Giải pháp về bảo tồn tài nguyên sinh thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 88 - 89)

Bảo tồn tài nguyên sinh thái là một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc khai thác và phát triển du lịch tại Long Sơn nói riêng, Vũng Tàu nói chung. Cần phải có những biện pháp hợp lý và hữu dụng trong việc qui hoạch, khai thác và quản lý nguồn tài nguyên hiện có của nơi này.

Tăng cƣờng nhận thức về giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho các bên tham gia du lịch bao gồm cả cấp quản lý, chính quyền địa phƣơng, cộng đồng cƣ dân xã đảo Long Sơn, ngƣời kinh doanh du lịch và khách du lịch.

3.3.8.1. Cơ quan quản lý nhà nước

- Xây dựng kế hoạch thống kê số liệu, đánh giá và phân loại tài nguyên sinh thái trên toàn xã đảo và công bố rộng rãi tại UBND xã hay Trung tâm tài nguyên của xã. Có kế hoạch ngăn chặn tác nhân và yếu tố xấu ảnh hƣởng đến sự phát triển của tài nguyên.

- Thực thi đúng các chính sách bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu, đề xuất quy trình tôn tạo và khôi phục theo đúng giá trị của các tài nguyên nơi đây và gửi lên các cấp quản lý cao hơn nhằm tìm ra hƣớng hợp lý.

- Nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức đúng đắn về giá trị của tài nguyên sinh thái cho đội ngũ các cán bộ quản lý ở địa phƣơng.

- Tuyên truyền rộng rãi trên các phƣơng tiện đại chúng về tầm quan trọng của tài nguyên sinh thái và vận động sự giúp sức bảo vệ tài nguyên của cƣ dân địa phƣơng và khách du lịch.

- Khuyến khích, khen thƣởng thiết thực cho quần chúng, cá nhân có công gìn giữ, bảo tồn tài nguyên sinh thái và có trách nhiệm tố giác những tác động gây nguy hại đến tài nguyên nơi đây.

- Tránh tổn thất thông qua công tác tiền hoạch định. Cần phải hoạch định đúng đắn và phải theo dõi, giám sát liên tục.

- Ngành du lịch chỉ đạo các đồng nghiệp du lịch giảm thiểu tiêu thụ các nguồn lực du lịch. Ƣu tiên các nguồn lực hiện có ở địa phƣơng hơn là nhập khẩu, nếu có thì phải theo khuynh hƣớng thích hợp và bền vững.

3.3.8.2. Các tổ chức kinh doanh du lịch

- Giảm thiểu về sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ thấy đƣợc những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trƣờng và làm tăng chất lƣợng của sản phẩm du lịch.

- Các dự án đƣợc triển khai không có tác động môi trƣờng hoặc sử dụng tài nguyên một cách lãng phí và không cần thiết.

- Giảm nguồn rác thải và đảm bảo việc xử lý rác thải do du lịch thải ra một cách bền vững. Sử dụng công nghệ xử lý rác thải và tái chế rác thải.

- Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm phục hồi những tổn thất nảy sinh từ những dự án du lịch.

3.3.8.3. Người dân địa phương

- Luôn có ý thức bảo vệ tài nguyên sinh thái nhƣ bảo vệ nguồn lợi vô giá về kinh tế - xã hội cho địa phƣơng.

- Mỗi ngƣời dân là một chiến sĩ đi đầu trong công tác tuyên truyền, quảng bá và gìn giữ hình ảnh đẹp của địa phƣơng mình.

- Tích cực tố giác và ngăn chặn sự xâm hại đến tài nguyên sinh thái của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)