2.2.3.1. Chính sách khai thác tài nguyên phục vụ du lịch
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu còn có diện tích rừng ngập mặn với hơn 1.000ha, tập trung tại huyện Tân Thành, TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu. Rừng ngập mặn Bà Rịa
- Vũng Tàu nằm trong khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (bao gồm Tp. HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu). Các khu rừng ngập mặn đƣợc coi là “lá phổi” không thể thiếu, bảo đảm cho hệ sinh thái ven biển phát triển. Các cánh rừng này cung cấp dinh dƣỡng cho môi trƣờng biển và hỗ trợ các loài thủy sinh lƣợng thực phẩm phong phú các sinh vật phù du. Rừng ngập mặn còn tạo môi trƣờng thích nghi cho dòng nƣớc mặn từ biển chảy vào và cho dòng nƣớc ngọt từ ven sông thoát ra với các loại động - thực vật sinh sôi, phát triển nhanh chóng.
Theo quyết định của thủ tƣớng chính phủ số 15/2007/QĐ –TTg ngày 29 tháng 1 năm 2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2015, định hƣớng đến năm 2020:
Về dịch vụ du lịch:
- Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lƣợng cao, bảo đảm phát triển toàn diện và bền vững;
- Tập trung đầu tƣ phát triển du lịch với các loại hình du lịch trọng điểm là: du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng và du lịch nghỉ dƣỡng. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc tại Vũng Tàu, Côn Đảo nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh để tạo điều kiện tăng trƣởng nhanh và bền vững;
- Phát triển thƣơng mại theo hƣớng hình thành các trung tâm thƣơng mại ở đô thị, các cụm thƣơng mại ở nông thôn, hệ thống chợ. Tổ chức xây dựng các loại hình dịch vụ thƣơng mại tiên tiến phù hợp với điều kiện địa phƣơng. Khai thác lợi thế các mặt hàng nông sản, thủy sản để đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời, phát triển các khu công nghiệp kỹ thuật cao nhằm mở rộng các mặt hàng xuất khẩu từ công nghiệp chế tác, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu (trừ dầu khí) đạt 12%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và đạt 9 - 10%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020; đến năm 2010 xuất khẩu (trừ dầu khí) đạt 523 triệu USD và đến năm 2020 đạt trên 1 tỷ USD;
- Phát huy lợi thế của hệ thống cảng biển, phát triển dịch vụ dầu khí, dịch vụ hàng hải, đẩy mạnh dịch vụ vận tải thủy gồm cả vận tải đƣờng thủy nội địa và đƣờng biển. Phát triển các loại dịch vụ hàng hải quốc tế tại các cảng khu vực Thị
Vải, Vũng Tàu và Côn Đảo. Phấn đấu giảm giá thành dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải biển;
- Phát triển hoạt động tín dụng gắn với phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Thành lập và quản lý tốt hoạt động của các quỹ nhƣ: Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đầu tƣ mạo hiểm, Quỹ Bảo trợ xã hội. Phát triển các hoạt động kinh doanh, môi giới tài chính, bảo hiểm, hình thành các công ty tài chính. Phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế để sau năm 2010 hình thành trung tâm tài chính tại thành phố Vũng Tàu.
Về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:
- Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững gắn liền với xây dựng khu vực nông thôn có kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển toàn diện. Xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng sinh thái đô thị, tập trung xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học với mục tiêu gia tăng giá trị sản lƣợng và thu nhập/đơn vị diện tích đất. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến;
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển cây công nghiệp lâu năm phục vụ xuất khẩu, phát triển sản xuất rau quả và chăn nuôi;
- Tiếp tục đầu tƣ xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đặc biệt là hoàn thành hồ sông Ray; kiên cố hóa 100% hệ thống kênh mƣơng, bảo đảm chủ động tƣới tiêu, ngăn mặn, kiểm soát ngập úng;
- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên môn hóa; - Phát triển chăn nuôi tập trung theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm với chất lƣợng cao;
- Chuyển đổi một phần diện tích đất lâm nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp để tạo quỹ đất phát triển các khu công nghiệp, cảng, dịch vụ du lịch và một số khu đô thị, khu dân cƣ. Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích khác phải đƣợc thực hiện trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp chuyển sang mục tiêu phát triển du lịch, chỉ
cho phép đầu tƣ loại hình du lịch sinh thái, bảo đảm phát huy tiềm năng, thế mạnh, không thay đổi tính chất của rừng; đồng thời, tiếp tục tôn tạo rừng để phát triển du lịch;
- Phát triển thủy sản theo hƣớng khai thác đánh bắt xa bờ có hiệu quả, chú trọng khai thác các loại hải sản giá trị kinh tế cao, tổ chức tốt bảo quản hải sản sau đánh bắt để nâng cao giá trị sản phẩm; bảo vệ các nguồn lợi hải sản, nghiêm cấm các biện pháp khai thác có tính chất hủy diệt. Điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề khai thác cho phù hợp với đặc điểm ngƣ trƣờng, mùa vụ khai thác. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với đặc điểm và điều kiện mặt nƣớc hiện có. Hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản gắn với bảo vệ rừng ngập mặn, sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi và giữ gìn môi trƣờng sinh thái. Khuyến khích phát triển các loại tàu công suất lớn, hạn chế tiến tới không cho phép đóng mới các loại tàu có công suất nhỏ dƣới 90 CV, từng bƣớc thay đổi vỏ tàu bằng vật liệu mới, bền và tiết kiệm gỗ.
