Cơ sở hạ tầng đƣợc coi nhƣ là một bộ khung cốt lõi của sự phát triển dịch vụ du lịch. Do đó, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cần thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng các chính sách ƣu đãi, cơ chế thông thoáng, mời gọi các nhả đầu tƣ và các thành phần kinh tế cùng tham gia vào kinh doanh du lịch trên địa bàn Long Sơn. Qua đó, chú trọng tập trung mời gọi các dự án đầu tƣ hệ thống nhà hàng, cơ sở lƣu trú, các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm tại Long Sơn.
- Tăng cƣờng kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ này đúng tiến độ nhƣ qui hoạch đã phê duyệt.
3.3.3.1. Hệ thống giao thông * Hệ thống giao thông đường bộ:
Do nằm trong mối tƣơng quan với hệ thống giao thông của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên hệ thống các quốc lộ đến với Long Sơn đang hoàn thiện dần nhƣ QL51, QL55, QL56,…và hiện nay đƣờng cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây đang dần hoàn thiện là một điểm nối kết nữa giữa Long Sơn với các khu vực lân cận, nhằm rút ngắn thời gian và cự ly đi lại giữa xã đảo Long Sơn và Tp HCM cũng nhƣ khu vực Tây Nguyên và Đồng Nai.
Cùng với sự góp mặt của hai công trình cầu Gò Găng và cầu Bà Nanh trong giai đoạn gần đây thì đƣờng đến Long Sơn đã thuận tiện hơn rất nhiều so với trƣớc đây. Tuy nhiên, yếu tố nội tại vẫn đang là vấn đề ngành du lịch địa phƣơng cần nhìn nhận một cách tích cực. Hiện tại đƣờng nội bộ khu vực đảo Long Sơn còn nhỏ hẹp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu khách du lịch khi sử dụng
xe lớn 45 chổ đến đây và không thấy khu vực bãi đỗ xe, ngoại trừ khuôn viên rất nhỏ trƣớc Nhà lớn Long Sơn. Đặc biệt ngõ vào Long Sơn từ cầu Bà Nanh rất thông thoáng nhƣng khi tiếp cận dần khu trung tâm thì đƣờng vẫn còn nhỏ bé. Ngõ thứ hai còn lại để vào Long Sơn từ hƣớng thành phố Vũng Tàu qua cầu Gò Găng thì hai bên đƣờng là những ruộng muối và đầm ngập nƣớc. Do đó, ngành du lịch địa phƣơng cần phải đầu tƣ mở rộng các con đƣờng trong nội ô khu xã đảo (tuy nhiên vẫn phải giữ lại những con đƣờng nhỏ đẹp mang tính chất êm đềm miền quê nhƣ khu vực hồ Nƣớc Ngọt là một ví dụ điển hình) và cần phải có hoạch định xây dựng các bãi đỗ xe hợp lý và an toàn. Tránh tình trạng xây dựng tràn lan dẫn đến việc phá hoại môi trƣờng và phong cách sống vốn yên bình của Long Sơn. Thêm nữa, cần đẩy nhanh tiến độ mở rộng tuyến đƣờng đến khu nhà bè nuôi Hàu của đảo và qui hoạch xây dựng bến đỗ cho các loại xe du lịch tại bến cảng chung cho làng bè.
* Hệ thống giao thông đường thủy:
Cần chỉnh trang và nâng cấp bến cầu tàu khu làng bè Long Sơn cho hợp lý và an toàn. Hiện nay, khu vực này vẫn là tự phát và gây mất mỹ quan cũng nhƣ độ an toàn cho du khách đến đây.
Cần xây mới bến tàu du lịch ở vị trí thích hợp nhằm nối kết tuyến đƣờng thủy tàu cao tốc hiện nay từ Tp HCM – Vũng Tàu và ngƣợc lại. Điều này sẽ tạo thêm một kênh kết nối và một trãi nghiệm mới cho du khách đến từ hai phía Vũng Tàu và Tp HCM.
