Tài nguyên sinh thái ở Long Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 40)

2.1.1. Địa hình

Theo số liệu thống kê năm 2010 của UBND xã Long Sơn, tổng diện tích tự nhiên của Long Sơn là khoảng 3.702,6 ha, trong đó đất xây dựng để ở và sinh hoạt cộng đồng chỉ chiếm 10%, đa phần diện tích là đất ngập mặn và hoang hóa. Cảnh quan của Long Sơn khá đa dạng nhờ địa hình kết hợp biển, núi rừng, sông hồ, đất ngập nƣớc.

Long Sơn trƣớc là một xã đảo. Từ 2002, cây cầu Bà Nanh đƣợc xây nối liền xã đảo và đất liền. Phía Đông giáp sông Dinh, phía Nam giáp xã Tân Hải - huyện Tân Thành, phía Bắc và phía Tây giáp biển.

Long Sơn có diện tích 92 km², trong đó có đến 54 km² là đất liền, còn lại là đất mặn. Xã đƣợc bao bọc bởi kênh rạch, sông biển. Xã đảo Long Sơn gồm một đảo chính nằm men theo triền của núi Nứa, đoạn cuối của dãy núi Phƣớc Hòa đâm ra biển và đảo nhỏ là đảo Gò Găng.

Quần thể núi Nứa ở phía Đông của đảo dài trên 6km, bề ngang chổ rộng nhất 2km. Đây là đoạn cuối cùng nhô ra biển của dãy núi Phƣớc Hòa. Quan sát từ phía nào ta cũng thấy những tảng đá lớn với muôn dáng vẻ lộ ra chơi vơi giữa trời mây. Đó là những tảng đá hoa cƣơng đứng độc lập (mà ta quen gọi là đá mồ côi) không liên kết với nhau, lẫn vào cát trong quá trình vận động tạo sơn kỷ Đệ Tứ cách đây hàng chục triệu năm. Trãi qua thời gian gió mƣa bào mòn đất, để trơ lại những tảng đá cheo leo ở nơi này. Dãy núi Nứa chiếm 30% diện tích đảo lớn với ba đỉnh cao tạo thành thế chân vạc. Cao nhất là đỉnh Bà Trao 183m, đỉnh Hố

Rồng 120m và phía Nam có đỉnh Hố Vông cao trên 100m. Trên đỉnh Bà Trao có cột đá cao hơn 5m có tên là Hòn Một. Cách đó không xa, hai khối đá dài bắc ngang nhƣ con tàu biển gọi là Hòn Tàu. Vào dịp lễ hội du khách thƣờng tới tham quan Hòn Một để thỉnh cầu thiên địa. Từ đỉnh Bà Trao ta có phóng tầm mắt bao quát cả một vùng trời đất, biển khơi. Trƣớc mặt là một thảm rừng ngập mặn xanh tƣơi cây lá, những kênh rạch đan xen nhƣ một trận đồ bát quái. Xa xa Quốc lộ 51 nhƣ cánh cung khổng lồ vẽ lên đƣờng viền từ Bắc xuống Nam. Dọc theo “cánh cung” là khu công nghiệp dịch vụ trải dài từ Thành phố Bà Rịa tới Sao Mai – Vũng Tàu và hàng loạt hải cảng với những con tàu tấp nập ngƣợc xuôi.

Phía Tây – Nam núi Nứa có hòn núi Một và đỉnh Bà Lài. Bên sƣờn núi Một có giếng nƣớc ngọt trong mát do Bà Lài đào từ cuối thế kỷ XIX. Trên hòn Một còn có đền thờ ông đội Nguyễn Văn Đằng, ngƣời đã dũng cảm cầm quân kháng Pháp vào vào cuối thế kỷ XIX.

Dƣới chân núi phía Đông núi Nứa, giữa khu cân cƣ đông đúc theo tín ngƣỡng Ông Trần với một quần thể kiến trúc cổ uy nghi, bề thế.

Dƣới chân núi phía Tây núi Nứa là hồ chứa nƣớc ngọt Mang Cá, mặt hồ mênh mang hàm súc, những đầm sen tỏa hƣơng thơm ngát. Với địa thế sơn thủy hữu tình, núi Nứa là một thắng cảnh đẹp của du lịch Long Sơn.

