Các tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 65)

7. Đóng góp của luận văn

2.4.2. Các tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu

2.4.2.1. Tuyến du lịch Long Xuyên – Châu Đốc: Từ TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ theo quốc lộ 91 đến Long Xuyên và Châu Đốc có các điểm du lịch chính nhƣ: Khu lƣu niệm thời niên thiếu Bác Tôn – Mỹ Hòa Hƣng, khách du lịch có thể chọn hình thức du lịch homestay để cùng hòa nhập vào cuộc sống của ngƣời dân xứ cù lao. Hoặc đến các điểm du lịch nhƣ đình Mỹ Phƣớc – Long Xuyên, làng cá bè Châu Đốc, thánh đƣờng Hồi giáo Mubarak, cụm di tích: miếu bà Chúa xứ Núi Sam, lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An cổ tự, chùa Hang.

2.4.2.2. Tuyến du lịch Long Xuyên – Châu Đốc – Trà Sư – Núi Cấm: cũng theo quốc lộ 91 đến khu vực Châu Đốc, Núi Sam sau đó di chuyển tiếp đến rừng tràm Trà Sƣ và Núi Cấm. Tuyến du lịch này có thể kết hợp đến mua sắm tại Trung tâm Thƣơng mại miễn thuế ở Tịnh Biên và tham quan dòng kênh Vĩnh Tế.

2.4.2.3. Tuyến du lịch Long Xuyên – Châu Phú – Châu Đốc – An Phú:

Đối với tuyến du lịch này khách có thể tham quan các điểm nhƣ đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành ở Châu Phú. Sau đó đến tham quan cụm di tích khu vực Châu Đốc, Núi Sam . Sau cùng là theo quốc lộ 91C đến huyện An Phú để tham quan làng Chăm Đa Phƣớc, cửa khẩu Long Bình và búng Bình Thiên.

2.4.2.4. Tuyến du lịch Long Xuyên – Tri Tôn – Thoại Sơn: Tham gia tuyến du lịch này khách du lịch có thể tham quan các điểm du lịch nhƣ Khu du lịch hồ Ông Thoại ở thị trấn Núi Sập, di chỉ Óc Eo - Ba Thê ở thị trấn Óc Eo, cánh đồng Thốt Nốt, chùa Svay Ton, chùa Phi Lai, chùa Tam Bửu và nhà mồ Ba Chúc ở Tri Tôn.

2.4.2.5. Tuyến du lịch Long Xuyên – Tri Tôn – Hà Tiên: Đây là tuyến du lịch kết hợp, vừa tham quan các di tích văn hóa lịch sử nhƣ đồi Tức Dụp, nhà mồ Ba Chúc, khách du lịch có thể theo tỉnh lộ 955A, ven bờ kinh Vĩnh Tế đến Giang Thành và Hà Tiên để khám phá vùng đất Hà Tiên thập cảnh hay đến tham quan đảo ngọc Phú Quốc.

2.4.2.6. Tuyến du lịch Long Xuyên – Châu Đốc – Tân Châu: khách du lịch theo tỉnh lộ 953 đến tham quan các điểm du lịch nhƣ chợ Châu Đốc, làng bè cá, các thánh đƣờng Hồi giáo, làng dệt thổ cẩm Châu Phong, làng lụa Tân Châu và cửa khẩu quốc tế đƣờng thủy Vĩnh Xƣơng.

2.4.2.7. Tuyến du lịch Long Xuyên – Chợ Mới: khách du lịch có thể tham quan các điểm du lịch nhƣ: nhà vƣờn cù lao Giêng, tu viện Chúa Quan Phòng, nhà thờ cù lao Giêng, chùa Đạo Nằm và di tích Cột dây thép.

Từ thực trạng các tuyến điểm du lịch trên cho thấy sản phẩm du lịch văn hóa ở An Giang còn nghèo nàn, đơn điệu chƣa ngang tầm với những tài nguyên du lịch văn hóa hiện có. Một số đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh chƣa quan tâm nhiều với việc làm tour nội tỉnh. Hoạt động du lịch ở An Giang hiện nay chƣa tìm ra phƣơng án thích hợp để vận dụng đƣợc nguồn khách hành hƣơng hàng năm về tỉnh trên 5 triệu ngƣời. Thực tế chiếm đa phần trong số lƣợng này là khách du lịch hành hƣơng và tự phát. Đối với khách du lịch theo tour trọn gói thì sức hấp dẫn của sản phẩm chƣa cao, chƣa mang tính chất đặc thù. Điều du khách muốn tìm kiếm là cái khác biệt của sản phẩm du lịch văn hóa ở An Giang so với các nơi khác và chất lƣợng của chƣơng trình tour. Nhìn về góc độ tài nguyên thì ở An Giang có đủ điện kiện để tạo nên sự khác biệt về sản phẩm. Tuy nhiên, chất lƣợng chƣơng trình tour chƣa gây ấn tƣợng cho du khách.