Một tầm nhìn xa hơn, theo nhƣ bản qui hoạch mới đây của Long Sơn thì ngoài xây mới bến cảng dầu khí cho khu hóa dầu thì cũng xây mới khu cảng tổng hợp tiềm năng ở vịnh Gềnh Rái, cũng khá gần với khu qui hoạch du lịch sinh thái. Xét thấy đây là yếu tố thuận lợi cho Long Sơn vì hiện nay, nhƣ chƣơng 2 đã trình bày, các tàu biển chở khách du lịch cập bến khu vực phía Nam chỉ thƣờng mƣợn bến cảng thƣơng mại Cái Mép - cách Long Sơn 10km - để đổ đón khách. Hiện nay chƣa có bến tàu nào chuyên phục vụ du lịch riêng biệt. Thiết nghĩ rằng , bến cảng này cũng là bến cảng dành cho tàu cao tốc nhƣ nói ở phần trên là hợp lý và có tính khả thi cao.
Xét về vị trí thì Long Sơn nằm chính giữa hai sân bay quan trọng: 30km về hƣớng trung tâm thành phố Vũng Tàu là sân bay Vũng Tàu, 30km về hƣớng Đồng Nai và Tp HCM là sân bay quốc tế Long Thành.
Khu vực Long Sơn không có sân bay nhƣng muốn kết nối với thế giới bên ngoài nhanh hơn thì cần thúc đẩy cải tạo và nâng cấp sân bay Vũng Tàu. Đây đƣợc coi là cửa ngõ quan trọng trong tƣơng lai nếu nhƣ muốn đƣa du lịch Vũng Tàu lên một tầm cao mới. Sân bay quốc tế Long Thành khi đƣa vào hoạt động trong tƣơng lai gần sẽ là một cơ hội lớn để Long Sơn phát triển du lịch nhanh hơn, đặc biệt thị trƣờng quốc tế là thị trƣờng mà lâu nay du lịch Vũng Tàu đã bỏ quên.
3.3.3.2. Hệ thống bưu chính viễn thông
Hệ thống bƣu chính – viễn thông của Vũng Tàu trong thời gian qua hoạt động khá tốt và rộng khắp. Long Sơn cũng hòa chung sự phát triển đó. Tuy nhiên cần nâng cấp hệ thống bƣu chính cho khu vực này. Nâng cấp hệ thống bƣu điện và xây dựng mới hoàn toàn các trạm thu nhận thƣ từ cho ngƣời dân địa phƣơng và du khách. Trƣớc mắt tập trung xây dựng các trạm thu nhận thƣ từ và cung cấp dịch vụ báo chí, dịch vụ sim card kết hợp nhà vệ sinh tại các điểm tham quan hay những khu tập trung đông dân cƣ.
3.3.3.3. Hệ thống điện
Hệ thống điện của Long Sơn hiện nay khá tốt. Cần tuyên truyền và kiểm tra vấn đề sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện trong dân chúng cũng nhƣ khách du lịch. Tất cả nhằm hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra và thể hiện lối sống văn minh cho ngƣời dân địa phƣơng và du khách gần xa.
Các tuyến đƣờng nội bộ cần xây dựng mới hệ thống đèn về đêm sao cho hợp lý tạo sự an toàn và mỹ quan xã đảo.
Chú ý kiểm tra thƣờng xuyên độ an toàn các hệ thống điện đƣợc truyền từ đất liền ra các làng bè và nghiêm cấm sử dụng điện trong khai thác đánh bắt thủy hải sản nơi đây. Cần có những chế tài rất nghiêm cho những hành động hủy hoại môi trƣờng thiên nhiên này và cần phải tuyên truyền thƣờng xuyên hơn nữa trong dân chúng và du khách về bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái nơi đây.
3.3.4.1. Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống
Về cơ sở vật chất lƣu trú du lịch và nhà hàng còn chƣa đáp ứng nhu cầu du khách ngày một phát triển, do vậy cần đột phá trong đầu tƣ cơ bản. Cần xây dựng các khách sạn, resort đạt chuẩn quốc tế để hƣơng tới thị trƣờng du khách mục tiêu nơi đây là khách quốc tế, những ngƣời công tác trong lĩnh vực dầu khí, thị trƣờng du khách này đầy tiềm năng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn cho dịch vụ xứng đáng, nhu cầu nghĩ dƣỡng, thể thao cao …tạo đƣợc một số lƣợng lớn việc làm cho ngƣời dân.
