Công tác tổ chức, quản lí hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 80)

6. Đóng góp của luận văn:

2.4. Công tác tổ chức, quản lí hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái

2.4.1. Các hình thức tổ chức, quản lí của Nhà nước

TP Móng Cái là địa phương chiếm giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của khu vực biên giới Đông Bắc, cho nên TP Móng Cái luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh, của Nhà nước, thể hiện qua những chính sách ưu tiên, đường lối chỉ đạo xây dựng phát triển mọi mặt của Móng Cái. Hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái cũng không nằm ngoài sự quản lí của Nhà nước, và đó đã trở thành cơ sở cho công tác triển khai và phát triển các điều kiện cho hoạt động du lịch biên mậu. Đến nay

tế lạc hậu, chậm phát triển của những năm 1989 trở về trước. Nay Móng Cái đã thay da đổi thịt từng ngày, những công trình được xây dựng bề thế, những dòng xe quá cảnh nối đuôi nhau, những cửa hàng san sát đầy ắp hàng hóa đã cho thấy sức sống mãnh liệt của một khu kinh tế đang trên đà phát triển.

Một trong những yếu tố tạo cho Móng Cái có vận hội, thời cơ để phát triển mạnh mẽ chính là cơ chế chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước dành cho Móng Cái, trong đó phải kể đến chủ trương đầu tiên là: “mở cửa biên giới” của Ban Bí thư Trung Ương vào tháng 5 năm 1989, là thời điểm đánh dấu sự quan hệ trở lại của hai Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sau thời kì căng thẳng kéo dài. Tiếp theo là các Quyết định 675/ TTg, quyết định 103/1998QĐ-TTg và quyết định 53/2001QĐ-TTg củ a Thủ tướng Chỉnh phủ đã cho phép Móng Cái áp d ụng thí điểm một số chính sách về đầu tư: thuế; tài chính; chính sách đất đai và s ử dụng tài nguyên, chính sách về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu...

Với việc thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi, đặc biệt là cơ chế tài chính, đã giúp cho Móng Cái từng bước hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, nguồn lực phục vụ ngày càng tăng, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 1996 đến 2011 thành phố Móng Cái đã đầu tư xây dựng 1048 công trình để phục vụ phát triển thương mại du lịch và dịch vụ, các ngành kinh tế, văn hóa xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh với tổng mức đầu tư là 2.695,5 tỷ đồng. Các công trình hệ thống giao thông nội thị, giao thông nông thôn, công trình điện, cấp thoát nước, công trình phúc lợi công cộng đã phát huy hiệu quả góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, làm thay đổi căn bản bộ mặt đô thị và nông thôn. Hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu là xuất nhập khẩu và du lịch thu ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2011 ở Móng Cái cũng đã đạt tới ngưỡng gần 6.500 tỷ đồng, tăng 3,9 lần so với giai đoạn trước đó.

Ngày 1/6/2012, TP Móng Cái tiếp tục được tiếp thêm sức mạnh với sự ra đời của quyết đi ̣nh 19/2012/QĐ-TTg của Thủ rướng Chính Phủ về việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, theo quyết định này Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái được tổ chức thành khu phi thuế quan và các khu chức năng như: khu cửa khẩu Quốc tế; khu các chợ thương mại; khu công nghiệp; khu trung tâm tài chính; khu đô thị; khu trung tâm hành chính; khu dân cư và các khu chức năng khác. Hoạt động và các cơ chế , chính sách được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư, nghị định 29/2008/NĐ – CP ngày 14-3-2008 và quyết định 33/2009/QĐ-TTg ngày 2- 3- 2009.

Hiện nay, công tác quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch biên mậu dần đi vào ổn định và phát huy tác dụng tích cực.

* Công tác quy hoạch và quản lí quy hoạch du lịch

Là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển ngành “công nghiệp không khói” ngoài vị trí địa lí thuận lợi và có cửa khẩu quốc tế, lại tiếp giáp với nhiều địa danh du lịch hấp dẫn của nước bạn Trung Quốc như: Bắc Hải, Quế Lâm, Phòng Thành Cảng... Móng Cái còn được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh đẹp tự nhiên nổi tiếng bãi biển Trà Cổ, mũi Sa Vỹ, một số các hồ nước ngọt tự nhiên có cảnh quan đẹp hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông và các công trình kiến trúc văn hóa độc đáo như: đình Trà Cổ, nhà Thờ Trà Cổ, hệ thống Đền, Chùa, Miếu ... chính là điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch Văn hóa, bên cạnh đó TP Móng Cái lại là một trung tâm thương mại lớn, hàng hóa đa dạng có sức hút lớn đối với du khách đến Móng Cái tham quan, nghỉ dưỡng kết hợp với mua sắm. Đồng thời nơi đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, rất thích hợp phát triển cho loại hình du lịch văn hóa tâm linh, khảo sát...

