Các hoạt động khai thác tài nguyên sinh thái phục vụ khách du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 61)

Long Sơn có địa hình biển, núi rừng, sông hồ kết hợp cùng hệ động thực vật phong phú và tiềm năng nhân văn đa dạng, thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, việc khai thác các tài nguyên sinh thái phục vụ cho du lịch chỉ dừng lại ở yếu tố tự phát và do đó không có sản phẩm mới lạ, hẫp dẫn du khách và đặc biệt có nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên nếu nhƣ không có những biện pháp khai thác thích hợp.

Hơn nữa, do yếu tố tự nhiên và sự phát triển của xã hội trong những năm gần đây nên đảo Long Sơn mới có cơ hội tiếp cận rộng rãi với thế giới bên ngoài. Du khách cũng mới biết đến Long Sơn hầu nhƣ qua phƣơng thức truyền miệng. Họ tìm đến Long Sơn bƣớc đầu chỉ vì sự hiếu kỳ và muốn tìm hiểu về đạo Ông Trần nơi đây, dần dần theo qui luật cung – cầu thì các dịch vụ du lịch nơi đây tự phát triển theo cách riêng của mình. Do đó, các hoạt động khai thác tài nguyên tự nhiên phục vụ cho du lịch thì chỉ mang tính chất đơn lẻ nhƣ sau:

Hầu nhƣ trong tâm trí của du khách tìm về Long Sơn chỉ nghĩ về nơi đây còn giữ nét hoang sơ với những cuộc sống giản đơn, những kiểu mẫu làng quê Nam Bộ của những năm 30 thế kỷ trƣớc.

Nhà Lớn Long Sơn là điểm nhấn chính trong tour tham quan của đảo Long Sơn. Nhà Lớn Long Sơn hay đền Ông Trần là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, đƣợc làm bằng các loại gỗ quý với tổng diện tích khoảng 2ha, chia thành 3 khu: đền thờ, nhà hội, trƣờng học, chợ, nhà bảo tồn Ghe Sấm và khu lăng mộ ông Trần. Nhà Lớn đã đƣợc công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa năm 1991.

Ngoài ra, ở Long Sơn có một số khu vƣờn đẹp – không là điểm tham quan nhƣng lôi cuốn nhiều du khách tới đây thƣởng lãm và chụp hình lƣu niệm. Vƣờn chú Năm là một ví dụ điển hình. Vƣờn là một bán đảo, ba mặt là sông, trong đó hƣớng đẹp nhất là ở giữa, trông về Bà Rịa, với dãy núi phủ mây trắng xa xa. Không những là một vƣờn bách thảo thu nhỏ với nhiều cây hoa dại cho đến những loài kỳ hƣơng dị thảo khác mà nơi đây còn là một vƣờn thú thu nhỏ có các loại nhƣ cá, thú, chim,… Đặc biệt là có một số loài rắn có màu sắc rất lạ.

Bên cạnh đó, những rặng đƣớc trong khu rừng ngập mặn, những làng chài ven sông , những nhà bè nổi trên sông hay thăm thú những cánh đồng muối nơi đây là điểm đáng chú ý trong việc níu chân du khách tìm về nét đẹp tự nhiên Long Sơn.

2.3.2. Du lịch giải trí

Du khách hiện nay tìm đến Long Sơn với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên , với mục đích giải trí, xả hết mọi lo toan đời thƣờng thì họ hay tìm đến tận hƣởng không khí trong lành và yên tĩnh của sông nƣớc Long Sơn trên những làng bè. Đó cũng là nơi họ có thể thƣởng thức những đặc sản của Long Sơn mà không tìm đƣợc những nơi khác. Đó là Ốc gai, là Hàu, là cá Mao Ếch hay con Phi Gò,…Muốn ra đến làng bè, du khách thƣờng đƣợc vận chuyển ra bằng một loại ghe đánh bắt hải sản nơi này. Mỗi nhà hàng làng bè có sức chứa khoảng vài trăm du khách. Nhà hàng sắp xếp bàn ăn theo kiểu ngồi bệt xuống sàn bè, du khách có thể vừa thƣởng thức những hải sản tƣơi ngon nơi đây nhƣ Hàu sống mù tạt, Hàu né, Cua rang me, các loại cua ghẹ ốc khác,…vừa nhìn những đàn cá

đƣợc nuôi xung quanh bè. Đặc sản thuộc loại hiếm ở đây là loại ốc gai và hàu đƣợc nuôi bởi các ngƣ dân nơi này.

Sau khi ăn uống và thƣ thái nằm trên những chiếc võng đƣợc bố trí khắp làng bè để tận hƣởng những cung bậc êm đềm của gió, của hƣơng biển và của cả mùi hƣơng hoa dại quanh đây. Du khách còn có thể tự mình tìm đến thú vui nhẹ nhàng là câu cá quanh làng bè. Chính vì những lý do này, hằng cuối tuần rất đông du khách từ các thành phố lân cận tìm đến đây để giải trí sau những ngày bận bịu với công việc và sẽ tái tạo sức lao động cho những chuỗi ngày tiếp theo với những kết quả tốt đẹp hơn.

