh kết hợp mua sắm, tại thời điểm đó toàn địa bàn thành phố Móng Cái mới chỉ có 87 cơ sở lưu trú, chủ yếu là nhà nghỉ với khoảng 1.218 phòng nghỉ các loại. Đến năm 2011, ở Móng Cái số lượng cơ sở nhà nghỉ và khách sạn từ 1 đến 5 sao đã lên tới 208 chính thức đi vào hoạt

động phục vụ cho du lịch. Ngoài ra còn hàng chục khách sạn khác đang trong quá trình hoàn thiện để tiếp tục nhanh chóng đưa vào vận hành, đáp ứng cho những thời kỳ cao điểm của mùa du lịch nơi đây. Hầu hết các cơ sở đều được đầu tư xây dựng theo đúng tiến độ của dự án và nâng cấp mới thường xuyên cho các cơ sở lưu trú, đưa vào quản lí cũng như khai thác.

Bảng 2.2: Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại Móng Cái năm 2011

STT Loại hình Số lượng Tỷ lệ %

1 DN Nhà nước 7 3,36

2 DN đầu tư vốn nước ngoài 1 0,48

3 DN Cổ phần 11 5,31

4 DN TNHH 9 4,32

5 DN Tư nhân 20 9,61

6 Hộ cá thể 160 76,92

Tổng 208 100

Nguồn: Sở VHTT&DL Quảng Ninh

Hệ thống các cơ sở lưu trú ở thành phố Móng Cái rất đa dạng, từ quy mô nhỏ là hệ thống nhà nghỉ, được tập trung chủ yếu ở khu du lịch biển Trà Cổ, đến các khách sạn được cấp từ 1 sao cho đến khách sạn cao cấp 5 sao, tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố Móng Cái. Cho đến nay, việc quản lí các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố thông qua việc phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Việc xếp hạng khách sạn và sắp xếp cơ sở lưu trú du lịch có chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu du lịch. Hiện có 16 cơ sở được xếp hạng từ 1 - 5 sao, trong đó có 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn 5 sao, 9 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao và 11 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao, ngoài ra khu Resort với 86 phòng nghỉ cao cấp tại sân Golf Vĩnh thuận không đăng ký cấp hạng sao.

Bảng so sánh tăng trưởng cơ sở lưu trú ở TP Móng Cái

Năm Cơ sở lưu trú Số phòng

2003 87 1.218

2011 208 2.968

Nguồn: Sở VHTT&DL Quảng ninh

Với sự tăng trưởng 144% trong vòng 9 năm cho các cơ sở khách sạn và nhà nghỉ tại thành phố Móng Cái cho thấy cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụcho du lịch đã có sự phát triển về số lượng , đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngành. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được các doanh nghiệp liên tục đầu tư mới và thường xuyên cải tạo nâng cấp, bổ sung trang thiết bị với số vốn hàng nghìn tỷ đồng, nâng số cơ sở lưu trú đến thời điểm hiện nay lên hàng trăm cơ sở. Năm 2003, toàn thành phố mới chỉ có 87 cơ sở lưu trú với 1.218 phòng, đến năm 2011 đã có tới 208 cơ sở từ các hệ thống nhà nghỉ cho đến khách sạn hạng sang với 2.968 phòng, tương đương với hơn 6.000 giường. Tuy nhiên, công suất sử dụng buồng phòng chưa mang lại kết quả như mong muốn, mới chỉ đạt khoảng 60 - 65% năm. Một trong những lí do chính là do đặc điểm hoạt động của du lịch nơi đây vẫn mang tính chất mùa vụ khá rõ nét, từ loại hình khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng thuần túy và khách du lịch tham quan kết hợp mua sắm, hay một số tốp khách tham quan kết hợp khảo sát thị trường tìm cơ hội hợp tác làm ăn tại Móng Cái thường không kéo dài, đối với du khách từ Trung Quốc sang, họ thường chỉ đi trong ngày, hoặc nhiều chỉ đến 2 ngày 1 đêm. Đối với khách du lịch nội địa từ các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Dương, Hải phòng, Hưng Yên, Nam Định... hoặc một số tỉnh phía Tây Bắc và các tỉnh miền Trung, khi đến tham quan và kết hợp mua sắm cũng chỉ lưu được nhiều lắm là 2 đêm, rất ít có những đoàn lưu lại 3 đêm. Chủ yếu khách du lịch thường đi vào những dịp nghỉ hè, dịp đầu năm và cuối năm, cho nên hoạt động

khai thác công suất sử dụng dịch vụ lưu trú nhìn chung không đồng đều, hiệu quả chưa cao.

