Các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 62)

7. Đóng góp của luận văn

2.4.1.Các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu

Miếu bà Chúa xứ Núi Sam là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng ở miền Nam, đƣợc thiết kế xây dựng theo kiến trúc dạng chữ Quốc, hình khối tháp dạng hoa sen nở, nghệ thuật chạm khắc gỗ tinh vi, sắc sảo, hài hòa, uy nghiêm và hùng tráng. Theo nhà khảo cổ học Malleret, tƣợng đƣợc tạc theo dáng ngƣời đàn ông ngồi nghỉ ngơi, vƣơng giả, vật liệu bằng sa thạch, có giá trị nghệ thuật cao. Qua giám định bƣớc đầu cho thấy, tƣợng bà Chúa xứ là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc thời Trung cổ còn giữ lại đến ngày nay và đƣợc nhiều ngƣời sùng kính.

Sức hấp dẫn của điểm du lịch này là niềm tin của ngƣời dân vào sự linh thiêng của bà Chúa xứ. Ngƣời dân tin rằng bà đã phù hộ cho cuộc sống của họ ngày càng phồn vinh hơn nên hàng năm từ 23 đến 27tháng 4 âm lịch hàng năm là ngày ngƣời dân tổ chức cúng bà (gọi là Vía bà), hàng triệu du khách thập phƣơng về miếu bà Chúa xứ (thuộc xã Vĩnh Tế, phƣờng Núi Sam, TP.Châu Đốc) để chiêm bái vị thánh mẫu, cầu mong đƣợc ban phƣớc lành và làm ăn phát tài.

- Lăng Thoại Ngọc Hầu

Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (Nguyễn Văn Thụy, sinh năm 1761-1829), quê ở Quảng Nam, tƣớc phong Ngọc Hầu. Ông là một công thần thời Nguyễn, có công lớn trong việc khai hoang mỡ cõi vùng đất An Giang, bảo vệ biên cƣơng. Đặc biệt, ông đã cho đào 2 con kênh Thoại Hà và Vĩnh Tế lƣu truyền hậu thế. Thời gian chính thức xây dựng lăng của ông Thoại Ngọc Hầu vẫn chƣa có tài liệu nào xác định. Tuy nhiên, thông qua lăng của 2 bà vợ nhƣ hiện giờ, có thể nói lăng đã đƣợc xây dựng trƣớc khi ông mất vào tháng 6 năm 1829.

Lăng Thoại Ngọc Hầu đối diện với miếu bà Chúa xứ và có các truyền thuyết gắn liền với truyền thuyết về Miếu bà Chúa xứ. Vì thế, khách du lịch đến An Giang viếng miếu bà Chúa xứ đều ghé qua thăm lăng ông. Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dƣới thời phong kiến, và là một di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng ở An Giang.

- Khu lưu niệm thời niên thiếu Bác Tôn

Bác Tôn sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888, tại xã Mỹ Hòa Hƣng (cù lao Ông Hổ), tỉnh An Giang. Di tích lịch sử khu lƣu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hƣng, TP.Long Xuyên gồm 3 công trình:

+ Đền tưởng niệm

+ Nhà trưng bày

Hàng năm vào ngày sinh nhật của Bác Tôn, ngƣời dân An Giang nói riêng và ngƣời dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung tụ hợp về đây thấp hƣơng tƣởng nhớ. Chính quyền địa phƣơng kết hợp với nhân dân tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích. Ngày nay, Khu lƣu niệm thời niên thiếu Bác Tôn đã trở thành điểm du lịch văn hóa thu hút nhiều khách du lịch đến tìm hiểu về lịch sử và tham quan viếng cảnh.

- Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành

Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (đền Quản cơ Thành) còn có tên gọi khác là chùa Láng Linh vì đền nằm giữa đồng Láng Linh, bên bờ kênh xáng Vịnh Tre, huyện Châu Phú. Trần Văn Thành là ngƣời lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bảy Thƣa (1867-1873) đã từng làm cho giặc Pháp khiếp sợ. Cái chết của ông vẫn chƣa có tài liệu xác định. Trần Văn Nhu - con trai trƣởng của ông và là ngƣời có công lớn trong việc giúp cha điều hành cuộc khởi nghĩa, cùng với mẹ cho xây dựng tại đây một ngôi chùa và hoàn thành vào năm 1903 đặt tên là Bửu Hƣơng tự, để tƣởng nhớ cha và những quân dân đã bỏ mình trong cuộc khởi nghĩa Bảy Thƣa.

