6. Đóng góp của luận văn:
3.2.1. Giải pháp về khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch biên mậu
Xác định tài nguyên du lịch biên mậu là yêu cầu hàng đầu. Muốn phát triển du lịch biên mậu, trước hết phải có sản phẩm du lịch đặc thù. Muốn có sản phẩm du lịch đặc thù thì trước hết phải có tài nguyên du lịch đặc thù. Tài nguyên du lịch biên mậu tại Móng cái bao gồm toàn bộ những hoạt động biên mậu, những sinh hoạt kinh tế xã hội biên mậu, văn hóa giao thương biên mậu.
Những tài nguyên chuyên biệt trong du lịch biên mậu đóng vai trò nòng cốt. Phải xác định được tài nguyên nòng cốt là những hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội biên mậu tại Móng cái, mới có thể đề ra được những chính sách xây dựng sản phẩm hợp lý.
Những tài nguyên kết hợp trong du lịch biên mậu cũng có vai trò quan trọng. không ai đến Móng Cái chỉ thuần túy thưởng thức du lịch mậu dịch biên giới, mà còn thưởng thức, các sản phẩm du lịch khác của nơi đây. Vì vậy, việc xác định và nhận diện những tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của Móng Cái là rất cần thiết. trên cơ sở đó có được những chiến lược xây dựng sản phẩm phù hợp cho du lịch kết hợp hay hỗn hợp tại đây. Đó là những tài nguyên biển, tài nguyên rừng ngập mặn, tài nguyên đất đai, sông ngòi… của tự nhiên làm thành nét riêng của điều kiện du lịch tự nhiên tại đây. Những tài nguyên du lịch nhân văn, là các phong tục, tập quán, lễ hội bản địa, là các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc mĩ thuật, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, là đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất, canh tác, hoạt động buôn bán, làm ăn của nhân dân các dân tộc hai bên biên giới cũng là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng và có nhiều điểm riêng của Móng Cái.
Trên cơ sở đánh giá tài nguyên du lịch biên mậu đặc thù, chuyên biệt của Móng Cái, cũng như những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, sẽ có