Giải pháp về thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 82)

Giải pháp về thị trƣờng khách du lịch là rất quan trọng trong việc phát triển du lịch cho một điểm đến. Cần xác định lại thị trƣờng du lịch hiện tại của Vũng Tàu nói chung và Long Sơn nói riêng chỉ là thị trƣờng nội địa là chính. Việc mở rộng thị trƣờng là điều đầu tiên cần phải nghĩ đến và sau đó liên kết chặt chẽ với các đơn vị bạn trong khu vực là kế hoạch khả thi để thu hút thêm nguồn khách đến với Long Sơn. Đồng thời cần xác định Long Sơn là điểm nối tour từ Tp.HCM và Phan Thiết, Nha Trang. Do đó, cần tạo ra thị trƣờng liên kết theo mô hình “Tam giác vàng” là Tp.HCM – Vũng Tàu – Phan Thiết.

Từ thực tế hoạt động du lịch, du lịch Vũng Tàu nói chung Long Sơn nói riêng rất mong muốn mở rộng thị trƣờng khách quốc tế và nội địa, ngành du lịch cần nhiều nghiên cứu mạnh dạn hơn về đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tạo nét riêng biệt cho sản phẩm du lịch, xây dựng đƣờng tour hợp lý và Long Sơn cần có những kế hoạch xây dựng các dịch vụ vui chơi giải trí, … bổ trợ khác nhằm kéo dài thời gian lƣu trú của du khách.

Có thể nói Tp.HCM là trung tâm đầu mối liên kết nguồn khách nội địa cũng nhƣ là khách quốc tế mạnh mẽ. Do đó, cần phân loại ra các mảng thị trƣờng khác nhau để tìm hiểu nhu cầu thích hợp cho từng loại nhóm du khách.

Thị trƣờng nội địa nhiều tiềm năng nhất là khu vực Bắc Bộ, nhu cầu về biển về làng quê Nam Bộ với những phong cảnh sông nƣớc hữu tình, rặng bần, rặng đƣớc, ruộng muối, làng bè cá…mênh mông là nơi thu hút bƣớc chân du khách đến từ miền Bắc. Cần xác định rõ lại thị trƣờng này một cách tốt nhất bởi trong tâm trí họ cái tên gọi Vũng Tàu hầu nhƣ ai cũng một lần nghe nói đến…

Cần khai thác Long Sơn và quảng bá hơn nữa cho thị trƣờng du lịch nội địa trong khu vực Nam Bộ mà vùng phụ cận là quan trọng nhất. Mô hình tour ngắn ngày thƣờng phù hợp hơn cho nhóm khách này.

Khách Úc là một thị trƣờng khách nƣớc ngoài hầu nhƣ ít ỏi biết đến Vũng Tàu nhờ vào chứng tích còn xót lại trong chiến tranh là căn cứ Long Tân – nơi có nấm mộ tập thể của các binh sĩ ngƣời Úc trong chiến tranh Việt Nam. Do đó, cần phát triển thị trƣờng này hơn nữa để quảng bá rằng Vũng Tàu không chỉ có bãi biển nên thơ, căn cứ Long Tân ra, Vũng Tàu còn có một Long Sơn yên bình với thiên nhiên hoang sơ hấp dẫn lòng ngƣời. Trƣớc mắt hình thức homestay là rất phù hợp sự ƣa chuộng nhóm khách này.

Nhóm khách thứ hai hiện tại đang đến với Vũng Tàu thông qua các công ty du lịch là nhóm khách châu Á nhƣ Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine,… nhƣng sản phẩm du lịch hiện tại của Vũng Tàu không làm hài lòng du khách và hầu nhƣ chƣa có một đoàn khách nào biết tới Long Sơn. Du lịch Vũng Tàu cần nghiên cứu lại nhóm khách nhiều tiềm năng này – Long Sơn là nơi khám phá, Vũng Tàu là nơi nghỉ ngơi mua sắm. Hiện nay, du lịch Vũng Tàu kêu gọi ngành tập trung đón nhiều du khách nƣớc ngoài nhƣng việc nghiên cứu thị trƣờng hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng.

Hiện nay hệ thống nối kết về tuyến đƣờng bộ giữa Tp.HCM và Pnom Penh, Seam Reap rất tốt. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế và thời gian nhàn rỗi ngƣời dân Campuchia đang phát triển mạnh. Ngƣời dân Campuchia thƣờng qua Tp.HCM để học tập, khám chữa bệnh ngày càng nhiều, cộng với điều kiện tự nhiên mà tại nƣớc Campuchia cũng ít có nhƣ những bãi biển khá đẹp và thoải nhƣ Vũng Tàu là điều mà khách Campuchia muốn đƣợc ít nhất một lần tìm đến.

Nhóm khách ngắn ngày hiện nay rất thuận lợi cho Vũng Tàu, cho Long Sơn mà hầu nhƣ bị lãng quên – khách tàu biển. Nhƣ đã trình bày trong chƣơng 2, hiện nay bến tàu cho khách tàu biển ghé tại miền Nam chủ yếu là cập bến tại cảng Cái Mép - cách Long Sơn khoảng hơn 10km và cách trung tâm Vũng Tàu hơn 35km, họ thƣờng lƣu lại 1 ngày hoặc 2 ngày. Ngành du lịch Vũng Tàu cần nghiên cứu đƣa sản phẩm du lịch Long Sơn đến với thị trƣờng đa dạng và nhiều

tiềm năng này. Long Sơn với thiên nhiên tự nhiên và thủy hải sản tƣơi phong phú chủng loại thật sự là một nơi thu hút thị trƣờng này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 82)