2.5. Nhân lực trong du lịch văn hóa tỉnh An Giang

Nguồn nhân lực ở An Giang chủ yếu tập trung vào ngành nông, lâm thủy sản, chiếm khoảng 67% tổng số lao động; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 9,3 %; ngành dịch vụ chiếm khoảng 23,1%. Theo thống kê năm 2011, tổng số lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch của tỉnh có khoảng 4.890 ngƣời, chiếm 0,41% tổng số lao động toàn tỉnh và chiếm khoảng 0,38% tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch Việt Nam. [ 30, tr.8-9]

2.5.1. Nguồn nhân lực du lịch thường xuyên

Trong nhiều năm qua đội ngũ lao động trong du lịch ở An Giang có sự tiến bộ đáng kể. Các cấp lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành rất quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang đã phối hợp với các đơn vị đào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp bồi dƣỡng kỹ năng, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý và các lớp tập huấn ngắn hạn cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.10: Các lớp nghiệp vụ du lịch đã đƣợc tổ chức [30, tr.38-39]

S

TT Tên lớp Năm đào tạo Số

lớp Số học viên Nghiệp vụ du lịch cộng đồng 2008 1 30 Quản lý Nhà hàng – khách sạn 2004, 2007, 2009, 2011 6 219 Nghiệp vụ bàn 2006, 2007, 2009, 2011 5 169 Nghiệp vụ buồng 2003, 2004, 2006, 2007, 2010 6 125 Nghiệp vụ lễ tân 2003, 2004, 2006, 2007, 2010 6 199

Văn minh thƣơng mại – du lịch 2006 1 100

Thuyết minh viên 2005, 2006, 2007, 2008 4 115

Văn hóa du lịch 2006 1 60

Quản lý du lịch 2006 1 30

Lễ tân ngoại giao 2006 1 60

Lễ tân hải quan 2007 1 30

Tập huấn bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động kinh doanh du lịch

2007, 2008, 2009, 2010 8 527

Kỹ năng kinh doanh và chăm sóc khách hàng

2007, 2008 2 60

Đào tạo tiếng anh du lịch 2008 1 30

Nghiệp vụ bếp 1 30

Đào tạo kiến thức công nghệ - thông tin

1 33

Dạy nghề đan thêu 2 83

Tổng số 51 2.020

Các khóa học trên về cơ bản đã góp phần nâng cao kiến thức cho lực lƣợng lao động của ngành. Tuy nhiên, chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay còn rất thấp, các khóa học trên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực du lịch của tỉnh nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. Đồng thời, do tính chất đặc thù nên ngành du lịch luôn có sự biến động về

lao động rất lớn, chính điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm phát huy thế mạnh về du lịch và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Vấn đề đặt ra cho bài toán giải quyết nguồn nhân lực thƣờng xuyên trong các đơn vị kinh doanh du lịch ở An Giang là phải đáp ứng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy cả 2 yếu tố này hiện vẫn còn nhiều bất cập khi mà đời sống kinh tế ngày một khó khăn trong những năm gần đây. Xét về mặt hiệu quả kinh doanh, thì các doanh nghiệp đã và đang giảm tối đa số lƣợng lao động. Đồng thời, các doanh nghiệp này đang có xu hƣớng sử dụng lao động đã qua đào tạo để không phải mất chi phí và thời gian đào tạo lao động. Trình trạng trên dẫn đến việc lao động trong các doanh nghiệp du lịch luôn ở tình trạng thiếu hụt, ngƣời lao động phải làm kiêm nhiều việc và phải tự trang bị cho mình bằng cấp và trình độ tƣơng ứng với nhu cầu tuyển dụng.

Do tính biến động của đội ngũ lao động trong du lịch nên việc phân tích chỉ mang tính tƣơng đối và dựa trên cơ sở thống kê số lƣợng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh.