Xã Long Sơn gồm 11 thôn với tổng diện tích đất là 92km2 trong đó diện tích đất đã đƣợc sử dụng tính đến năm 2003 là 57 km2. Số nhân khẩu: 13.842 nhân khẩu. Đất đai trên đảo phần lớn là cát và đất sét pha cát, đôi chỗ có đất đỏ bazan vết tích của núi lửa trƣớc kia. Đất đai còn tƣơng đối hoang sơ, là tiềm năng rộng mở cho các dự án phát triển dịch vụ, công - nông – ngƣ – diêm nghiệp trong vùng. Diện tích toàn đảo bao gồm đất đai nông nghiệp, vùng gò đồi, kênh rạch, bãi biển phù sa, vùng cửa sông ngập mặn trù phú là điều kiện thuận lợi cho các loài hải sản sinh sôi phát triển.

2.1.2. Khí hậu

Long Sơn nói riêng, Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của đại dƣơng. Thông thƣờng nhiệt độ trung bình nơi này thấp hơn các nơi khác 20

C – 30C. Nhiệt độ trung bình khoảng 270

C, với độ ẩm tƣơng đối trên dƣới 80%; sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong năm

không lớn. Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.370 – 2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, tƣơng ứng với gió mùa Tây Nam, chiếm 90% lƣợng mƣa cả năm; và 10% tổng lƣợng mƣa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm - từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tƣơng ứng với gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt nơi đây hầu nhƣ ít xảy ra bão lớn và lụt lội bao giờ. Về mùa khô, có thể ở đâu đó phải khổ sở vì hanh hao hay buốt giá vì gió chƣớng nhƣng ở Bà Rịa – Vũng Tàu gió chƣớng lại là bạn đồng hành của du khách.

Khí hậu Long Sơn nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (nhƣ tiêu, điều, cao su, cà phê) và cho phát triển một nền lâm nghiệp đa dạng.

2.1.3. Tài nguyên nước

Bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu (trong đó có khu vực Long Sơn) dài trên 100km. Có nhiều vũng vịnh vừa quanh co khúc khuỷu. Nƣớc biển trong và sạch. Độ mặn gần 3.5%. Thủy triều ở đây theo chế độ bán nhật triều tƣơng đối ổn định, lại là vùng biển hầu nhƣ quanh năm không xảy ra bão lớn và gió xoáy – luôn bảo đảm cho sự bình yên.

Nhìn trên bản đồ, Long Sơn là hòn đảo che chắn các cửa sông đổ vào vịnh Ghềnh Rái: sông Thị Vải và sông Ngã Bảy ở phía tây; sông Chà Và, sông Mũi Giùi và sông Dinh ở phía đông. Đây là những cửa sông rộng và sâu, là đƣờng giao lƣu quan trọng để nối với nhiều vùng trong đất liền. Với hệ thống sông ngòi nhƣ vậy, Long Sơn rất thuận lợi giao thông đƣờng thủy và là cửa ngõ quan trọng của đồng bằng miền Đông Nam Bộ.

Long Sơn án ngữ cửa của nhiều con sông lớn nhỏ nhƣ: sông Lòng Tàu, sông Cá Sảo, sông Đồng Nai, sông Dinh,…ngăn giữ phù sa bồi lắng do các dòng sông chuyển tải từ thƣợng nguồn đổ về tạo thành vành đai các cồn cát, bãi bồi sình lầy,… và hàng chục kênh rạch ngang dọc. Thật là một trận đồ bát quái “thiên la địa võng” đối với những ai mới tới vùng đất này.

Do địa hình giáp biển và đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với nhiều diện tích mặt nƣớc biển có nồng độ mặn cao đã tạo điều kiện phát triển cho nghề làm muối nổi tiếng của vùng Bà Rịa này.