2.3.3. Du lịch nghỉ dưỡng

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Long Sơn cũng là điểm đến để nghỉ ngơi của một số du khách muốn tìm về thế giới yên bình của một làng quê. Ngoài sông nƣớc mênh mang, còn có những ngọn núi nhấp nhô hay những rừng ngập mặn cũng tạo nên phong cảnh hữu tình và lôi cuốn hồn ngƣời.

Ngay trong khu vƣờn chú Năm – một kiểu hình nhà vƣờn tự phát, dƣới bóng cây cổ thụ và xung quanh là những vƣờn hoa, chủ nhân khu vƣờn có đặt nhiều ghế đá và võng. Du khách có thể nằm ngắm núi mây giữa một vùng hoa cỏ và bềnh bồng sông nƣớc, mát rƣợi hƣơng biển, đầy ắp tiếng gió, tiếng chim và hƣơng hoa. Khu vực này đặc biệt nổi tiếng về Hàu nhƣng cũng ít du khách biết đƣợc nơi đây còn có một loài cây tên rất lạ - cây đọt sùng. Dân địa phƣơng dùng loại cây này để nấu canh chua, vị ngon rất lạ và đặc biệt. Vị chua của cây đọt sùng lẫn với vị ngọt dịu của thịt cá chẽm và hòa quyện với vị chua chát khá gắt của me, của cà sẽ làm cho du khách nhớ mãi, không tìm nơi đâu có đƣợc. Nếu nhƣ đƣợc thƣởng thức hƣơng vị này trên làng bè thì không còn gì vui thú bằng.

Có dịp đi thuyền trên sông lớn để ra tận làng bè, nằm chơi vơi trên những chiếc võng với bốn bề sông nƣớc và rừng đƣớc xung quanh cũng làm tâm hồn du khách trở nên thƣ thái và yên bình. Ở Long Sơn chỉ có vài làng bè phục vụ du khách nhƣ làng bè Long Sơn, làng bè Năm Thắng hay bè hàu Hải Lƣu, … Nhƣng vui thú hơn hết là tìm đến làng bè Đực Nhỏ, tuy không có gì khác biệt hơn những làng bè khác chỉ duy một điều, du khách có nhiều thơi gian ngắm

vùng trời mênh mông sông nƣớc trên thuyền câu lâu hơn những bè khác – do làng bè Đực Nhỏ có vị trí hơi xa một chút so với những bè còn lại.

Ngoài ra, ở Long Sơn có duy nhất một khu du lịch với tên gọi rất hợp phong cảnh nơi đây – khu sinh thái nghỉ dƣỡng trên núi Du Sơn. Nơi đây có đầy đủ phòng nghỉ thoáng mát, những nhà hàng phục vụ ăn uống và các hoạt động thể thao nhƣ tennis, cầu lông, …. Tuy nhiên lƣợng khách đến đây chƣa đông lắm. Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng cho khu sinh thái nghỉ dƣỡng này phát triển.

2.3.4. Du lịch thể thao

Đến với Long Sơn hầu nhƣ du khách tìm đến thú vui cho loại hình du lịch này qua việc chinh phục núi Nứa và ra khơi câu cá. Long Sơn có nhiều đỉnh núi, đỉnh Bà Trao, đỉnh Bà Lài,… Tuy nhiên du khách thƣờng hay lên đỉnh Bà Trao vừa chinh phục và rèn luyện sức khỏe vừa tham quan cảnh trời sông nƣớc. Bởi rằng trên đỉnh Bà Trao có một cột đá cao hơn 5m tên là Hòn Một. Gần đó có một quần thể đá nhìn xa xa dáng dấp nhƣ một con tàu hƣớng về biển khơi, nên có tên gọi là Hòn Tàu. Vào các dịp lễ hội, du khách thƣờng leo núi tham quan và làm lễ “thỉnh cầu thiên địa” trên đỉnh.

Du khách cũng thƣờng hay đến hồ nƣớc ngọt Mang Cá để câu cá thƣ giản vì cảnh quan thoáng mát và êm đềm. Nếu chán ngồi một chỗ, du khách thuê một chiếc xe gắn máy chạy vòng quanh hồ vào những con đƣờng làng không tên , ngắm những hàng tre xanh ngắt cùng với những lối sống bình dị của ngƣời dân địa phƣơng hay lƣớt qua những giồng đất đã nằm chồng lên nhau tự bao đời mà bên dƣới có thể là những hồ sen nho nhỏ tạo sắc trời thêm thơ mộng. Vừa rèn sức khỏe, vừa hít khí trời trong lành xa rời khói bụi nơi thành thị đông đúc là thú vui tao nhã của những vị khách hay tìm đến Long Sơn.

2.3.5. Du lịch nghiên cứu (học tập)

Loại hình du lịch này chƣa đƣợc phát triển nơi đây, hầu nhƣ mang tính tự phát rất nhiều. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi nhƣ núi, rừng, sông, biển,… với nhiều chủng loại thủy hải sản hay các loại cây của rừng ngập mặn,… nhƣng Long Sơn chỉ có các đoàn về đây nghiên cứu và tham quan thực tập của một số

trƣờng Đại học, Cao đẳng trong khu vực với các ngành về du lịch (thắng cảnh), về môi trƣờng (rừng ngập mặn), và làng nghề thủ công nhƣ làm muối, làng bè nuôi cá, nuôi hàu trên sông là một ví dụ điển hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 61)