Cơ sở kinh doanh ăn uống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 54)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.3.Cơ sở kinh doanh ăn uống

Ở An Giang, các nhà hàng thƣờng gắn liền với khách sạn từ 2 sao – 4 sao. Các nhà hàng này ngoài việc phục vụ đám tiệc của địa phƣơng còn phục vụ lƣợng khách lƣu trú trong khách sạn. Đây cũng là nơi các đơn vị lữ hành ở các tỉnh bạn thƣờng đặt ăn cho đoàn khách đến An Giang. Những nhà hàng này phục vụ mang tính chuyên nghiệp và quy mô lớn, nhƣng thực đơn thƣờng đơn điệu. Ngƣợc lại, các nhà hàng kinh doanh riêng biệt năng động hơn, khách chủ động xây dựng thực đơn. Tuy nhiên, loại nhà hàng này chủ yếu phục vụ khách địa phƣơng và lƣợng lớn khách du lịch hành hƣơng, tự phát. An Giang có tổng cộng 24 nhà hàng, với sức chứa 8.348 khách, đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ bình dân đến cao cấp. Các nhà hàng đƣợc phân bổ nhiều nhất là ở 2 trung tâm hành chánh và du lịch của An Giang là Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.

Bảng 2.9: Các nhà hàng ở An Giang

01 Nhà hàng gắn liền với khách sạn 15 4.748

02 Nhà hàng kinh doanh riêng biệt 09 3.600

Tổng cộng 24 8.348

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang

2.2.4. Phương tiện giao thông ở An Giang

-Đường bộ: An Giang là một tỉnh miền Tây, sông nƣớc. Tuy nhiên, các tuyến đƣờng từ thành thị đến các điểm du lịch và đến các vùng nông thôn đều đƣợc bê tông, nhựa hóa. Vì thế, giao thông thuận lợi nhất là đƣờng bộ và phƣơng tiên vận chuyển du lịch đa số là đƣờng bộ. Các loại xe phục vụ du lịch ở An Giang nhiều chủng loại, chất lƣợng cao, đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch ngay cả những nhóm khách khó tính. Các công ty du lịch ở An Giang đa số có xe vận chuyển khách theo tour nhƣng số lƣợng không đáng kể. Toàn tỉnh hiện có 584 xe từ 12 – 45 chỗ đăng ký “chạy hợp đồng” bao gồm vận chuyển hành khách và vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên, hơn 90% trong số này vận chuyển hành khách theo tuyến cố định. Số lƣợng xe chuyên chở khách du lịch chiếm rất ít và và thƣờng tập trung vào các hộ kinh doanh cá thể. Đây cũng là đối tác liên kết của các đơn vị kinh doanh du lịch để tổ chức tour trọn gói.

Riêng về liên vận đƣờng bộ quốc tế, ở An Giang có 2 đơn vị có giấy phép vận chuyển khách du lịch đƣờng bộ từ Việt Nam sang Campuchia và ngƣợc lại với số lƣợng là 4 xe từ 16 – 34 chỗ. Phƣợng tiện này hoạt động chủ yếu là đƣa khách du lịch từ An Giang và các tỉnh lân cận sang Campuchia và ngƣợc lại. Hiện tại, số lƣợng phƣơng tiện này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu tham quan du lịch của du khách.

-Đường thủy: An Giang hiện có 1 đơn vị vận chuyển khách du lịch bằng đƣờng thủy quốc tế tuyến Châu Đốc – cửa khẩu quốc tế đƣờng thủy Vĩnh Xƣơng – PhnomPenh và ngƣợc lại với số lƣợng là 7 phƣơng tiện, sức chở tổng cộng là 120 khách. Phƣợng tiện đƣợc sử dụng cho tuyến này là cano composite cao tốc. Đồng thời có 2 đơn vị vận chuyển đƣờng thủy nội địa tuyến Châu Đốc – cửa khẩu đƣờng thủy Vĩnh Xƣơng và ngƣợc lại với sức chở là 100 khách, phƣợng tiện vận chuyển là tàu gỗ, chạy chậm. Lƣợng khách du lịch bằng đƣờng thủy chủ yếu là

khách nƣớc ngoài xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh theo đƣờng thủy hoăc đƣờng bộ xuống An Giang và tiếp tục hành trình sang Campuchia.