Hàng năm, vào các ngày 20, 21, 22 tháng 2 âm lịch, nơi đây đều tổ chức lễ trọng thể kỷ niệm ngày Quản cơ Thành hy sinh và cuộc khởi nghĩa Bảy Thƣa.

- Hai bia đá và tượng Phật 4 tay

Nguồn gốc lịch sử của hai bia đá và tƣợng Phật bốn tay này cho đến nay chƣa có tài liệu nào xác định chính xác. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học cho rằng hai bia đá và tƣợng Phật bốn tay bằng chất liệu đá sa thạch này có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI sau công nguyên. Chữ viết trên hai bia đá theo dạng chữ Sanskrit cổ, thuộc văn hóa Óc Eo. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học thì đây là tƣợng thần Vishnu thuộc Bà La môn. Khu vực có hai bia đá và xung quanh chùa Linh Sơn có nhiều dấu hiệu cho thấy đây là trung tâm nền văn hóa cổ Óc Eo vẫn còn nằm sâu trong lòng đất. Trong đó ẩn chứa cả kho tàng kiến trúc cổ độc đáo mang đậm nét của nền văn hóa Óc Eo.

Điểm du lịch văn hóa này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khảo cổ trên thế giới. Đồng thời, lƣợng khách du lịch đến đây cũng có ý thức tìm hiểu các di chỉ khảo cổ hơn là tham quan, ngắm cảnh.

- Thánh đường Hồi giáo Mubarak

Thánh đƣờng Hồi giáo Mubarak ở xã Phú Hiệp - huyện Phú Tân. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo và là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng ngƣời Chăm. Thánh đƣờng đƣợc xây dựng trên một khu đất rộng, thoáng mát. có lối kiến trúc hoàn toàn khác với các kiểu kiến trúc của chùa Hoa, chùa Việt, hay chùa Khmer thƣờng gặp. Ngƣời Chăm ở An Giang theo đạo Hồi, còn gọi là ngƣời Chăm Islam khác với ngƣời Chăm ở Bình Thuận theo đạo Bà La môn còn gọi là Chăm Bàni. Thánh đƣờng không có bàn thờ hoặc hình tƣợng bất kỳ vị thần, thánh nào ngoài biểu tƣợng trăng lƣỡi liềm và ngôi sao. Ngƣời Hồi giáo chỉ tôn trọng tuyệt đối thánh Allah là đấng cứu thế. Hàng năm, tại đây tổ chức 3 lần lễ hội lớn:

+ Lễ Ha Ji vào ngày 10 đến 12 lịch Hồi giáo (3/7 dƣơng lịch).

+ Lễ ăn chay (Ramadan): vào tháng 9 lịch Hồi giáo (27/4 dƣơng lịch). + Lễ sinh nhật đức Môhamed (ngƣời sáng lập đạo Hồi).

Khách du lịch đến đây nghỉ homestay, tham quan thánh đƣờng, tìm hiểu nét văn hóa của ngƣời Chăm trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là lễ cƣới ngƣời Chăm với nét độc đáo là lễ thức rƣớc rể - một trong những dấu ấn của truyền thống mẫu hệ còn đƣợc bảo tồn trong văn hóa cộng đồng dân tộc Chăm đến nay - và thƣởng thức ẩm thực đặc sắc của họ.

- Đồi Tức Dụp

Đồi Tức Dụp ở chân Núi Tô, thuộc dãy Thất Sơn, thuộc huyện Tri Tôn. Tức Dụp theo tiếng của ngƣời Khmer là ngọn đồi có nƣớc chảy về đêm. Đồi cao 300m, chu vi khoảng 2.000m. Ngọn đồi Tức Dụp có nhiều hang sâu, động lớn đƣợc ăn thông với nhau bằng nhiều ngõ ngách chằng chịt, tạo nên địa thế hiểm trở (dân địa phƣơng gọi là lò ảng). Trong thời chiến tranh, đồi Tức Dụp là căn cứ địa hoạt động cách mạng của Tỉnh ủy An Giang.

Ngày nay, đồi Tức Dụp đƣợc lãnh đạo tỉnh quan tâm cho trùng tu, tôn tạo trở thành điểm du lịch lịch sử văn hóa lý tƣởng cho rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là những tour du lịch tìm hiểu các di tích lịch sử cách mạng, tour du lịch về nguồn cho học sinh và sinh viên trong khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 62)