Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 33)

7. Đóng góp của luận văn

1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa

xa.

* Nghệ thuật biểu diễn

Lối hát bội xuất hiện ở An Giang vào những thập niên đầu của thế kỷ 19. Thời gian ông Thoại Ngọc Hầu trấn nhậm ở vùng Châu Đốc tân cƣơng, vì say mê hát bội nên đi đâu ông cũng có một đoàn hát theo phục vụ. Từ năm 1916 đến năm 1921, khi phong trào ca ra bộ thịnh hành xuất phát từ dòng nhạc dân gian, khuynh hƣớng cải lƣơng dần dần đƣợc đƣa lên sân khấu và nhanh chóng chinh phục sự ái mộ của ngƣời xem và tồn tại cho đến ngày nay.

1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa văn hóa

1.3.1. Những bài học kinh nghiệm trong nước

Việt Nam đang chọn du lịch văn hóa là hƣớng đi chính để tăng tốc cho ngành công nghiệp không khói, phù hợp với các điểm đến di tích văn hóa lịch sử trãi dài khắp từ Bắc chí Nam và sự góp mặt của 54 nền văn hóa trong cả nƣớc. Du lịch văn hóa ở Việt Nam đang tập trung khai thác các giá trị của các di tích văn hóa lịch sử, các công trình kiến trúc, các lễ hội, nghệ thuật biểu diễn truyền thống, ẩm thực hay các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Thời gian qua đã có nhiều đơn vị kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch và địa phƣơng đã hoạt động rất tốt và đạt đƣợc những kết quả khả quan về kinh tế, xã hội, môi trƣờng và bảo tồn các giá trị di sản.

Tỉnh Quảng Nam là địa phƣơng điển hình về hoạt động du lịch văn hóa. Nổi bật nhất là du lịch văn hóa ở Phố cổ Hội An. Phố cổ Hội An đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1999 và hiện tại là địa phƣơng có hoạt động du lịch văn hóa điển hình ở Việt Nam. Ở đây, chính quyền, doanh nghiệp và ngƣời dân kết hợp đƣa ra những sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù nhƣ: Đêm hội

trăng rằm vào ngày 15 âm lịch hàng tháng, Phố đêm vào thứ 7 hàng tuần, homestay phố cổ, du lịch làng nghề. Khu Phố cổ Hội An đƣợc xây dựng từ thế kỷ XVI dƣờng nhƣ còn đƣợc bảo quản nguyên vẹn. Đó là tất cả công sức và tình cảm của con ngƣời nơi đây dành cho các di sản văn hóa. Dự án “Tƣ vấn chính sách về quản lý môi trƣờng: Phát triển công nghiệp xanh” phối hợp giữa Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) với UBND thành phố Hội An đƣợc triển khai vào tháng 08 năm 2011 cho thấy hƣớng phát triển lâu dài cho du lịch văn hóa Hội An. Dự án này giúp giải quyết về các vấn đề môi trƣờng, biến đổi khí hậu và hạn chế thấp nhất tác hại do du lịch mang đến cho con ngƣời và xã hội nơi đây. Các doanh nghiệp và những ngƣời làm du lịch ở Hội An sẵn sàng đáp ứng tối đa những nhu cầu của du khách nhƣng vẫn không đánh mất bản sắc văn hóa của mình. Điều này khiến du khách rất hài lòng và trở thành kênh quảng cáo tích cực cho du lịch Hội An.

Bên cạnh Hội An, thánh địa Mỹ Sơn cũng là một điển hình về hoạt động du lịch văn hóa. Di tích này đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1999. Toàn bộ khu di tích nằm trong một thung lũng hoang sơ, rêu phong nhƣng rất sạch sẽ. Khi mới đƣa vào hoạt động, ban quản lý di tích đã dùng loại xe chuyên dùng chạy bằng nhiên liệu để trung chuyển khách vào thung lũng gây ra nhiều tiếng ồn và bụi. Tuy nhiên, vào năm 2011, để khai thác bền vững và đảm bảo một môi trƣờng xanh, sạch. Nơi đây đã đầu tƣ đội xe chuyên dùng chạy bằng điện không gây khói bụi, tiếng ồn làm ảnh hƣởng đến di tích và tạo cảm giác thoải mái cho du khách. Thánh địa Mỹ Sơn vừa là một di tích văn hóa lịch sử vừa trở thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách bởi không khí trong lành, mát mẻ và nhiều cây xanh. Đặc biệt, các biển báo và hƣớng dẫn ở khu di tích này rất rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ thông tin. Thuyết minh viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, tận tình cung cấp thông tin và kiến thức cho du khách.

