Giải pháp về tổ chức, quản lý, quy hoạch du lịch biên mậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 127)

6. Đóng góp của luận văn:

3.2.6. Giải pháp về tổ chức, quản lý, quy hoạch du lịch biên mậu

Về tổ chức, quản lý nhà nước với du lịch biên mậu có nhiều nhiệm vụ đặt ra. Nếu không có tổ chức, quản lý tốt thì không thể phát triển tốt loại hình du lịch này. Tỉnh Quảng Ninh cần có nhiều cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư cho TP Móng Cái phát triển hạ tầng du lịch, cùng với các thủ tục hành chính gọn nhẹ, các ngành chức năng của tỉnh như Công an, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan, giải quyết kịp thời thuận lợi các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch, cải thiện hơn nữa tác phong, thái độ nhiệt tình của cán bộ nhân viên tại cửa khẩu đối với khách du lịch, tăng cường quản lý tốt các hoạt động xuất nhập cảnh để đảm bảo an ninh, an toàn trong du lịch.

- Về tổ chức, quản lý vĩ mô tổng thể và đồng bộ. Xác định rõ vai trò của Nhà nước, của Tỉnh, của Thành phố trong tổ chức, quản lý du lịch biên mậu. phải là quản lý theo cơ chế đặc thù , thì mới có thể làm tốt công tác đối với các hoạt động du li ̣ch, khai thác tài nguyên cũng như các sản phẩm du lịch biên mậu. Xác định rõ công tác quản lí các nguồn lực phục vụ cho hoạt động du lịch biên mậu là nhiệm vụ của các cấp, ngành, các đơn vị và đoàn thể trên địa bàn của Móng Cái, một địa bàn có khả năng phát triển ổn định về loại hình du lịch mậu dịch biên giới.

- Tổ chức, quản lý tốt hoạt động lữ hành du lịch biên mậu. Hoạt động lữ hành qua cửa khẩu Móng Cái hiện nay đang diễn ra rất lộn xộn, do có sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, các công ty kinh doanh lữ hành thi nhau hạ giá tour cho

cả hai loại hình inbound và outbound để lấy khách, dẫn đến sản phẩm du lịch kém chất lượng, Nhà nước bị thất thu thuế từ hoạt động này, đặc biệt, hình ảnh du lịch của Móng Cái – Quảng Ninh bị ảnh hưởng nghiêm trọng với góc nhìn của du khách. Vấn đề này, các nhà quản lý và các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp chấn chỉnh cho hoạt động này. Công tác quản lý của các công ty lữ hành quá lỏng lẻo đối với hoạt động của khách du lịch xuất nhập cảnh, để khách tự ý tách đoàn hay bỏ trốn ở lại Việt Nam tìm cách đi nước thứ ba hoặc đưa khách du lịch vào làm lao động thuê (sai với mục đích nhập cảnh), hoặc khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc, nhưng trên thực tế là trốn ở lại Trung quốc làm thuê, chất lượng hướng dẫn viên không đồng đều, hướng dẫn viên nắm bắt không đầy đủ những quy định về an ninh du lịch,… Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch biên mậu trong những năm tới, ngoài việc đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan, thành phố Móng Cái và Sở VHTT&DL cần sớm xây dựng quy chế hoạt động đối với những công ty lữ hành đang đón khách du lịch tại cửa khẩu Móng Cái. Kiến nghị với UBND tỉnh; Tổng Cục Du Lịch; Bộ VHTT&DL; Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh Bộ Công An; Cục Cửa Khẩu Bộ Tư Lệnh Biên Phòng, để thống nhất một cách quản lý phù hợp đối với hoạt động lữ hành đang diễn ra hiện nay tại cửa khẩu Móng Cái. Theo tác giả, với một địa bàn có nhiều tính đặc thù như Móng Cái, cả về các cơ chế chính sách cũng như các điều kiện đang diễn ra, cho nên cũng cần phải có một cơ chế chính sách quản lý đặc thù cho loại hình này. Đối với các đơn vị lữ hành, nên cho thành lập ra các tổ, các nhóm hoặc câu lạc bộ lữ hành, nhưng phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Qua đó thống nhất tính đoàn kết trong các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cho việc đón khách du lịch tại cửa khẩu Móng Cái.

- Tăng cường trách nhiệm và vai trò của chính quyền địa phương với du lịch biên mậu. Từ cấp thành phố, đến các phường xã vùng biên cần có kế hoạch thống nhất trong phối hợp quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn. Kịp thời ngăn chặn những hành động vi phạm có thể xảy ra, cả trong an ninh quốc phòng, cũng như trong thực hiện pháp luật. Ngăn chặn những hoạt động buôn lậu, buôn bán phụ nữ, buôn bán hàng quốc cấm… dưới hình thức du lịch biên mậu, du lịch quá cảnh. Hiện nay, các đối tượng buôn lậu và hoạt động chống phá giả danh khách du lịch để tổ chức hoạt động. Chúng phối hợp với các đối tượng bên kia biên giới tổ chức thực hiện. Qua các con đường tiểu ngạch biên giới, hàng loạt các vi phạm đã xảy ra. Để ngăn chăn vấn nạn này, không thể không có sự tham gia tích cực của chính quyền các địa phương.

