Du lịch với phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 35 - 36)

Khái niệm cộng đồng bao gồm bốn yếu tố:

- Tƣơng quan cá nhân mật thiết những ngƣời khác; - Có sự liên hệ về tình cảm;

- Có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trị đƣợc tập thể coi là cao cả; - Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể.

Cộng đồng khi đƣợc coi nhƣ một tiến trình xã hội, là một hình thức tƣơng quan giữa ngƣời với ngƣời có tính kết hợp, theo đó họ đƣợc gần nhau và phối hợp chặc chẽ với nhau hơn. Các cộng đồng nông thôn ít xảy ra các tiến trình theo chiều hƣớng ly tâm. Tính cố kết chặt, sự di động xã hội ít, độ đa dạng nghề nghiệp không lớn, cộng thêm yếu tố tôn giáo tín ngƣỡng trong cộng đồng, làm cho các hoạt động cộng đồng nông thôn có tính thống nhất cao hơn.

Các hoạt động kinh tế không chỉ tạo ra cho cộng đồng sự đảm bảo vế vật chất mà còn tạo nên sự cố kết cộng đồng. Các cộng đồng nông thôn với một vài nghề chính là do sự tƣơng đồng về địa lý kinh tế, phƣơng thức sản xuất, cùng chung nguồn nguyên liệu, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm… Yếu tố thờ chung một tổ nghề đã đem đến cho cộng đồng lớp vỏ cố kết về tinh thần.

Nhƣ một đặc tính của phát triển xã hội, phát triển cộng đồng là quá trình tăng trƣởng kinh tế cộng đồng cùng với những tiến bộ của cộng đồng theo hƣớng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ.

Trong những năm gần đây, các nhà bảo tồn đang ngày càng trở nên quan tâm đến tác động của du lịch ở các nƣớc đang phát triển. Bất chấp sự cám dỗ của du lịch với tƣ cách là một sự đầu tƣ có hiệu quả kinh tế cao, du lịch phổ thông có thể mang lại các hậu quả tiêu cực sâu xa cho những cƣ dân bản địa và môi trƣờng. Nó có thể làm thoái hóa môi trƣờng thông qua sự quá tải, dẫn đến lạm phát địa phƣơng, làm tăng khoảng cách về văn hóa và kinh tế giữa ngƣời dân bản địa với những ngƣời du lịch giàu có.

Du lịch đang phát triển nhanh mà nó còn đƣợc xem nhƣ một cách tiếp cận mới đầy triển vọng trong việc duy trì những khu vực tự nhiên đang bị đe dọa và tạo cơ hội phát triển cộng đồng ở các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển.

Du lịch thực thụ phải dựa vào một hệ thống quan điểm về tính bền vững và tham gia của địa phƣơng, của cƣ dân nông thôn ở những nơi có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái. Du lịch phải có một nổ lực kết hợp giữa nhân dân địa phƣơng và những khách tham quan để duy trì những khu hoang dã và những thế mạnh về sinh thái và văn hóa, thông qua sự hỗ trợ phát triển của cộng đồng địa phƣơng. Phát triển cộng đồng ở đây có nghĩa là giao quyền hạn cho những nhóm địa phƣơng để họ kiểm soát và quản lý các tài nguyên có giá trị theo cách không chỉ sử dụng tài nguyên bền vững mà còn đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội, văn hóa và kinh tế của họ.

Có thể nói du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động đến môi trƣờng hơn hết bất cứ một ngành kinh tế nào khác, bởi vì việc họ khai thác các tài nguyên du lịch phụ thuộc phần lớn vào những ngƣời từ bên ngoài, cả những ngƣời lập kế hoạch lẫn du khách. Việc lập kế hoạch và các hoạt động quản lý, giám sát không đúng đắn thƣờng dẫn đến những tác động tiêu cực mà hậu quả của nó khó có thể lƣờng hết đƣợc, đôi khi không thể khôi phục lại đƣợc nhƣ sự thoái hóa và xói mòn, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiểm,…

Do vậy vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý và kinh doanh du lịch là làm thế nào để vừa đẩy mạnh các hoạt động khai thác kinh doanh du lịch trong khi vẫn bảo tồn đƣợc các tài nguyên nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững. Đây không những là mối quan tâm của từng nƣớc, từng khu vực mà còn mang tính chất toàn cầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)