Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 89)

Có một nghịch lý đang tồn tại ở nhiều địa điểm du lịch đó chính là : bên cạnh sự phát triển quá nhanh về cơ sở vật chất của du lịch thì nhu cầu về nhân lực phục vụ cho du lịch lại chƣa đáp ứng kịp thời. Nguồn lao động đáp ứng còn hụt hẫng, mất cân đối và thiếu đồng đều về nhiều mặt, nhất là chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, khả năng giao tiếp…còn rất nhiều hạn chế, chƣa theo kịp đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của du lịch trong thời kì hội nhập và mở cửa này.

Nằm trong guồng quay đó, Long Sơn cũng thiếu hụt lớn nguồn nhân lực, trong khi cơ sở vật chất hạ tầng đang phát triển nhanh chóng. Cho nên việc phát triển nhân lực là một vấn đề cấp thiết.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phê duyệt chỉ đạo thực hiện đề án “ Kế

hoạch và tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2004-2006”. Tuy nhiên hiện nay tại khu vực Long

Sơn vẫn còn bị bỏ quên, do đó Long Sơn cần có chinh sách phát triển nhân lực của riêng mình nhƣ :

- Phối hợp với Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu và các trƣờng đào tạo du lịch tại TP.HCM tổ chức các lớp đào tạo thực hành ngắn hạn cấp tốc cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ du lịch ở địa phƣơng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự hiếu khách của ngƣời dân xã đảo.

- Xây dựng kế hoạch cầu thị nhân tài về phục vụ cho du lịch của đảo. - Mở lớp tập huấn đội ngũ thuyết minh viên tại điểm du lịch, chuẩn hoá các nội dung về Long Sơn. Ngoài ra, cần chú trọng yếu tố ngoại ngữ là một trong những yêu cầu cần chú trọng.

- Tập huấn công tác đón tiếp du khách cho các bộ quản lý, nhân viên kinh doanh du lịch của mình.

- Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch, hƣớng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

- Thực hiện điều tra, phỏng vấn ngƣời dân trong xã đảo, để đánh giá mức độ quan tâm của họ đối với sự phát triển du lịch, thái độ phục vụ của các nhân viên ngành du lịch. Qua đó, giáo dục ý thức, lối sống văn hóa cho cộng đồng dân cƣ để hình thành “ du lịch cộng đồng”. Trƣớc mắt tiến hành giáo dục trong gia đình, trong nhà trƣờng đi đôi với việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ngoài nhà trƣờng.

Có thể nói, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch đảm bảo đủ về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, từng bƣớc tiến hành xã hội hóa du lịch là nhiệm vụ trƣớc mắt Long Sơn cần phải làm nếu nhƣ muốn một ngày không xa Long Sơn sẽ hóa Rồng trong ngành du lịch nhƣ tên gọi của quê hƣơng này.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát, nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu tài nguyên sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)