Bảng 2.11: Lao động trực tiếp trong du lịch ở An Giang

Đơn vị tính: người Loại hình 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số LĐ 779 1.000 1.100 1.200 1.300 1.490 1.500 1.600 ĐH, trên ĐH 86 110 120 130 150 225 300 300 CĐ, TC 94 120 140 160 250 300 350 350 ĐT nghiệp vụ 119 152 182 220 300 450 500 650 Chƣa qua ĐT 480 618 658 690 600 515 350 300

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang

Theo bảng thống kê trên, tổng số lao động trong du lịch giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011 tăng dần. Số lƣợng lao động qua đào tạo chiếm ngày càng cao trong tổng số lao động du lịch của tỉnh. Đội ngũ lao động chƣa qua đào tạo đang có xu hƣớng giảm dần từ năm 2001 đến năm 2011. Đây là dấu hiệu khả quan cho đội ngũ lao động du lịch ở An Giang.

Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ lao động đã qua các lớp đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ chiếm 41% trên tổng số lao động. Tiếp theo là tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo ở các bậc cao đẳng và trung cấp chiếm 21,87%. Lao động đƣợc đào tạo ở các bậc cao nhƣ đại học và trên đại học chiếm 19%. Nhìn chung thấp nhất vẫn là số lƣợng lao động chƣa qua đào tạo chiếm 18,87%.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ trình độ lao động năm 2011

19%

41%

21.87%

18.75% Trên đại học, đại học

Cao đẳng, trung cấp

Đào tạo nghiệp vụ Chƣa qua đào tạo

Nếu tính bình quân 1 phòng khách sạn cần 1 lao động trực tiếp và 2 lao động gián tiếp, dự báo nhu cầu nhân lực cho giai đoạn sắp tới nhƣ sau [30, tr.61]

Bảng 2.12: Dự báo số lƣợng lao động du lịch từ 2015 đến năm 2030

Loại lao động 2015 2020 2030

Lao động trực tiếp 2.568 3.914 6.472

Lao động gián tiếp 5.136 7.828 12.944

Tổng số lao động cần 7.704 11.742 19.416

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang

Bảng 2.13 : Số lƣợng lao động của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang

STT Lãnh đạo và các phòng, ban Số lƣợng nhân sự

1 Ban giám đốc 4

2 Phòng Nghiệp vụ Du lịch 4

3 Phòng Nghiệp vụ Văn hóa 7

4 Phòng Nghiệp vụ Thể dục – Thể thao 13

5 Phòng Nghiệp vụ Nếp sống văn hóa gia đình 10

6 Phòng Thanh tra 6

7 Phòng Tổ chức cán bộ 6

9 Văn phòng 9

Tổng 66

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang

Bảng 2.14: Lao động của Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại, Đầu tƣ và Du lịch An Giang

STT Lãnh đạo và các phòng, ban Số lƣợng nhân sự

1 Ban giám đốc 2

2 Văn phòng 5

3 Phòng xúc tiến Thƣơng mại và Du lịch 7

4 Phòng xúc tiến Đầu tƣ 6

5 Phòng thông tin 5

Tổng cộng 25

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch An Giang

Bảng 2.15: Số lao động của Ban quản lý Du lịch huyện Thoại Sơn

STT Lãnh đạo và các phòng, ban Số lƣợng nhân sự

1 Ban giám đốc 3

2 Văn phòng 5

3 Đội kỹ thuật 6

4 Đội vệ sinh môi trƣờng 5

5 Đội bảo vệ 9

6 Đội nghiệp vụ Nghiệp vụ 15

Hướng dẫn viên tại điểm 5

Tổng cộng 48

Nguồn: Ban quản lý Du lịch huyện Thoại Sơn

2.5.2. Nhân lực du lịch thời vụ

Ở An Giang, nguồn nhân lực du lịch thời vụ chỉ phổ biến nhiều ở các cơ sở kinh doanh du lịch. Đồng thời, lực lƣợng lao động thời vụ thƣờng xuyên biến động theo mùa vụ, theo thị trƣờng. Nhìn chung các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch rất ít sử dụng đối tƣợng du lịch này. Bởi vì công việc ở các cơ quan này

đòi hỏi ngƣời lao động phải có một trình độ nhất định và khả năng nghiên cứu của ngƣời lao động trong công việc.

