Những khó khăn trong hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 103)

6. Đóng góp của luận văn:

2.5.2. Những khó khăn trong hoạt động du lịch

Bên cạnh những thuận lợi lớn có được để phát triển, thì hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái cũng gặp phải không ít những khó khăn, trong đó nổi bật lên một số khó khăn cơ bản, có sự khác biệt nhất định so với một số địa phương khác:

Thứ nhất, đó là sự không đồng bộ về cơ chế quản lý biên mậu của hai

bên thành phố Móng Cái - Việt Nam và thành phố Đông Hưng - Trung Quốc. Hiện nay tại Móng Cái có 1 cửa khẩu chính nghạch là cửa khẩu quốc tế Móng cái và 3 cửa khẩu tiểu nghạch là KaLong, Lục Lầm và Vạn Gia. Một lượng hàng hóa lớn hàng năm của hai bên thường được thông quan qua 3 cửa khẩu tiểu nghạch, đây là cách gọi của Việt Nam. Phía Trung Quốc hoàn toàn không công nhận đó là cửa khẩu, tất cả các mặt hàng hóa qua đây đều được liệt vào danh sách hàng lậu, hàng trốn thuế. Thời gian họ có thể mở hay đóng là hoàn toàn không phụ thuộc vào phía Việt Nam, không có sự thông báo trước, cho nên việc nhập hay xuất hàng hóa đối với các doanh nghiệp thương mại, các tư thương biên giới ở Móng Cái rất khó khăn, nhiều khi phải làm cả đêm cho công việc xuất nhập này, có thời gian phía Trung Quốc cấm biên đến cả nhiều tháng, dẫn đến tồn đọng hàng hóa ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Các tư thương tại các chợ do không có hàng hóa để cung cấp, họ phải xé lẻ các mặt hàng rồi thuê các cư dân sinh sống tại Móng Cái dùng thông hành biên giới để qua cửa khẩu chính nghạch khuân vác hàng hóa, có thời gian, hàng ngày có hàng nghìn lượt người chen chúc vác hàng qua lại, một cảnh tượng chen lấn rất lộn xộn tại cửa khẩu, làm ảnh hưởng mất mỹ quan không nhỏ trong con mắt của du khách qua đây. Hơn thế nữa, nhiều khi tại các chợ luôn bị thiếu hàng hóa, hoạt động của chợ và các trung tâm thương mại thiếu sôi động, không đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm của một số du khách nếu đi đúng vào dịp này, họ sẽ cảm thấy tiếc nuối cho mục đích của chuyến đi, hơn nữa giá cả vào các dịp

này cũng khá cao do khan hiếm hàng, dẫn đến khả năng thu hút hành vi tiêu dùng của du khách đối với nhiều sản phẩm hàng hóa ở Móng Cái bị hạn chế.

Thứ hai, đó là khó khăn về nguồn nhân lực phát triển du lịch nói chung

và du lịch biên mậu nói riêng. Năm 2001, trên toàn thành phố Móng Cái mới có khoảng 350 lao động tham gia lĩnh vực du lịch, sau mười năm con số đó đạt gần 1.200 lao động, theo tốc độ phát triển như hiện nay, ước tính đến năm 2015, du lịch Móng Cái cần tối thiểu 2.500 lao động để đáp ứng năng lực hoạt động, nhưng trên thực tế thì số lao động hiện tại tham gia vào công tác du lịch ở Móng Cái vẫn chưa vượt qua con số 2.000. Bên cạnh đó, do những tồn tại của lịch sử nên ngành du lịch Móng Cái cũng phải tạm chấp nhận một đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn còn hạn chế. Hơn nữa, lực lượng lao động không thường xuyên là người dân địa phương cũng chưa được đào tạo và trang bị kiến thức, nghiệp vụ du lịch, cho nên chưa thỏa mãn cho du khách.

Thứ ba, đó là khó khăn bởi sự bãi bỏ cơ chế chính sách đầu tư cho hạ

tầng phục vụ du lịch ở khu vực biên giới, kể từ khi luật ngân sách nhà nước sửa đổi, quyết định số 185/2003/QĐ-TTg về bãi bỏ các quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp trở lại, đầu tư trở lại từ các khoản thu ngân sách nhà nước và thực hiện cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương ra đời, cho nên nguồn vốn đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu bị giảm hơn 90% so với trước đây.

Thứ tư, công tác quản lí hoạt động lữ hành của các doanh nghiệp hai bên

về khách du lịch qua biên giới còn nhiều bất cập, chưa có sự hợp tác chính thống, không bài bản, vẫn mạnh ai nấy làm. Đặc biệt một số doanh nghiệp tại Móng Cái không có sự đoàn kết, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh bằng mọi giá để có khách, cung cấp dịch vụ kém chất lượng để hạ giá thành, hậu quả là khách du lịch gánh chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình

Thứ năm, quản lí Nhà nước đối với hoạt động lữ hành chưa được chú trọng một cách đồng bộ , thống nhất , mất kiểm soát , các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này không có đi ̣nh hướng cu ̣ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Trang 103)