Do đặc điểm khí hậu “sáu tháng chọc trời không thấy nƣớc”, diện tích đất đai nhỏ hẹp nên Long Sơn không có sông ngòi nƣớc ngọt. Chủ yếu kênh rạch ở Long Sơn là nƣớc mặn nhƣ rạch Bến Đá (rạch Ông Ben), rạch Cá Đôi ở phía Bắc Đảo, rạch Bến Gỗ ở phía nam và sông Chà Và chạy dọc phía Đông Núi Nứa, chảy vào sông Dinh rồi đổ ra vùng biển phía Tây Nam. Cƣ dân trên đảo chủ yếu sử dụng nguồn nƣớc mƣa để sinh hoạt và từ hồ chứa nƣớc ngọt Mang Cá ở phía Tây chân núi Nứa là chủ yếu. Từ cuối năm 2012, dự án cấp nƣớc sạch đã đƣợc UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai với tổng vốn đầu tƣ trên 650 triệu đồng (kéo trên 2.500m đƣờng ống dọc theo tuyến đƣờng xuyên đảo Gò Găng và Long Sơn) đã góp phần không nhỏ cho hệ thống nƣớc sinh hoạt của cƣ dân trên đảo. Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 9 nhà máy cấp nƣớc với tổng công suất hiện nay gần 160 nghìn m3/ngày đêm. Đến 2020 sẽ là 500 nghìn m3/ngày đêm, đủ cung cấp nhu cầu sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tƣ và nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân.

Cùng với trữ lƣợng hải sản phong phú, biển Vũng Tàu còn chứa trong thềm lục địa những túi dầu và khí thiên nhiêm tiềm tàng, mở ra một ngành công nghiệp mới – công nghiệp dầu khí tại đây. Dầu mỏ ở thế kỷ chúng ta chƣa có nguồn năng lƣợng nào sánh kịp và đang giữ địa vị hàng đầu trong mọi ngành sản xuất. Long Sơn đang và sẽ là nơi có những nhà máy lọc dầu hoạt động ngày đêm.

2.1.4. Tài nguyên động thực vật

Độ che phủ rừng của cả TP. Vũng Tàu là 7,4%, trong đó đa số các khu rừng tập trung trên núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa (xã Long Sơn) với các loại cây nhƣ: cóc rừng, bằng lăng, tràm bông vàng, anh đào, giá tỵ và các loại cây họ dầu. Trên địa bàn Long Sơn còn có nhiều sông lớn nhƣ: sông Dinh, sông Chà Và, sông Mũi Giùi, sông Rạng,… có nhiều bãi bồi và rừng ngập mặn ven sông giúp điều hòa khí hậu. Vũng Tàu còn nổi tiếng với đặc sản nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu và vùng nuôi trồng thủy hải sản tập trung lớn trong nƣớc.

Trên các bãi biển, các sình lầy, cửa sông ở Long Sơn có các dạng thực vật bậc cao, ƣa mặn, thích nghi với cảnh “nửa nƣớc, nửa đất” của vùng triều nhƣ sú, vẹt, trang, đƣớc, mắm, bần… tạo nên cảnh sắc đặc trƣng cho vùng bờ biển nhiệt đới. Đối với đời sống của biển và đại dƣơng cây ngập mặn không đóng vai trò gì đáng kể. Song, sự quần tụ của chúng trên các bãi đất mới bồi cửa sông, trên các sình lầy và bãi triều ven biển lại có những giá trị to lớn khác. Sú, vẹt, mắm, bần, trang, đƣớc … hình thành nên “đê, kè” chắn sóng, chống lại sự bào mòn của biển đối với lục địa, đồng thời còn là công cụ của đất liền tiến chiếm đại dƣơng. Cây ngập mặn tập trung thành rừng, kéo theo chúng là chim trời, cá nƣớc, trăn, rắn, thú rừng… tạo nên một hệ sinh thái đặc trƣng, ổn định trong điều kiện bất ổn định của các nguyên tố yếu tố môi trƣờng – Hệ sinh thái rừng ngập mặn (Mangrove Ecosystem).