2.2.5. Các cơ sở vui chơi, giải trí

Dân số An Giang trên 2,2 triệu ngƣời, đất rộng, ngƣời đông nhƣng hiện tại chƣa có khu vui chới giải trí tổng hợp đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân trong tỉnh và khách du lịch đến An Giang. Đây cũng là hạn chế của ngành du lịch trong việc khai thác nhu cầu vui chơi, giải trí của ngƣời dân trong những kỳ nghỉ ngắn và kỳ nghỉ cuối tuần. Đồng thời, do không có khu vui chơi giải trí phù hợp nên việc thu hút khách về An Giang cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tận dụng hơn 05 triệu lƣợt khách đến An Giang hàng năm. Chính quyền tỉnh đã nhận biết đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này nên các dự án khu vui chơi giải trí tại 2 khu vực Long Xuyên và Châu Đốc đang đƣợc gấp rút triển khai kêu gọi đầu tƣ.

2.2.6. Các dịch vụ bổ sung

Những năm gần đây, An Giang đã xây dựng nhiều trung tâm mua sắm ở Long Xuyên, Châu Đốc; khu siêu thị miễn thuế tại của khẩu Tịnh Biên; ra đời nhiều câu lạc bộ đờn ca tài tử; tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch; Bảo tàng An Giang thƣờng xuyên mở cửa đón khách; các dịch vụ ngân hàng, viễn thông có mặt hầu hết tại các điểm du lịch lớn để phục vụ du khách.

Nhìn chung, các dịch vụ bổ sung cho hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh vẫn còn hạn chế về quy mô và số lƣợng. Đồng thời, chất lƣợng của các dịch vụ bổ trợ này vẫn chƣa làm hài lòng du khách. Đó cũng là nguyên nhân làm cho khách chƣa có ấn tƣợng tốt về du lịch An Giang.

2.3. Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh An Giang

Du lịch văn hóa là điểm nổi trội của hoạt động du lịch ở An Giang bởi sự đa dạng của nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể đã khai thác và nguồn tài nguyên tiềm năng chƣa đƣợc khai thác. Dựa trên nguồn tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh, ngành du lịch An Giang xây dựng một số sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu nhƣ sau:

2.3.1. Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử

Các di tích lịch sử văn hóa của một vùng đất chính là những thƣớc phim tài liệu ghi lại quá trình hình thành, phát triển của thiên nhiên và con ngƣời trên

vùng đất đó. Vì thế, các di tích này tự thân đã cấu thành những sản phẩm du lịch văn hóa đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của địa phƣơng.

- Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử: tiêu biểu nhƣ các di tích chùa Hang; đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành; đồi Tức Dụp; chùa Bà Lê; căn cứ Cách mạng Ô Tà Sóc; bia Thoại Sơn … Sản phẩm du lịch này thu hút nhiều du khách đến An Giang. Đặc biệt, di tích đồi Tức Dụp tạo nên sản phẩm du lịch vừa tìm hiểu di tích lịch sử vừa tham cảnh quan thiên nhiên thơ mộng của vùng Núi Tô. Khách du lịch có thể tổ chức leo núi vào các hang đá liên kết chằng chịt nhƣ một lò ảng mà xƣa kia là nơi hoạt động cách mạng của Tỉnh ủy An Giang. Đồng thời, khu di tích này nằm trên tuyến đƣờng từ Tri Tôn đi Hà Tiên nên các đoàn du lịch các tỉnh đến An Giang và đi Hà Tiên kết hợp tham quan rất thuận lợi.

- Du lịch tham quan các di tích kiến trúc nghệ thuật:

Ở An Giang số lƣợng các di tích kiến trúc nghệ thuật đã đƣợc xếp hạng cũng rất phong phú nhƣ miếu bà Chúa xứ; chùa Tây An; lăng Thoại Ngọc Hầu, thánh đƣờng Hồi giáo Mubarak; chùa Svay Ton; 2 bia đá và tƣợng Phật 4 tay; đình Đa Phƣớc... Đáng kể nhất là cụm di tích miếu bà Chúa xứ; chùa Tây An; lăng Thoại Ngọc Hầu, mặc dù là những di tích kiến trúc nghệ thuật nhƣng nơi đây đƣợc xem là trung tâm du lịch hành hƣơng - nơi thu hút nhiều khách du lịch bậc nhất ở An Giang. Cụm di tích này góp phần hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo ở An Giang.