Theo đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Thới cho biết, theo kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, các ngành, đơn vị có liên quan sẽ điều tra, đánh giá một cách đầy đủ về hệ sinh thái, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát, bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên ĐDSH. Theo định hƣớng, có 3 mục tiêu, nhiệm vụ lớn mà Bà Rịa - Vũng Tàu phải thực hiện đó là:
Bảo vệ, bảo tồn và phát triển ĐDSH trên cạn;
Bảo tồn và phát triển ĐDSH các vùng đất ngập nƣớc và biển; Bảo tồn và phát triển ĐDSH nông nghiệp, sử dụng bền vững tài
nguyên sinh vật.
Với mục tiêu này, thời gian tới sẽ phục hồi 70% diện tích rừng bị suy thoái; bảo tồn và phát triển các loại động thực vật tại khu Bảo tồn thiên nhiên và Vƣờn quốc gia. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng việc phục hồi, bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên ĐDSH vùng thềm lục địa phục vụ cho phát triển kinh tế
biển; bảo tồn và lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp bản địa, quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội cao…
Chi Cục trƣởng Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Lê Tân Cƣơng cho biết, để thực hiện đƣợc những mục tiêu, nhiệm vụ trên cần nâng cao năng lực quản lý; nâng cao kỹ thuật - công nghệ và tăng cƣờng hợp tác trong nƣớc và quốc tế. Đặc biệt, cần thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của ĐDSH cũng không kém phần quan trọng. Cần khuyến khích ngƣời dân sử dụng các hóa chất sinh học thân thiện với môi trƣờng; xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên ĐDSH trong cộng đồng dân cƣ sống ở vùng đệm và gần các khu bảo tồn…
2.2.3.2. Nhận thức của cộng đồng về khai thác tài nguyên
Bà Rịa - Vũng Tàu đang cùng cả nƣớc thực hiện kế hoạch hành động về đa dạng sinh học (ĐDSH). Việc làm này không chỉ nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về ĐDSH của tỉnh mà còn tạo bƣớc chuyển biến rõ nét trong nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về bảo vệ, bảo tồn và phát triển ĐDSH.
Bà Rịa - Vũng Tàu đƣợc đánh giá là một trong những địa phƣơng đa dạng các hệ sinh thái. Sự đa dạng đó đƣợc thể hiện rõ nét nhất ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phƣớc Bửu (huyện Xuyên Mộc), Vƣờn Quốc gia Côn Đảo (huyện Côn Đảo) và hệ thống rừng ngập mặn Long Sơn. Nơi đây có tiềm năng du lịch với nhiều dạng địa hình gồm đồi, núi, suối, hồ, biển và rừng. Những nơi này có chức năng phòng hộ môi trƣờng vùng ven biển, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phục vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, giáo dục bảo tồn, khu vui chơi giải trí và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái… .Vùng nƣớc nông ven đảo cũng là nơi phân bố nhiều loài động thực vật cần đƣợc quản lý và bảo tồn.
Đa phần dân trên đảo theo Đạo ông Trần – một tín ngƣỡng dân gian theo phƣơng châm đơn giản hóa các nghi lễ và hòa mình sống cùng với thiên nhiên. Đời sống kinh tế chủ yếu đều dựa vào thiên nhiên ban tặng. Do đó, hình thái sản xuất kinh tế vẫn mang tính chất thủ công là chính. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội và đặc biệt là phát triển về giao thông và công nghệ thông tin, đã tạo điều kiện đƣa ngƣời dân đảo gần hơn với cuộc sống hiện đại. Do vậy, những
nhận thức về khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày nay ở Long Sơn cũng ít nhiều thay đổi phƣơng thức khai thác của mình - cũng có những mặt tốt và mặt xấu.
Riêng về nhận thức hoạt động du lịch, hầu nhƣ cộng đồng Long Sơn đã quá quen với những hình ảnh du khách thập phƣơng về Long Sơn để viếng Ông vào ngày giỗ Ông hay ngày lễ Trùng Cửu (mùng 9 tháng 9 âm lịch) hằng năm. Tuy nhiên theo quan niệm Đạo Ông Trần, ngƣời dân có thể tham gia vào trong hoạt động du lịch vì họ thấy nó có ý nghĩa, ngay trong chính sự tham gia đó, chứ không phải là vì những kết quả có tính kinh tế. Đối với họ du khách là „khách của Ông‟ và họ có trách nhiệm phải thay mặt Ông đón tiếp. Nhân lực đƣợc bỏ ra để phục vụ cho du khách và vật lực đƣợc đóng góp để cung cấp cho khách đƣợc xem là „kỉnh Ông‟ với quan niệm “cúng chùa không sợ sãi ăn”. Trong trƣờng hợp này , ý nghĩa trong nhận thức của sự tham gia vào hoạt động du lịch của ngƣời dân địa phƣơng khá đơn giản chỉ mang tính hiếu khách là chính. Do đó, giá trị khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho ngành du lịch là mang tính tự phát chƣa mang tính qui hoạch và bền vững.