Do đặc thù về loại hình cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Móng Cái số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn hạng sao rất ít , hệ thống nhà nghỉ của các hộ kinh doanh cá thể chiếm đến 2/3 trong tổng số cơ sở lưu trú tại Móng Cái, cho nên trình độ của đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực này cũng chưa đồng đều, kỹ năng nghiệp vụ còn rất hạn chế. các cơ chế chính sách về phát triển cơ sở lưu trú cũng như qui hoạch trong quá trình xây dựng chưa được quan tâm đúng mức, phát triển theo hướng tự phát, dẫn đến các sản phẩm khi đưa vào sử dụng mang tính manh mún, lộ cộ, thiếu mỹ quan về mặt tổng thể.

Với lợi thế về địa lí liền kề một đất nước có bề dày trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực truyền thống lâu đời, ẩm thực nơi đây đã có những ảnh hưởng nhất định. Hệ thống nhà hàng phục vụ ăn uống tại thành phố Móng Cái khá đông đúc, với đa dạng phong vị, nhưng khi đến với Móng Cái nổi bật nhất vẫn là các món ăn mang đậm nét phong cách của ẩm thực Trung Hoa. Với gần 180 nhà hàng lớn nhỏ phục vụ ăn uống cho khoảng gần 7.000 một lúc tại đây. Những dịch vụ này đã góp phần quan trọng phát triển du lịch biên mậu Móng Cái, nhưng nhiều khi vẫn còn mang tính tự phát. Nếu được các cơ quan quản lí quan tâm, chất lượng các dịch vụ du lịch cung cấp cho khách du lịch sẽ có chất lượng cao hơn.

* Doanh nghiệp quản lí, kinh doanh chợ, trung tâm thương mại

Móng cái là một thành phố buôn bán sầm uất, chủ yếu là hàng hóa trung Quốc. những chợ nổi tiếng như chợ trung tâm Móng Cái, chợ 2, chợ 3, chợ 4, chợ KaLong1 và 2, chợ ToGi và chợ Vinh Cơ. Hệ thống chợ tại trung tâm TP được đầu tư xây dựng lớn, với số vốn 100% của ngân sách Nhà nước đầu tư lên đến 1.525 tỷ đồng cho 6 chợ, riêng chợ Vinh Cơ do tập đoàn thương mại

chính bất động sản ToGi đầu tư xây dựng. Các chợ tại TP Móng Cái được phân loại theo mô hình chủng loại mặt hàng, ví dụ: chợ trung tâm Móng cái chuyên bán buôn, chợ 2 chuyên bán lẻ, chợ 3 chuyên bán thực phẩm, chợ 4 chuyên bán hoa quả, chợ KaLong chuyên bán thiết bị điện dân dụng và đồ chơi trẻ em, chợ Togi chuyên đồ điện gia dụng, chợ Vinh Cơ chuyên điện tử như Máy tính, điện thoại và các linh kiện máy tính. Tuy nhiên tất cả các chợ đều có các mặt hàng, nhưng sự trùng lặp là không nhiều. Do sự phân loại chợ ở đây khá rõ ràng về hình thức, cho nên hầu hết các chợ tại trung tâm được khách du lịch biết đến và cũng dễ phân biệt loại hình chợ và thực hiện mục đích mua sắm.

Tại Móng cái có 3 trung tâm thương mại lớn tham gia vào hoạt động du lịch biên mậu: Trung Tâm thương mại Quảng trường Hòa Bình do tập đoàn thương mại Hồng Kông xây dựng, trung tâm thương mại PLAZA do tập đoàn Hạ Long xây dựng, trung tâm thương mại Hải Yến do công ty TNHH Hải Yến – Hải phòng xây dựng, cả 3 trung tâm thương mại này đều theo hình thức thuê đất 50 năm. Hàng hóa ở đây phần lớn là các mặt hàng được nhập từ Trung Quốc về theo nhiều đường khác nhau, nhưng vẫn chủ yếu nhập theo đường tiểu ngạch, cho nên hàng hóa có giá cả rẻ hơn so với những mặt hàng tương tự được bày bán ở các địa phương khác. Hàng hóa được bày bán chủ yếu là đồ gia dụng với rất nhiều các chủng loại như, đa dạng kiểu dáng như: đồ điện, điện tử, hàng may mặc, nông sản… Theo đánh giá của nhiều khách đi du lịch kết hợp với mua sắm thì phần lớn hàng hóa ở Móng Cái được sản xuất tại tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 90)