- Thực hiện nhiệm vụ liên thông liên kết trong du lịch biên mậu cần

được đặc biệt quan tâm. Cần phối kết hợp các ngành, các địa phương khác để xây dựng và tiêu thụ sản phẩm du lịch biên mậu. Thiết lập các cơ sở, phương tiện vận chuyển khách du lịch qua cửa khẩu Móng Cái với các địa phương lân cận. Xây dựng các tuyến du lịch mang tính liên kết giữa các địa phương vùng biên giới, vừa là thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đồng thời tạo điều kiện tương hỗ với hoạt động du lịch giữa các địa phương. Cùng kết hợp thực hiện hoạt động phát huy hiệu quả và bảo vệ các tài nguyên, thế mạnh du lịch của vùng, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong khu vực biên giới. Đảm bảo gìn giữ môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, trật tự an ninh - quốc phòng vững chắc, để tạo điều kiện cho đời sống của người dân ở Móng Cái nói riêng và dân cư trong vùng biên giới phía Bắc.

- Chú trọng công tác quy hoạch du lịch. Đến nay thành phố Móng Cái

đang triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo quyết định 99/2009 QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cần đẩy nhanh tiến độ, trước hết tập trung thực hiện dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp biển Trà Cổ và một số quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư các khu, điểm du lịch khác trên địa bàn đã phê duyệt, được triển khai, quản lý và thực hiện theo các quy định hiện hành như: tượng đài Bác Hồ tại khu trung tâm, dự án khu du lịch cao cấp đảo Vĩnh Thực – Vĩnh Trung, khu du lịch sinh thái hồ Tràng Vinh, Quất Đông, xây dựng nhanh đường du lịch ven sông biên giới, đường du lịch ven biển Trà Cổ - Bình Ngọc, xây dựng khu mậu dịch tự do 200ha, xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm, sân vận động, khu liên hợp thể thao thành phố, cải tạo sông KALONG.

- Quản lý các dịch vụ du lịch. Trung tâm thành phố Móng Cái và phụ cận:

với những di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng nổi tiếng, các chợ và trung tâm thương mại sầm uất, một số tuyến phố giáp biên giới luôn diễn ra hoạt động trao đổi thương mại tấp nập như: phố Trần Phú, phố Hữu Nghị, đại lộ Hòa Bình, đường Triều Dương, tuyến phố Hùng Vương. Một số loại hình dịch vụ du lịch chủ yếu có thể được xây dựng và khai thác ở địa bàn này như: Du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch công vụ thương mại, du lịch quá cảnh.

Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp sinh thái biển Trà Cổ, một trong những điểm nhấn của du lịch Móng Cái và cũng là bãi biển tên tuổi của Việt nam hiện nay. Nơi đây có đủ điều kiện để tổ chức các loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển.

Đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực có diện tích trên 5000 ha, với hơn 4000 nhân khẩu sinh sống ở đây với ngành nghề chủ yếu là đánh bắt hải sản, đây là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ và có kiểu địa hình rất kỳ vĩ, thích hợp cho loại hình du lịch khám phá biển đảo.

một trong những điểm du lịch hấp dẫn, bởi hòn đảo này có thể tổ chức một số loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch tham quan nghiên cứu.

Đường vành đai biên giới Móng Cái – Hồ Tràng Vinh – Păcphongsinh, đây là các điểm du lịch sinh thái rừng với hệ thực vật rất phong phú, có độ dài 35km dọc theo đường biên giới, hệ thống giao thông dọc biên tương đối thuận lợi. Hiện nay các điểm này đã có một số nhóm, tốp người đi tham quan do tự phát, trên thực tế các điểm này chưa được các nhà kinh doanh du lịch xây dựng để đưa vào khai thác. Đây cũng là điểm du lịch khá hấp dẫn cho các tour nghỉ cuối tuần, picnich, hoặc nghiên cứu khoa học.

- Tăng cường công tác xúc tiến du lịch. Công tác xúc tiến du lịch ngày

càng được quan tâm. Những năm qua ngành luôn tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như tổ chức hội chợ, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động xúc tiến khác nhằm quảng bá cho khách du lịch, nhà đầu tư cả trong và ngoài nước về tiềm năng du lịch của Móng Cái. Đặc biệt Trong nhiều năm liền, hội chợ du lịch thương mại của hai địa phương Móng Cái – Việt Nam và Đông Hưng – Trung Quốc được tổ chức rất quy mô hàng năm theo hình thức luân phiên, đã trở thành cuộc gặp gỡ giao lưu đa ngành truyền thống của hai địa phương hai Nước. Được xác định du lịch mậu dịch biên giới là một thế mạnh của du lịch Móng Cái, do đó cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch của tỉnh đã thường xuyên trao đổi để hợp tác với Cục Du lịch Quảng Tây - Trung Quốc ký các biên bản thỏa thuận, bản ghi nhớ giữa hai bên để tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp lữ hành của hai bên hợp tác trao đổi khách với nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiều chương trình xúc tiến quảng bá để khai thác hiệu quả nguồn khách tiềm năng bên trong nội địa của hai bên, mở rộng thị trường. Công tác xúc tiến du lịch đang đòi hỏi ngành du lịch Móng Cái cần có những bước đột phá mới để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Móng Cái, quảng

bá sản phẩm du lịch đặc thù của Móng cái, quảng bá các giá trị văn hóa và sinh thái của Móng cái đến du khách trong và ngoài nước, nhằm thu hút cao hơn nữa đầu tư của các doanh nghiệp, cũng như sự tham gia của du khách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)