đó TP Móng Cái xác định tập trung khai thác tối đa các lợi thế về vị trí và nguồn nhân lực sẵn có để thúc đẩy ngành du lịch phát triển với tốc độ nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời thực hiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch, gắn phát triển du lịch với các ngành kinh tế trên địa bàn, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng và cảnh quan môi trường. Trên cơ sở đó TP Móng Cái đã từng bước định hướng cho phát triển du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng khai thác thị trường khách du lịch Trung quốc. Một mặt Móng Cái tập trung huy động nguồn lực xây dựng khu du lịch trung tâm, với việc phát triển các loại hình du lịch kết hợp mua sắm, tham gia hội chợ, triển lãm ... Mặt khác kết hợp mở các tuyến du lịch tham quan nước bạn Trung Quốc. Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch luôn được tỉnh, thành phố quan tâm thực hiện bằng nhiều nguồn vốn, nếu như năm 2003 trên toàn địa bàn TP Móng Cái mới chỉ có 103 khách sạn, nhà nghỉ thì đến năm 2010 số lượng khách sạn và nhà nghỉ đã là 255 tương đương gần 6000 phòng buồng. Để tiếp tục đặt mục tiêu phát triển ngành du lịch mang tầm quốc tế, TP Móng Cái đang xây dựng lộ trình trên cơ sở thực hiện vận dụng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, cũng như chính sách của Nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu và các chính sách của tỉnh để thu hút nhanh nhất các hoạt động đầu tư vào du lịch, nhằm phát triển thứ nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng cần tiếp tục chỉnh chu đồng bộ, thứ hai là phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao quản lý nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đang công tác trong ngành du lịch và dịch vụ... đồng thời huy động tối đa để các thành phần kinh tế tham gia, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào du lịch trên địa bàn thành phố.

Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào việc quản lí, bảo vệ, khai thác tài nguyên du lịch được đúng hướng và

chủ động hơn. Quy hoạch phát triển du lịch cũng phát huy hiệu quả tích cực trong định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo đúng các mục tiêu đề ra. TP Móng Cái hiện nay đang trong lộ trình phát triển du lịch gắn với mậu dịch biên giới thì việc quy hoạch và quản lí quy hoạch tại các khu, điểm du lịch có khả năng phát triển theo hướng này là một yêu cầu cần thiết và đúng đắn để đưa du lịch biên mậu là một trong những Tour du lịch chính trong chương trình phát triển các chương trình du lịch của TP Móng Cái.

Về quy hoạch và xây dựng các dự án phát triển du lịch, hiện nay TP Móng Cái đã đề ra chủ trương tiếp tục phát triển du lịch tại thành phố giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể như:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tại khu du lịch cao cấp tại phường Trà Cổ đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng một khu chức năng với các loại hình nghỉ dưỡng chất lượng cao gắn với sinh thái biển, khu du lịch sinh thái hồ Tràng Vinh, khu du lịch điểm địa đầu Tổ quốc Mũi Sa Vỹ, khu du lịch trung tâm mua sắm, đường dẫn sân Golf Vĩnh Thuận và các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố... Triển khai thực hiện các đề án về quy hoạch tổng thể, quy hoạch các khu, các điểm du lịch và các ngành nghề truyền thống, nghiên cứu quy hoạch tôn tạo các di tích lịch sử, danh thắng, khôi phục và phát triển bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc các điệu dân ca như: hát nhà tơ, hát múa cửa đình, hò biển, các lễ hội truyền thống...

- Đầu tư phát triển một số loại hình du lịch là thế mạnh của Móng Cái như: du lịch sinh thái biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch mua sắm, du lịch cửa khẩu và tham quan các di tích danh lam thắng cảnh nơi địa đầu.

- Chú trọng vấn đề cho đầu tư hạ tầng theo quyết định 99/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị của UBND tỉnh, phấn đấu cho hệ thống đô thị và khu thương mại trung tâm, khu cửa khẩu trên địa bàn thành phố Móng

Tây - Trung Quốc trong phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ. Bởi TP Móng Cái nằm trong vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ, được định hướng phát triển thành khu vực kinh tế năng động, có vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế với Trung Quốc, nhất là tỉnh Quảng Tây – một cửa ngõ của Asean với Trung Quốc trong việc thực hiện Khu mậu dịch tự do FTA Asean – Trung Quốc. Hơn thế nữa, ngày 1-6-2012 quyết định 19/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, đã mở cho nơi đây nhiều cơ hội mới. Với các chính sách đầu tư mở rộng, cơ chế quản lý năng động sẽ mở ra cho du lịch Móng Cái thời cơ, vận hội mới để tiếp đà cho sự phát triển.