- Du lịch tham quan các di tích khảo cổ: Sản phẩm du lịch này xuất phát từ các di tích thuộc di chỉ khảo cổ Oc eo đã đƣợc khai quật và tôn tạo nhƣ gò Cây Thị và Nam Linh Sơn tự ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn. Khách du lịch nội địa tìm hiểu sản phẩm du lịch này do tính tò mò vì có nhiều huyền thoại về vùng đất vàng Óc Eo - Ba thê. Trong khi khách du lịch nƣớc ngoài, đặc biệt là khách Pháp và Nhật rất quan tâm đến những di chỉ khảo cổ của vƣơng quốc Phù Nam xƣa.

- Du lịch tham quan các di tích lưu niệm danh nhân: Đến An Giang qua Cù Lao ông hổ thăm khu lƣu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng là một sản phẩm du lịch đƣợc các đối tƣợng sinh viên, học sinh và các nhà hoạt động cách mạng ƣa thích.

Sản phẩm du lịch tâm linh, tôn giáo, tín ngƣỡng là thế mạnh của An Giang. Quá trình cộng cƣ của các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa kết hợp với địa thế sơn linh huyền bí đã thêu dệt nên biết bao truyền thuyết cho vùng đất này. Cũng chính sự kết hợp đó đã sản sinh ra những di sản tâm linh nổi tiếng nhƣ:

- Miếu Bà Chúa Xứ - Chùa Tây An

- Lăng Thoại Ngọc Hầu - Núi Cấm

- Chùa Hang …

Các tôn giáo bản địa nhƣ Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hƣơng... ra đời và phát triển ở đây đã trở thành những di sản văn hóa là chỗ dựa tinh thần, là nơi gởi gấm những ƣớc muốn tốt đẹp của biết bao cƣ dân bản xứ. Chính yếu tố tâm linh bản địa đó đã kích thích sự tìm đến của đông đảo du khách gần xa, mặc dù, sản phẩm Du lịch tâm linh, tôn giáo, tín ngƣỡng vốn đã khá phổ biến đối với ngƣời dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh, miền Đông và các vùng khác.

Cụm di tích Núi Sam bao gồm: miếu bà Chúa xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An là nơi mà du khách biết về An Giang nhiều nhất. Nơi đây đƣợc xem là trung tâm du lịch di tích văn hóa lịch sử, tín ngƣỡng, tôn giáo của tỉnh. Du khách đến An Giang hơn 90% là đến các điểm trên để lễ cúng vái và vãn cảnh. Mùa du lịch đông khách nhất là mùa chính hội Vía Bà, tức vào khoảng tháng 4 âm lịch hàng năm, hàng triệu lƣợt khách đến tham quan và tham gia lễ hội. Những năm gần đây lƣợng khách đến trƣớc và sau lễ hội có xu hƣớng tăng hơn. Ở nơi cúng bái lúc nào cũng nghi ngút nhang khói. Đặc biệt, có một bộ phận khách du lịch hành hƣơng về An Giang đôi khi chỉ là giữ lời hứa với các đấng thần linh chứ chƣa thật sự để thỏa mãn nhu cầu du lịch. Khách đến đông, nhu cầu lớn vì vậy các dịch vụ cúng bái không ngừng mọc lên nhƣ: bán nhang đèn, vàng mã, bán và cho thuê heo quay, các con vật phóng sinh .v.v… Các hàng quán, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng bán hàng lƣu niệm, hàng đặc sản ở địa phƣơng .v.v… lúc nào cũng đông đúc du khách bất kể là ngày thƣờng hay ngày lễ hội.

Du lịch tôn giáo, tín ngƣỡng ở An Giang là sản phẩm du lịch phổ biến và thu hút lƣợng lớn khách du lịch đến An Giang. Sản phẩm này đang phát triển mạnh ở thị trƣờng du lịch nội địa, đối tƣợng chủ yếu là khách du lịch hành hƣơng.

2.3.3. Du lịch lễ hội

Ở An Giang, sản phẩm du lịch lễ hội gắn liền với tín ngƣỡng dân gian có sức thu hút rất lớn đối với ngƣời dân đồng bằng sông Cửu Long nhƣ:

- Lễ hội Đua bò Bảy núi đƣợc chính quyền tỉnh An Giang tổ chức luân phiên ở 2 huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống là huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên. Lễ hội này ngày nay không chỉ dành riêng cho đồng bào Khmer ở An Giang mà còn là dịp vui chơi, tìm hiểu của nhiều bà con Khmer ở các tỉnh lân cận, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.