Tổ chức hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Quảng Nam thực sự là bài học kinh nghiệm quý giá cho các địa phƣơng theo hƣớng khai thác du lịch đi đôi với việc bảo tồn di sản.

1.3.2. Những bài học kinh nghiệm của nước ngoài

Khẩu vị du lịch của du khách dần dần chuyển sang việc tìm kiếm sự khác biệt hơn là việc hƣởng thụ vật chất. Trƣớc sự biến đổi về tâm lý tiêu dùng của du

khách, nhiều nƣớc trên thế giới đã tìm loại hình du lịch mới thay thế loại hình du lịch cũ. Du lịch văn hóa đƣợc nhìn nhận là ứng viên số một cho sự thay thế đó. Kinh nghiệm làm du lịch văn hóa của các nƣớc trên thế giới không ngừng đƣợc trao đổi và học tập lẫn nhau.

Vương quốc Campuchia

Đến với Vƣơng quốc Campuchia chắc chắn mọi ngƣời sẽ rất ngạc nhiên về việc bảo tồn những di tích văn hóa lịch sử của đất nƣớc chùa tháp này. Quần thể Angkor – Di sản văn hóa thế giới đƣợc UNESCO công nhận là một minh chứng cụ thể. Qua bao thế kỷ, quần thể di tích này vẫn tồn tại giữa khu rừng già, bao gồm các công trình nổi tiếng trên diện tích khoảng 1.000km²: Cổng thành phía Nam đền Angkor Thom, đền Bayon, đền Taphrom và đền Angkor Wat, ngƣời dân ở đây ý thức rất cao trong việc bảo vệ di tích. Mặc dù ngƣời dân Campuchia xem ngôi đền là một điểm du lịch văn hóa chính đem lại cho họ nguồn lợi rất lớn trong đời sống kinh tế. Nhƣng không vì thế mà họ phát triển du lịch một cách ồ ạt và không kiểm soát. Để bảo vệ các bậc thang lên xuống trong các ngôi đền không bị hao mòn, họ dùng nhiều loại gỗ quý làm thêm lối lên xuống khác thay cho lối đi cũ. Những nơi bị sụp đổ họ đƣợc tổ chức UNESCO giúp đỡ trùng tu và gia cố rất cẩn thận từng chi tiết chứ không phá bỏ kiến trúc cũ để xây dựng lại cái mới. Môi trƣờng vệ sinh ở các điểm tham quan rất tốt. Điều này làm cho khách du lịch rất quan tâm và tự giác giữ vệ sinh chung. Tháng 02 năm 2013 ngành du lịch Campuchia phát động chiến dịch "Mỗi du khách một cây xanh" nhằm khuyến khích khách du lịch chung tay bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu các nguy cơ biến đối khí hậu. Việc làm này đƣợc các nƣớc trên thế giới rất đồng tình và đánh giá cao. Năm 2012, Campuchia đón khoảng 3,5 triệu lƣợt khách nƣớc ngoài, tăng 25% so với năm 2011, dự kiến năm 2013 sẽ thu hút khoảng 4 triệu lƣợt khách. Điều này có nghĩa du lịch văn hóa đã giúp nền kinh tế Campuchia gặt hái đƣợc nhiều thành quả tích cực.

Ba Li (Indonesia)

Bali là một trong những hòn đảo đẹp nổi tiếng của đất nƣớc Indonesia khu vực Đông Nam Á. Hòn đảo này với diện tích khoảng 5.600 km2 và dân số hơn 3 triệu ngƣời và đa số ngƣời dân theo đạo Hindu. Trƣớc thập niên 60 của thế kỷ XX, Bali chƣa phải là địa chỉ du lịch lý tƣởng bởi tƣ tƣởng khép kín, không cởi