Diện tích rừng ngập mặn ở Long Sơn là 1.500 ha. Rừng ngập mặn Long Sơn nằm trong khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu). Các khu rừng ngập mặn đƣợc coi là “lá phổi” không thể thiếu, bảo đảm cho hệ sinh thái ven biển phát triển. Các cánh rừng này cung cấp dinh dƣỡng cho môi trƣờng biển và hỗ trợ các loài thủy sinh lƣợng thực phẩm phong phú các sinh vật phù du. Rừng ngập mặn còn tạo môi trƣờng thích nghi cho dòng nƣớc mặn từ biển chảy vào và cho dòng nƣớc ngọt từ ven sông thoát ra với các loại động - thực vật sinh sôi, phát triển nhanh chóng.

Trƣớc khi ngƣời dân đến khai phá, đảo cũng đƣợc bao phủ bởi rừng rậm hoang vu và đấy cũng là nguồn lâm sản quý giá với các loại gỗ Lim, Gõ, Bằng Lăng, Sao, … Muôn thú sinh sống trong đó có hổ, khỉ, trăn, rắn… Các cánh rừng đó đến nay hầu nhƣ không còn nữa, do sự hủy hoại của chất độc hóa học của Mỹ trong những năm chiến tranh và cả do sự khai thác triệt để của con ngƣời. Bao quanh Long Sơn, nhất là từ Tây Bắc sang Đông Bắc, là sông rạch chằng chịt và một khu rừng ngập mặn rộng lớn. Rừng Sác Long Sơn nối liền với rừng Sác Tân Hòa, Tân Hải, Hội Bài ăn thông với rừng Sác Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh tạo thành một quần thể rừng ngập mặn rộng hàng trăm hecta. Hệ sinh thái rừng ngập mặn hai bên sông nhƣ sú, vẹt, đƣớc…

Theo một số kết quả nghiên cứu về thành phần loài thực vật ngập mặn bậc cao tại rừng ngập mặn xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong ba năm 2008-2010. Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 119 loài thuộc 62 họ có đời sống liên quan đến rừng ngập mặn. Trong đó, nhóm cây ngập mặn chủ yếu có 28 loài thuộc 13 họ, nhóm cây tham gia ngập mặn có 41 loài thuộc 24 họ và nhóm cây di cƣ vào rừng ngập mặn có 50 loài thuộc 25 họ. Các kiểu quần xã thực vật ngập mặn điển hình chủ yếu là quần xã đƣớc đôi (Rhizophora apiculata), quần xã đƣớc đôi-mắm trắng (Rhizophora apiculata- Avicennia alba), quần xã mắm trắng-bần trắng (Avicennia alba-Sonneratia alba)... Thực vật ngập mặn bậc cao tại rừng ngập mặn xã Long Sơn đƣợc chia làm 07 dạng sống khác nhau. Trong đó, dạng cây thân gỗ là thành phần chính trong rừng ngập mặn, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đê biển.

Nƣớc mạch ngầm ở Long Sơn rất hiếm, dân cƣ chủ yếu trồng trọt và sinh sống nhờ vào nƣớc tích tụ trong mùa mƣa, nên diện tích canh tác lƣơng thực, hoa màu bị hạn chế, chủ yếu là các cây lƣu niên: dừa, mảng cầu, mít, xoài, nhãn, điều, …

Ở Long Sơn trong những năm gần đây ngoài sản lƣợng động vật đáy khai thác đƣợc hàng năm đạt con số đáng kể, chủ yếu là giáp xác (tôm, cua), Chân đầu (mực, bạch tuộc…) và Hai vỏ (hầu, sò, điệp…), thì nuôi trồng thủy hải sản cũng đang phát triển ngày một mạnh nhƣ nuôi tôm sú, tôm tích, cá mao ếch, cá chẻm, … Riêng nghề nuôi Hàu ở Long Sơn đã nổi tiếng xa gần lâu nay.