Xây dựng và nâng cấp tiêu chuẩn hệ thống nhà hàng, khách sạn cho khu vực thành phố Bà Rịa và trung tâm thành phố Vũng Tàu. Nâng cao về số lƣợng cũng nhƣ về chất lƣợng hệ thống này là điều mà Vũng Tàu cần phải nhanh chóng thực hiện. Trong mục tiêu hƣớng tới của ngành du lịch Vũng Tàu là đón nhiều khách du lịch quốc tế đến đây, tuy nhiên với hiện trạng hệ thống nhà hàng khách sạn nhƣ đã nêu chƣơng 2 thì không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch quốc tế ngày một đông. Ngoài ra theo hƣớng cần phân tán các khách sạn cao cấp, resort nhƣ hiện nay của Vũng Tàu ra những khu vực riêng biệt, không co cụm lại trong trung tâm thành phố Vũng Tàu thì Long Sơn cần phải có ít nhất xây mới vài resort cao cấp là điều hợp lý. Điều này sẽ thu hút sự dừng chân du khách lâu hơn ở Long Sơn và cũng không làm phá đi vẻ đẹp thiên nhiên vốn có của Long Sơn bằng những khu cao ốc khách sạn lớn.
3.3.4.2. Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí
Đầu tƣ xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí phục vụ ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ du khách. Tuy nhiên yếu tố thiên nhiên cần phải đƣợc tính đến sao cho hài hòa với những dự án vui chơi giải trí này. Trƣớc mắt, cần hỗ trợ khu du lịch nghỉ dƣỡng dã ngoại Du Sơn nhằm cải tạo và nâng cấp các dịch vụ nơi đây – có thể đây là điểm nhấn cho Long Sơn với tổ hợp nghỉ dƣỡng – vui chơi giải trí – thể thao cho du khách gần xa.
3.3.4.3. Các sản phẩm – dịch vụ
Du lịch Long Sơn cần xác định đƣợc sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm có nét đặc trƣng riêng biệt chỉ có ở Long Sơn. Từ nguồn tài nguyên sinh thái phong phú hiện có, Long Sơn cần tập trung triển khai phát triển sản phẩm có
chất lƣợng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực nhƣ: du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch khám phá,….
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách. Phát triển loại hình du lịch về nguồn kết hợp với du lịch sinh thái nhờ nét đẹp văn hóa mang đậm chất Nam Bộ mà hàng trăm năm nay vẫn đƣợc ngƣời dân trong xã bảo tồn và phát huy.
Phát triển một số loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa thể thao, du lịch làng nghề. Rừng sinh thái ngập mặn Gò Găng –Long Sơn…nơi đây có thể phát triển các loại hình du lịch leo núi, cắm trại, chơi trò chơi vận động trên biển, team building, du lịch dã ngoại trên sông nƣớc, thăm làng nghề truyền thống, thăm các trang trại nuôi trông thủy hải sản, trồng cây đặc sản …
Phát triển du lịch nghĩ dƣỡng. Mở rộng và tôn tạo khu du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng Du Sơn. Cần có thêm những sản phẩm mới nhƣ xây dựng resort mang đâm tính nhân văn và thiên nhiên; hay cần thêm nữa du thuyền có phòng nghỉ cao cấp qua đêm trên sông. Cần nói thêm về du thuyền, đây là điểm nhấn của sản phẩm du lịch nơi đây. Có thể kết hợp đón khách bằng đƣờng thủy từ bến tàu Cái Mép về Long Sơn.
Nghiên cứu và phát huy từ mô hình nhà nghỉ Long Sơn, cần phát triển mô hình homestay ở Long Sơn. Du khách nƣớc ngoài rất chuộng loại hình này, họ muốn hòa mình vào thiên nhiên để trải nghiệm cuộc sống của ngƣời dân nơi đây. Từ đây kết hợp tham quan và trải nghiệm với việc nuôi trồng thủy hải sản, nghề làm muối hay cách canh tác vƣờn rau sau nhà,….