* Phát triển và hoàn thiện các chương trình du lịch, điểm tuyến du lịch

Thành phố Móng Cái với địa danh du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn nhiều đối tượng du khách, đặc biệt gần 10 năm trở lại đây số lượng khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế liên tục tăng. Nắm bắt được tình hình thực tế, nhằm đáp ứng kịp thời với thị hiếu của du khách, TP Móng Cái chủ trương tiếp tục phát huy những chương trình du lịch truyền thống, trong đó đặc biệt là chú trọng phát huy thế mạnh về loại hình du lịch như: du lịch mua sắm tại các khu chợ và trung tâm thương mại tại TP Móng Cái, du lịch cửa khẩu biên giới và đi vào nội địa Trung Quốc, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch thể thao chơi Golf, du lịch biển và cảnh quan môi trường sinh thái tại các hồ Tràng Vinh, Đoan Tĩnh, Quất Đông... Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết khảo sát và xây dựng các chương trình du lịch, điểm tuyến du lịch mới với các hình thức và phương tiện, cả về đường bộ và đường thủy, trong đó tập trung vào những chương trình du lịch và tuyến du lịch là thế mạnh của thành phố Móng Cái nhằm khai thác hiệu quả nguồn khách đầy tiềm năng từ các tỉnh, thành phố lớn trong cả Nước và thị trường khổng lồ từ các tỉnh sâu trong nội địa của đất nước bạn Trung Quốc.

* Các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã tạo nhiều điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các dự án đầu tư cho ngành du lịch của toàn tỉnh, chú trọng ưu tiên đặc biệt cho phát triển toàn diện thành phố cửa khẩu Móng Cái. Cụ thể khi đầu tư tại TP Móng Cái cho các hạ tầng cơ sở phục vụ cho các hoạt động du lịch như: khách sạn từ 3 sao trở lên, trung tâm thương mại, các dịch vụ vui chơi giải trí tại công viên... sẽ được ưu đãi miễn thuế tiền đất, tiền sử dụng đất trong 15 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp khi dự án đi vào hoạt động chính thức trong 5 năm đầu. Đối với các dự án đầu tư vào khu du lịch sinh thái các hồ Tràng Vinh và hồ Quất Đông được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án và khi chính thức đi vào hoạt động sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm và 50% trong 2 năm tiếp theo. Về công tác hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng: Thành phố Móng Cái hỗ trợ 100% kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư vào Khu du lịch sinh thái biển cao cấp tại phường Trà Cổ, các khu du lịch khác như xung quanh khu vực mũi Sa Vỹ, khu phía Nam Bình Ngọc, bãi đá Đen được hỗ trợ kinh phí đền bù, giải tỏa mặt bằng như quy định hiện hành.

Mỗi năm ngành du lịch Móng cái thu hút hàng vạn lượt khách du lịch trong nước đến tham quan nghỉ dưỡng, tắm biển và tham quan kết hợp mua sắm hàng hóa. Thị trường khách chủ yếu là các tỉnh, thành phố lớn như: Hà nội, TPHCM, Hải dương, Hải phòng, Nam định... Ngoài ra, với lợi thế về vị trí địa lí liền kề một thị trường tiềm năng du lịch rộng lớn là nước bạn Trung Quốc, hướng khai thác của ngành du lịch là tập trung đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch Trung Quốc. Vì có nhiều thuận lợi như sự gần gũi về địa lí, khai thác tốt nguồn khách du lịch từ Quốc gia đông dân nhất thế giới này, du lịch

Móng Cái sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục tăng trưởng trên lộ trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố trẻ này .

* Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch

Những năm qua ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh nói chung và Móng Cái nói riêng luôn tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như: hội chợ, hội thảo, tọa đàm và nhiều chương trình ký kết ghi nhớ về hợp tác du lịch cũng như các hoạt động xúc tiến khác. Bên cạnh đó, không ngừng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức, tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ và đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu về tiềm năng lợi thế của thành phố này đến với du khách cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Du lịch biên mậu là một thế mạnh của ngành du lịch Móng Cái, do đó cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch của tỉnh đã thường xuyên trao đổi để hợp tác với Cục Du lịch Quảng Tây, Cục du lịch Hải Nam - Trung Quốc đã ký các biên bản thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác, phát triển ngành du lịch giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành của hai bên hợp tác trao đổi khách với nhau, phối hợp các chương trình về xúc tiến quảng bá để khai thác nguồn khách của cả hai bên, mở rộng thị trường, trao đổi và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, mặt khác hai bên cũng đề xuất, tham mưu với các ngành hữu quan của hai bên nhằm tạo điều kiện thông thoáng về giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)