Du lịch với phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 36)

Ngày nay hơn lúc nào hết sự tồn tại và phát triển bền vững tài nguyên môi trƣờng đang thu hút đƣợc sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhu cầu về sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số trên phạm vi toàn cầu – đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên và tình trạng suy thoái môi trƣờng.

Trong bối cảnh đó, với những nỗ lực chung, các quốc gia đang tìm kiếm những giải pháp nhằm hƣớng đến sự phát triển bền vững tài nguyên và môi trƣờng.

Tính bền vững của tài nguyên sẽ tồn tại và phát triển khi mức độ sử dụng một tài nguyên không vƣợt quá mức độ bổ sung của tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tài nguyên sẽ có đƣợc khi nhu cầu sử dụng tài nguyên thấp hơn sự phát triển (bù đắp), tái tạo tài nguyên đó.

Trong thực tế, ở một số trƣờng hợp đã tồn tại sự “cân bằng” giữa bảo tồn và sử dụng tài nguyên. Mặc dù việc sử dụng tài nguyên của cộng đồng không hề dựa trên khái niệm về quản lý và phát triển bền vững, nhƣng do mức độ sử dụng tài nguyên của cộng đồng đó nằm trong giới hạn cho phép của tiến trình phát triển bền vững tài nguyên đƣợc khai thác nên sự cân bằng vẫn đƣợc đảm bảo.

Mức độ khai thác tài nguyên sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng dân số của cộng đồng địa phƣơng. Điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong phát triển và sự bền vững sẽ bị phá vỡ, kéo theo quá trình suy thoái môi trƣờng. Phát triển du lịch bền vững cần phải tính đến ba yếu tố:

- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trƣờng và lợi ích kinh tế.

- Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài.

- Đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hƣởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo.

Du lịch có bản chất và mục tiêu hoạt động là đảm bảo cho cả việc bảo tồn và mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phƣơng quản lý các tài nguyên của họ. Khái niệm về tài nguyên và môi trƣờng ở đây không chỉ đƣợc hiểu đơn thuần về mặt tự nhiên mà còn mang tính văn hóa - xã hội. Các cộng đồng địa phƣơng có thể mang lại những điều hấp dẫn cho du khách thông qua các phƣơng thức sản xuất, qua sự tiếp xúc thân mật và cởi mở mà họ dành cho du khách.

Sự phát triển du lịch theo đúng nghĩa sẽ giành đƣợc sự ủng hộ của cộng đồng địa phƣơng bởi trực tiếp đem lại công ăn việc làm và lợi ích kinh tế, văn hóa cho họ.

Các nhà bảo tồn đã phát triển khái niệm DLST với mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trƣờng tự nhiên, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phƣơng quản lý môi trƣờng tự nhiên mà họ đang sử dụng. Hoạt động du lịch ở đây đƣợc xem nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi sự tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch của ngƣời dân địa phƣơng sẽ làm hạn chế nhu cầu sử dụng tài nguyên mà trƣớc đây khi chƣa có du lịch họ phải khai thác để phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ý nghĩa đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên môi trƣờng, hoạt động du lịch cũng mang tính bền vững bởi đƣợc sự ủng hộ của ngƣời dân địa phƣơng. Nếu ngƣời dân địa phƣơng phản đối sự có mặt của khách du lịch hoặc có những cƣ xử không làm hài lòng khách du lịch do họ không đƣợc lợi ích gì từ du lịch thì đó là nguyên nhân làm hạn chế và thậm chí dẫn đến phá vỡ hoạt động du lịch.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN SINH THÁI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở LONG SƠN