Qua đây, cần có những chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc mà không đâu có nhƣ chƣơng trình múa Bóng Rỗi Nam Bộ, phục dựng biểu diển lễ Nghinh Ông, đám cƣới Nam Bộ,.... hay sƣu tầm và bố trí thực hiện những khu vực tổ chức trò chơi dân gian kết hợp với tài nguyên sinh thái nơi đây.
Hiện nay, tầng lớp đông đảo thanh niên sinh viên ở các thành phố lân cận cần lắm những sân chơi vận động thể thao. Tài nguyên Long Sơn có nhiều tài nguyên sinh thái thuận lợi cho việc tổ chức các sản phẩm du lịch thể thao nhƣng chúng ta chƣa có kế hoạch hành động cụ thể để tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn nơi đây. Sau đây là một số đề nghị:
- Nghiên cứu và tôn tạo lại khu vực đỉnh Bà Trao, tạo sân chơi cho thanh niên leo núi thƣởng lãm cảnh trời sông nƣớc và rèn luyện thể lực. Núi Nứa không phải là ngọn núi cao nhƣng có dốc ngoằn ngoèo nên rất vừa tầm cho việc leo núi bằng đƣờng bộ.
- Nghiên cứu trong khu vực núi Nứa, xây dựng và tổ chức mô hình leo núi bằng dây đu.
- Nghiên cứu và tạo sản phẩm du lịch xe đạp trong các làng nhỏ và khu vực quanh đảo. Kết hợp với mô hình homestay, du khách nƣớc ngoài rất hào hứng cho sản phẩm này.
- Nghiên cứu mô hình vƣợt sông bằng dây qua khu vực hồ nƣớc ngọt. - Nghiên cứu mô hình bơi thuyền bằng tay, thử cảm giác lái thuyền thúng trên sông tại khu vực hồ nƣớc ngọt.
- Nghiên cứu kỹ mô hình du lịch câu cá ở những khu vực tự nhiên có nhiều loài cá, các loài thân mềm và các loài giáp xác có thể câu đƣợc.
- Ngoài ra cần nghiên cứu những mô hình mới ứng dụng cho loại hình du lịch team building kết hợp với tài nguyên sinh thái nơi đây.
Cần nghiên cứu và xây dựng trung tâm dữ liệu nghiên cứu hệ thống động thực vật biển và khu rừng ngập mặn. Điều này sẽ cuốn hút rất đông du khách gần xa và sinh viên học sinh trong tỉnh và các vùng lân cận về đây nghiên cứu học tập tham quan. Từ trung tâm này, Long Sơn sẽ là nơi đƣa những thông điệp về ý thức bảo vệ môi trƣờng đến với tầng lớp thanh niên và mọi ngƣời nhằm ngày một gìn giữ Long Sơn trở thành một hòn đảo xanh.
Tuy là nơi không có nguồn suối khoáng hay những những yêu cầu khác cho du lịch chữa bệnh. Nhƣng với điều kiện khí hậu biển trong lành và khung cảnh thiên nhiên ƣu đãi, Long Sơn cần phát triển loại hình du lịch chữa bệnh dựa trên quan niệm dân gian và cây cỏ nơi đây. Trƣớc đây Long Sơn còn là hòn đảo tách biệt với đất liền nhƣng ông Lê Văn Mƣu cùng gia quyến dân làng đến đây lập làng lập ấp sinh sống, họ vẫn thƣờng dùng cây cỏ xung quanh để chữa bệnh trong làng theo phƣơng pháp dân gian. Từ ý tƣởng này, cần xây dựng khu vực khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp với vật lý trị liệu. Từ đó, cần phải đầu tƣ xây dựng các cơ sở trang thiết bị phù hợp nhƣ phòng khám, phòng điều
trị, phòng điều dƣỡng, phòng tập thể dục, bể bơi, …với các trang thiết bị cần thiết chữa bệnh có số lƣợng và chất lƣợng tốt nhƣng phải đƣợc thiết kế, bố trí nhƣ những nơi du lịch nghỉ dƣỡng lý tƣởng. Ngoài ra, cần phải tuyển chọn những đội ngũ y, bác sĩ chuyên ngành, nhân viên có kiến thức chuyên môn sâu cũng nhƣ thái độ phục vụ tốt để hƣớng dẫn du khách tận tụy cũng là một yếu tố níu kéo ngày một về với Long Sơn.