mở của ngƣời dân địa phƣơng. Họ e ngại sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai sẽ làm tổn hại và thay đổi truyền thống văn hóa vốn có của họ. Nhƣng rồi chính phủ Indonesia đã cẩn trọng lập quy hoạch phát triển du lịch văn hóa cho chính họ: Họ đã tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, những nhà hàng, khách sạn dần dần mọc lên, ngƣời dân bản địa học cách giao tiếp với khách nƣớc ngoài, các chuyến bay đến Bali bắt đầu thu hút các nhà đầu tƣ, hình ảnh hòn đảo này đƣợc quảng bá khắp nơi trên thế giới. Từ đó, tên của hòn đảo Bali đƣợc nhiều ngƣời biết đến và muốn đến. Bali bắt đầu phát triển thành thiên đƣờng du lịch theo định hƣớng của chính phủ. Những làng nghề truyền thống đƣợc khôi phục nhƣ: nghề may cắt, nghề điêu khắc đá và những nghề thủ công mỹ nghệ khác. Du lịch văn hóa đã đem đến cho họ đời sống kinh tế sung túc và những thành quả tích cực. Khách đến Ba Li có thể thăm viếng khoảng 12.000 ngôi đền với những điểm đến văn hóa hấp dẫn, ngắm những mảnh ruộng bậc thang và thƣởng thức điệu múa Barong thần thoại.

Malaysia

Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á xảy ra vào năm 1997 làm cho nhiều nền kinh tế ở Châu Á bị ảnh hƣởng nghiêm trọng và trong đó có Malaysia. Thời điểm đó, Chính phủ Malaysia đã tìm ra lối thoát cho mình bằng con đƣờng phát triển du lịch văn hóa: du lịch homestay, du lịch sinh thái.

Du lịch homestay phát triển rất mạnh và hoạt động chuyên nghiệp ở những vùng quê Malaysia. Có khoảng 3.300 hộ dân từ 230 ngôi làng trên khắp 13 bang của Malaysia tham gia chƣơng trình du lịch homestay. Những nông dân này trƣớc đây có đời sống rất khó khăn và lại càng khó khăn hơn khi cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á xảy ra. Chính phủ Malaysia đã đầu tƣ các cơ sở hạ tầng về thôn quê và hỗ trợ vốn cho ngƣời dân sửa sang, vệ sinh nhà cửa. Ngành du lịch Malaysia xúc tiến mở các lớp tập huấn về quản lý, về an ninh và cách phục vụ du khách. Chính phủ Malaysia còn có chính sách không thu thuế đối với các hộ dân làm du lịch homestay. Ngƣời dân ở đây học làm du lịch văn hóa theo cách: cùng ăn, cùng sinh hoạt và cùng chia sẻ với du khách trong chính ngôi nhà của họ. Điều quan trọng dẫn đến thành công của các chƣơng trình du lịch homestay ở Malaysia là đối với khách du lịch thì họ đƣợc thỏa mãn trong việc tìm kiếm sự khác biệt về văn hóa, và họ đƣợc chia sẻ rất nhiều về các tập quán và kinh nghiệm sống hàng

ngày của ngƣời dân bản địa. Đối với ngƣời dân địa phƣơng, họ cũng thỏa mãn trong việc giới thiệu nét văn hóa bản địa của họ đến du khách và nhận lại nhiều lợi nhuận từ việc kinh doanh du lịch văn hóa. Slogan “Truly Asia” (châu Á đích thực) của Malaysia nhanh chóng đƣợc nhiều khách du lịch quốc tế chấp nhận.

Canada

Canada là một nƣớc có diện tích lớn thứ 2 thế giới nằm ở cực bắc châu Mỹ, có sự pha trộn của nền văn hóa đa sắc tộc. Chính phủ Canada từ rất lâu đã có những chính sách bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Mục tiêu trong chính sách văn hóa của họ là giáo dục cho ngƣời dân có sự hiểu biết nhau hơn giữa các dân tộc và ra sức gìn giữ di sản của bộ tộc. Chính phủ Canada còn có chính sách thúc đẩy phát triển các bảo tàng về ngƣời bản địa và tích cực quảng bá các điểm đến du lịch văn hóa ra khắp thế giới. Đặc biệt là điểm đến du lịch văn hóa cộng đồng thổ dân, du lịch học tập ngôn ngữ và văn hóa ẩm thực. Cách làm của họ đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm và gởi ngƣời sang giao lƣu học tập kinh nghiệm nhƣ Đài Loan và Trung Quốc. Thổ dân Inuit (bộ tộc Nuvanut) làm du lịch văn hóa rất chuyên nghiệp. Họ xem du lịch văn hóa là phƣơng tiện truyền bá văn hóa bản địa đến với thế giới và là ngành kinh doanh mang đến nhiều lợi nhuận. Thổ dân da đỏ biết cách hƣớng dẫn khách du lịch hòa mình vào cuộc sống của ngƣời bản địa để học cách chế biến và ăn những món ăn cổ truyền của họ, múa những điệu múa truyền thống, vui đùa trên đồng cỏ hay sinh hoạt trong những chiếc lều tipi và mua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ do họ chế tác. Tất cả đều mang đậm sắc thái và đầy ý nghĩa đối với bộ tộc, du lịch văn hóa đã đem lại nguồn thu rất lớn cho thổ dân. Ở Canada có trên 1.000 doanh nghiệp làm du lịch mà ngƣời da đỏ chiếm cổ phần hơn 50%. Mỗi năm các doanh nghiệp du lịch này thu về hàng triệu đô la và giải quyết nhu cầu lao động rất lớn cho địa phƣơng. Tuy nhiên, có những giá trị văn hóa mà họ không thể chia sẻ với du khách. Đồng thời họ cƣơng quyết không chấp thuận cho khách du lịch tham gia vào. Chính ý thức bảo vệ tài sản văn hóa này đã làm cho giá trị văn hóa bản địa không bị lu mờ.