- Lễ hội đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành diễn ra hàng năm, vào các ngày 20, 21, 22, tháng 2 âm lịch (kỷ niệm ngày ông Trần Văn Thành hy sinh) nhân dân trong vùng tụ hội về đây rất đông để tƣởng nhớ đến công lao to lớn của ông. Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành đƣợc Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa vào ngày 06 tháng 12 năm 1989.

- Đặc biệt, lễ hội bà Chúa xứ Núi Sam là lễ hội cấp quốc gia đƣợc tổ chức rất hoành tráng và mức độ lan tỏa không chỉ dừng lại ở đồng bằng sông Cửu Long mà với qui mô cả nƣớc. Lễ hội diễn ra từ ngày 23 – 27 âm lịch hàng năm, trong đó ngày vía chính là ngày 25 âm lịch. Các lễ chính gồm:

+ Lễ "tắm Bà" cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch. + Lễ "thỉnh sắc" tức rƣớc sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, đƣợc cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.

+ Lễ “túc yết” và Lễ “xây chầu”: Lễ "túc yết" là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26 âm lịch. Ngay sau đó, là Lễ “xây chầu" mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng) .

+ Lễ chánh tế đƣợc cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27 âm lịch.

+ Lễ hồi sắc đƣợc cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.

Điểm hấp dẫn của lễ hội này là theo tín ngƣỡng của ngƣời dân, nơi đây vẫn còn có những tục nhƣ xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà... Tất cả những yếu tố tâm linh đó nhằm phục vụ cho ƣớc muốn có đƣợc cuộc sống tốt đẹp. Vì thế, rất đông khách thập phƣơng đến đây tham quan cúng bái cầu xin và trả lễ. Lễ hội này đã hình thành nên sản phẩm du lịch văn hóa chủ đạo trong các chƣơng trình du lịch đến An Giang.

- Các Lễ hội Đình, Làng ở An Giang cũng đã góp phần tạo nên sản phẩm du lịch nhƣ: Lễ cúng đình Châu Phú …

Nhìn chung, du lịch lễ hội đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch và đang trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu ở An Giang.

2.3.4. Du lịch làng nghề

An Giang có nhiều loại hình du lịch nhƣ du lịch tâm linh; sinh thái; nghĩ dƣỡng; du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp... Hiện nay, du lịch gắn với việc phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp cũng đang đƣợc chính quyền tỉnh quan tâm triển khai. Các làng nghề ở An Giang đang thu hút đƣợc du khách nhƣ:

- Làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh - Làng nhang Bình Đức (Long Xuyên)

- Làng nghề dệt thổ cẩm Châu Giang (Tân Châu) gắn với Trung tâm du lịch cộng đồng Châu Phong

- Làng dệt thổ cẩm Văn Giáo và làng nghề sản xuất đƣờng thốt nốt An Phú (Tịnh Biên) gắn với mô hình du lịch nông nghiệp

- Làng mộc chợ Thủ gắn với mô hình du lịch sinh thái cù lao Giêng… Điểm thu hút của du lịch làng nghề ở An Giang là du khách có thể tận mắt chứng kiến quá trình làm ra một sản phẩm của các nghệ nhân. Bên cạnh đó, khách có thể tham gia vào một số giai đoạn trong quá trình tạo ra sản phẩm. Đồng thời, khách du lịch có thể mua đƣợc sản phẩm mà chính tay mình vừa tạo ra.

Sản phẩm du lịch làng nghề ở An Giang hiện nay đang bắt đầu đƣợc du khách chú ý, đặc biệt là khách du lịch ngƣớc ngoài. Từ nhu cầu phát triển du lịch, lãnh đạo tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm từng bƣớc khôi phục, duy trì và phát triển hoạt động của các làng nghề. Ngoài mục đích phát triển du lịch, việc khôi phục các làng nghề còn có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn truyền thống văn hóa làng nghề ở An Giang.

2.3.5. Du lịch nghỉ dưỡng

Danh thắng ở An Giang đƣợc tạo nên bởi thế núi, thế sông nên vừa hùng vĩ lại vừa nên thơ, mềm mại rất thích hợp cho việc tham quan và nghỉ dƣỡng. Ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 54)