Lực lƣợng lao động thời vụ phần lớn là chƣa qua đào tạo. Thế nhƣng, rất nhiều trƣờng hợp đội ngũ lao động này đƣợc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và có ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm du lịch. Ngƣời phục vụ du lịch là điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh du lịch và cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch. Vì thế, dù các nhà làm du lịch cố gắng cắt giảm nhân sự thƣờng xuyên và thay thế bằng nhân sự thời vụ, nhƣng để đảm bảo chất lƣợng phục vụ theo yêu cầu ngày càng cao du khách, nên họ có xu hƣớng ít sử dụng lƣợng lao động chƣa qua đào tạo. Thực tế cho thấy, mức độ sử dụng lƣợng lao động chƣa qua đào tạo trong du lịch ở An Giang đang giảm dần từ năm 2001 – năm 2011. Đồng thời lƣợng lao động này chỉ phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhƣ nhà hàng, khách sạn, các khu, điểm du lịch hơn là các đơn vị quản lý nhà nƣớc. Lƣợng lao động này đƣợc sử dụng dƣới hình thức tính lƣơng và ngày công theo thỏa thuận giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động và không đề cập đến chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm khác đối với quyền lợi của ngƣời lao động .

2.6. Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tỉnh An Giang

2.6.1. Các cấp chính quyền và quản lý nhà nước

Lãnh đạo tỉnh An Giang nắm bắt đƣợc nhu cầu của du khách cũng nhƣ tiềm năng và thế mạnh du lịch văn hóa của địa phƣơng nên đã nỗ lực tuyên truyền, quảng bá, thiết kế website, quan hệ công chúng, phát động thị trƣờng và giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa đến với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ:

- Tổ chức Liên hoan Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long năm 2006

- Tham gia các hoạt động trong Năm Du lịch Quốc gia MeKong – Cần Thơ năm 2008

- Ngày hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2010. - Tham gia Festival lúa gạo Hậu Giang năm 2009

- Tham gia Hội chợ triển triển lãm quốc tế về du lịch 03 nƣớc Việt Nam – Lào – Campuchia năm 2007, 2009, 2010.

- Tổ chức Hội chợ Thƣơng mại – Du lịch cửa khẩu Tịnh Biên

- Tham gia Liên hoan văn hóa ẩm thực quốc tế tại Bà Rịa Vũng Tàu. - Tham gia Tuần lễ văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long tại TP.Hồ Chí Minh.

- Tham gia Những ngày du lịch và văn hóa MeKong – Nhật Bản tại TP.Cần Thơ.

Ngoài ra, ngành du lịch tỉnh An Giang có nhiều chiến lƣợc quảng bá nhƣ: xúc tiến các dự án đầu tƣ vào du lịch; tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức nƣớc ngoài cho các chƣơng trình du lịch văn hóa ở địa phƣơng; nâng cấp các lễ hội; xây dựng và bố trí hệ thống pano, bảng quảng cáo trên các tuyến giao thông trọng yếu, những hình ảnh, những bảng chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch. Đặc biệt, vào những tháng lễ hội, đƣờng phố đƣợc chỉnh trang, bande rol chào mừng, treo cờ phƣớn khắp nơi làm cho cảnh quan thêm đẹp và không khí rộn ràng hơn. Bên cạnh đó, hàng năm, cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch sử dụng vốn ngân sách để làm tập gấp, brochure, in những ấn phẩm cần thiết nhằm giới thiệu hình ảnh của du lịch nói chung và du lịch văn hóa của An Giang nói riêng đến với khách du lịch gần xa.

Nhiều năm qua, việc tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa ở An Giang đã có nhiều chuyển biến. Xong, thực tế thì hoạt động này chỉ tập trung vào những kỳ lễ hội mà chƣa phải là công việc thƣờng xuyên. Đồng thời, những điểm quảng bá chỉ là những điểm cũ, chƣa mở rộng qui mô để giới thiệu hình ảnh điểm đến mới. Vì thế, hiệu quả của việc tuyên truyền quảng bá này chƣa cao, hình ảnh những điểm đến du lịch văn hóa chƣa bắt mắt và chƣa gây ấn tƣợng sâu sắc cho du khách.

2.6.2. Các đơn vị kinh doanh du lịch

Tuyên truyền quảng bá là cơ sở quan trọng để các công ty kinh doanh du lịch bán sản phẩm và mang về lợi nhuận tối ƣu cho công ty mình. Vì thế, những nhà kinh doanh du lịch đƣợc xem là những ngƣời nhạy bén trong việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và điểm đến du lịch. Các công ty thƣờng thiết kế trang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)