Trên các con sông ở Long Sơn, nghề nuôi trồng thủy hải sản phát triển từ rất sớm, trong đó nhiều nhất là nuôi Hàu.Qua điều tra, thu thập số liệu từ UBND xã Long Sơn, một số đối tƣợng động vật thân mảnh hai mảnh vỏ thƣờng đƣợc nuôi ở khu vực rừng ngập mặn Long Sơn là Hàu cửa sông (Crassostrea rivularis). Chúng thƣờng đƣợc nuôi ở các bãi bồi và lạch sông ven rừng ngập mặn. Cụ thể, với qui mô nuôi bảy lồng bè (kích thƣớc 60m x 25m) thì sản lƣợng nuôi/ năm là 72,8 tấn Hàu cửa sông. Trong khi đó, những đối tƣợng đông vật thân mảnh hai mảnh vỏ đƣợc khai thác ngoài tự nhiên chủ yếu là những loài có giá trị kinh tế cao nhƣ Trùng Trục (Phereonella acutidens) thu hoạch 1,6 tấn/tháng, Điệp tròn (Placuna placenta) 3,1 tấn/ tháng, ….

Xuôi dòng sông Chà Và khi nƣớc cạn để lộ ra các bãi sình, sẽ thấy nhiều ngƣ dân bắt nghêu, ốc, chem chép, móng tay, cúm hoặc dùng chài, lƣới, rập… để đánh bắt các loại thủy hải sản ẩn mình dƣới lớp phù sa ven bờ. Ngoài hàu, nghề nuôi cá bè cũng rất phát triển tại đây. Chủng loại cá khá đa dạng và có giá trị kinh tế cao nhƣ: cá bóp, cá chim, cá mú, cá hồng…

Cần nói thêm, động vật thần mềm (ĐVTM) hai mảnh vỏ là một trong những nhóm loài có tính đa dạng thành phần loài cao trong hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu đã phân tích đƣợc 66 loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (thuộc 21 họ) trong 4 vùng RNM đại diện, trong đó Vƣờn Quốc gia Cà Mau có mức đa dạng thành phân loài cao nhất (48 loài thuộc 18 họ), tiếp đến là Long Sơn (37 loài thuộc 16 họ), Đồng Rui (30 loài thuộc 17 họ) và Hƣng Hòa (21 loài thuộc 12 họ) (Bảng 2.1).

Các họ có mức đa dạng loài cao nhƣ : Veneridae (10 loài), Arcidae (8 loài), Tellinidae (7 loài), Solenidae (6 loài), Mytilidae (6 loài), Ostreidae (5 loài). Một số loài có tỷ lệ bắt gặp cao nhƣ dòm nâu (Modiolus philippinarum, Hanley, 1843), hàu cửa sông (Crassostrea rivularis), vạng (Geloina coaxans), ngán (Austriella corrugata), ngao (Meretrix meretrix), điệp tròn (Placuna placenta).

Bảng 2.1 Thành phần loài ĐVTM hai mảnh vỏ trong 4 vùng RNM Đồng Rui (Quảng Ninh), Hưng Hòa (Nghệ An), Long Sơn (Vũng Tàu), Vườn Quốc gia Cà Mau (Cà Mau)

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Hải sản)

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Phân bố Đồng Rui Hƣng Hòa Long Sơn Cà Mau Arcidae Họ sò

1 Anadara antiquata Linnaeus, 1758 Sò lông + + + 2 Anadara subcrenata (Lienschke,

1869)

Sò lông + + + +

3 Anadara granosa (Linnaaus, 1758) Sò huyết + + + 4 Anadara globosa (Reeve, 1844) Sò hình cầu +

5 Anadara nodifera (Martens, 1860) Sò nodi + 6 Anadara cornea (Reeve, 1844) Sò lông +

7 Anadara sp.1 + 8 Anadara sp.2 + Mytilidae Họ vẹm 9 Brachyodontes emarginatus (Reeve, 1858) Quéo + +

10 Brachyodontes senhousei (Benson, 1842)

Quéo + +

11 Mytilus smaragdinus Chemnizt, 1785

Vẹm vỏ xanh + + +

12 Modiolus vaginus (Lamarck, 1819) +

13 Xenostrobus atrata (Lischke, 1871) + 14 Perna viridis (Linnaeus, 1758) Vẹm xanh + + +

Pholadidae

15 Barnea candida (Linnaeus, 1758) +

Placunidae Họ điệp

16 Placuna placenta (Linnaeus, 1758) Điệp tròn/điệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)