Tiểu kết chƣơng 1

Ngày nay du lịch văn hóa đang là sự lựa chọn của nhiều du khách để làm thay đổi khẩu vị du lịch của mình. Nắm bắt đƣợc sự thay đổi này, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang có kế hoạch cụ thể trong việc khai thác hợp lý các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa làm mũi nhọn phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng đều có lộ trình thực hiện riêng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, miền. An Giang đƣợc đánh giá là một tỉnh có tiềm năng du lịch văn hóa rất lớn. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm đƣa ra những luận chứng, những điều kiện cần thiết và những bài học kinh nghiệm cần thiết nhằm góp phần phát triển du lịch văn hóa ở An Giang nói riêng và du lịch văn hóa ở Việt Nam nói chung.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH AN GIANG 2.1. Thị trƣờng khách du lịch văn hóa ở An Giang

2.1.1. Mục đích tham quan và và tìm hiểu của du khách

Qua khảo sát thực tế, luận văn có nhận xét sơ bộ về mục đích của khách du lịch đến An Giang cho thấy: khách du lịch đến An Giang thƣờng có nhiều mục đích khác nhau nhƣ: tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa; mục đích thƣ giãn tinh thần bởi các yếu tố tâm linh của vùng đất trấn biên, đa sắc tộc; tìm kiếm sự khác lạ về nét văn hóa cộng đồng, các lễ hội của dân tộc Chăm, Khmer; đắm mình vào cảnh đẹp hùng vĩ của dãy Thất Sơn; hoặc lênh đênh trên chiếc xuồng con vào mùa nƣớc nổi giữa bạt ngàn sông nƣớc…

Biểu đồ 2.1: Mục đích của du khách đến An Giang 64% 11% 20% 63% 11% 18% 5% 8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo Di tích lịch sử văn hóa Danh thắng và nghỉ dưỡng khác khách trong nước Khách quốc tế

Biểu đồ trên cho thấy nhu cầu du lịch văn hóa của khách trong và ngoài nƣớc đến An Giang rất khác nhau. Đối với khách du lịch nội địa, mục đích du lịch để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngƣỡng và tôn giáo đang đƣợc du khách rất ƣa chuộng, chiếm tỷ lệ 64% trên tổng lƣợng khách nội địa đến An Giang. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi ngƣời dân ở vùng đất mới – Đồng bằng sông Cửu Long cuộc sống kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và tập quán canh tác của cha ông trƣớc đây còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì thế đối với họ, mỗi dòng sông, mỗi ngọn núi đều mang dáng dấp của các vị thần. Yếu tố tâm linh, tín ngƣỡng dân gian và tôn giáo bản địa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

An Giang là vùng đất có khả năng đáp ứng đƣợc những nhu cầu đó của ngƣời dân trong khu vực. Xét về yếu tố hiện diện của con ngƣời trong tự nhiên, nơi đâu có con ngƣời sinh sống ít nhiều cũng để lại những dấu tích trong quá trình hình thành, xây dựng và sáng tạo; quá trình đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại, đấu tranh với con ngƣời để phát triển… Chính những dấu tích đó là những di tích văn hóa lịch sử. Những di tích này bao giờ cũng có những gắn bó mật thiết, những tình cảm đặc biệt của ngƣời bản xứ. Tham quan các di tích văn hóa lịch sử là hình thức ôn lại những sự kiện trong quá khứ, những truyền thống xây dựng và bảo vệ của các thế hệ đi trƣớc. Vì thế, nhu cầu tham quan các di tích văn hóa lịch sử ở An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)