Đảo Long Sơn nằm ở phía Tây của thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, xung quanh bao phủ bởi các bãi đất bùn, các khu rừng mắm, đƣớc và sông, biển. Trƣớc đây xã Long Sơn còn đƣợc gọi là xã Núi Nứa theo tên của ngọn núi ở giữa đảo, chạy dài theo hƣớng Bắc Nam. Về mặt lịch sử, cƣ dân đầu tiên đến đảo vào khoảng đầu thế kỉ 19 dƣới triều vua Minh Mạng (1820-1840). Họ là những ngƣời lính đƣợc phái đến để bảo vệ cửa ngõ của thành Gia Định, ngăn không cho bọn cƣớp biển tấn công vào. Ngoài ra họ còn đƣợc giao cho việc khai hoang hòn đảo theo chính sách „khuyến nông‟ của triều đình. Sau khi đƣợc giải ngũ, họ đã đƣa gia đình và dòng họ vào định cƣ tại khu vực phía Tây và Bắc của đảo, vốn đã đƣợc phát hoang trƣớc đó vì khu vực này khá bằng phẳng và có thể trồng trọt, có hồ nƣớc ngọt đóng vai trò nhƣ là kho chứa nƣớc tự nhiên và dễ dàng thuận tiện ra biển đánh bắt cá. Vào khoảng năm 1900, có khoảng 1407 ngƣời ở tại đảo này. Đáng chú ý là khu vực phía Đông và Nam của đảo bị bỏ hoang do bởi các điều kiện khắc nghiệt nhƣ là bị thú dữ đe dọa, thiếu nƣớc ngọt, khô hạn, muỗi mòng…. Mãi cho đến khoảng năm 1900 thì Lê Văn Mƣu và gia đình của ông lần đầu tiên đặt chân lên phía này của đảo. Sau khi khai khẩn đƣợc một ít đất và xây dựng nhà cửa, ông Mƣu xin phép chính quyền thực dân Pháp đƣợc tổ chức việc quy dân lập ấp. Đƣợc chính quyền cho phép, ông đã thiết lập nên một đơn vị hành chính mới ở phía đông và nam của đảo và từ đó khai thác khu vực này nhiều hơn nữa. Cho đến năm 1932, dân số của đảo đã tăng lên đƣợc gần 8.000 ngƣời, với 3.500 hộ. Hiện tại, với diện tích 92km2, xã đảo này có dân số 13.842 ngƣời (3.486 hộ) (tổng điều tra dân số quốc gia 2009), đại đa số là ngƣời Việt, chỉ có 15 hộ là ngƣời dân tộc ít ngƣời (ngƣời Khmer, Stieng, Ch‟ro, Chil, và Nùng).

Về mặt kinh tế, theo số liệu từ UBND xã Long Sơn năm 2013, ngƣời dân đảo sống dựa chủ yếu vào nuôi trồng thuỷ sản (nuôi cá, tôm, cua và đặc biệt là nuôi hàu) với 624 hộ nuôi trên đất liền và 260 hộ nuôi trên mặt nƣớc; đánh bắt với 154 hộ; nông nghiệp chủ yếu là diêm nghiệp (không có số liệu thống kê về số hộ diêm

nghiệp, tuy nhiên sản lƣợng năm đạt khoảng 24.000 tấn); chăn nuôi heo và gà với khoảng 2.457 hộ; mua bán thƣơng nghiệp và dịch vụ và làm rẫy, chủ yếu là trồng rừng với khoảng 30 hecta. Hầu hết ngƣời dân đảo Long Sơn khó mà đói đƣợc, ngoại trừ ngƣời già neo đơn, trẻ mồ côi hay là ngƣời tàn tật không thể tự nuôi sống bản thân. Một ngƣời dân đã bộc bạch trong một lần đi thực tế rằng “Chỉ cần bƣớc xuống bùn và mé nƣớc để móc sò, nghêu, bắt cá là có thể đổi lấy thức ăn rồi, trừ phi làm biếng quá thôi. Ở đây không có tiền chứ luôn có cái để ăn”. Qua đây chúng ta thấy đƣợc rằng giá trị tài nguyên thiên nhiên nơi đây còn nhiều điều cần phải khám phá và gìn giữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên sinh thái để phát triển du lịch tại xã đảo Long Sơn – Thành phố Vũng Tàu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)