Điều kiện dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 55 - 56)

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lƣợng khách và doanh thu từ dịch vụ du lịch của TP.Vũng Tàu luôn chiếm gần 50% trong tổng lƣợng khách và doanh thu du lịch toàn tỉnh. Ý thức đƣợc vị trí, vai trò trong sự phát triển chung của tỉnh, TP. Vũng Tàu đã tập trung mọi nguồn lực để đƣa du lịch đi lên. Tính đến hết tháng 7/2013, toàn tỉnh có hơn 1.513 cơ sở lƣu trú du lịch với 473 khách sạn, nhà nghỉ tƣơng ứng với 7.699 phòng, trong đó có 99 khách sạn và resort từ 1 đến 5 sao.

Tuy nhiên tất cả các khách sạn lớn đều tập trung ở trung tâm thành phố Vũng Tàu hoặc ven biển Long Hải. Từ Long Sơn đến trung tâm thành phố cũng khoảng 30km. Cự ly gần hơn với Long Sơn có lẽ chỉ là thành phố Bà Rịa, khoảng 8km, nhƣng hệ thống cơ sở lƣu trú nơi đây chủ yếu là những motel và những khách sạn tƣ nhân nhỏ lẻ.

Còn tại đảo Long Sơn hiện nay hình nhƣ chƣa thấy khách sạn nào mọc lên ngoài khu du lịch sinh thái Du Sơn có khu nghỉ lại qua đêm dành cho khách phƣơng xa. Thông thƣờng du khách có nhu cầu nghỉ lại qua đêm với trải nghiệm đời thƣờng của dân bản địa thì thƣờng chọn nghỉ tại Nhà Lớn Long Sơn – đây là cơ sở tín ngƣỡng dân gian của địa phƣơng với tên gọi thân quen là Đạo Ông Trần, họ sẽ đƣợc cho ở tại các phố. Những phố này là những dãy nhà nhiều gian dài vài chục mét, nguyên gốc đƣợc ông Lê Văn Mƣu (còn gọi là Ông Trần) cho dựng lên để cho những ngƣời mới đến Long Sơn có chỗ trú ngụ, trƣớc khi có đủ điều kiện để cất nhà cửa ổn định cho gia đình „ra riêng‟. Có tổng cộng 5 dãy phố và hiện tại một phố vẫn còn ngƣời ở, một phố đang chờ sửa chữa và ba phố đƣợc dành riêng cho khách nghỉ lại qua đêm. Về cơ bản, trong phố không có giƣờng ghế gì cả, phố chỉ là một ngôi nhà to lợp ngói nền lát gạch tàu. Phía sau phố có dãy nhà vệ sinh, nhà tắm và vòi nƣớc sạch để khách có thể tắm rửa, vệ sinh. Hiện tại, tại Nhà Lớn có vợ chồng anh Mƣời, là tín đồ sống tại Long Sơn, phụ trách việc phục vụ khách nghỉ qua đêm, mà ngƣời dân gọi là „ngủ với khách’. Anh Mƣời là nông dân, canh tác ruộng muối tại đảo này và chị Mƣời thì buôn bán các loại mắm ruốc, con ruốc, tƣơng chao cho khách ở chợ ngay trƣớc Nhà Lớn. Khi có khách nghỉ lại đêm, anh chị Mƣời sẽ trải chiếu, giăng mùng và mang gối ra cho khách nghỉ. Anh chị cũng sẽ ngủ lại tại phố với khách để đảm bảo an toàn cho khách và giúp đỡ khách khi cần thiết. Anh chị cho biết là nhiều du khách cảm kích sự chu đáo ân cần của vợ chồng anh nên đã cho tiền trƣớc khi rời khỏi vào buổi sáng hôm sau, tuy nhiên anh chị đều không nhận vì “làm cung cho ông mà, không phải vì tiền.”

Về khu vui chơi giải trí thì tại Long Sơn chỉ có duy nhất ở KDL Du Sơn với mô hình nghỉ dƣỡng và các hoạt động thể thao nhƣ sân tenis, bóng chuyền,… Ngoài ra, vào những ngày lễ lớn của đạo Ông Trần thì du khách sẽ đƣợc tham gia một số hoạt động văn hóa tín ngƣỡng cũng nhƣ các trò chơi giải trí của một số doanh nghiệp tổ chức diễn ra trong suốt những ngày lễ lớn này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)