Các doanh nghiệp du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 77)

7. Đóng góp của luận văn

2.7.3.Các doanh nghiệp du lịch

Các cơ sở kinh doanh du lịch trên từng địa bàn trong tỉnh có trách nhiệm báo cáo những mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh du lịch về cho những bộ phận quản lý trực tiếp cơ sở mình. Những báo cáo này là cơ sở để các bộ phận chức năng có sự hỗ trợ phù hợp cho các đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Việc quản lý của cơ quan nhà nƣớc giúp định hƣớng kinh doanh và thông báo kịp thời các chính sách pháp luật đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu khả năng liên kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nƣớc làm cho quy mô kinh doanh của các hộ trên địa bàn chƣa lớn mạnh, chƣa mang tính chuyên nghiệp. Từ đó làm giảm tính hấp dẫn của sản phẩm và của điểm đến du lịch văn hóa trong tỉnh. An Giang hiện tại có các dạng doanh nghiệp du lịch chính nhƣ:

- Công ty Cổ phần không có vốn nhà nƣớc - Công ty Trách nhiệm Hữu hạn

Sơ đồ: Tổ chức Công ty Trách nhiệm Hữu hạn

Nguồn: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Du lịch Việt Xanh

Sơ đồ: Tổ chức Công ty Cổ phần có vốn nhà nƣớc

Nguồn: Công ty Cổ phần Du lịch An Giang

2.8. Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa ở tỉnh An Giang

2.8.1. Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa vật thể

2.8.1.1. Tác động tích cực

+ Tăng hiểu biết của du khách đối với các di sản: di sản nếu không đƣợc con ngƣời biết đến thì giá trị của di sản đó sẽ không đƣợc phát huy. Du lịch chính là con đƣờng hiệu quả nhất giới thiệu di sản đến với công chúng. Khi du lịch phát triển sẽ tăng số lƣợng khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu các giá trị di tích, di sản càng nhiều. Chính điều này đã giúp cho các giá trị di sản đƣợc quảng bá rộng rãi, không dừng lại ở mức độ vùng, miền hay khu vực mà ở khắp thế giới.

+ Tuyên truyền cho người dân về lợi ích do các giá trị di sản mang lại. Từ đó giáo dục và nâng cao sự nhận thức bảo vệ các di sản: du lịch là một ngành

Ban Giám đốc

Điều hành Kế toán, văn thƣ Tổ hƣớng dẫn, thị trƣờng Tổ xe

Hội đồng Quản trị Phòng Tổ chức, Hành chánh Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán tài vụ Trung tâm Du lịch Ban Giám đốc Các đơn vị trực thuộc

kinh tế tổng hợp. Khi du lịch phát triển, đồng nghĩa với nền kinh tế ở những điểm đến cũng phát triển theo. Ngƣời dân sẽ nhận thức đƣợc chính các di sản là nguồn tài nguyên mang đến sự phồn vinh cho đời sống của họ. Chính lợi ích đó sẽ giúp họ phát huy sức mạnh của cộng đồng để bảo vệ di sản nhƣ bảo về chính nguồn lợi kinh tế lâu dài cho gia đình và địa phƣơng họ.

+ Du lịch góp phần tôn tạo và tái đầu tư vào các di sản: kinh tế địa phƣơng phát triển, các khoản thuế từ cơ sở kinh doanh địa phƣơng đóng góp vào ngân sách chung của nhà nƣớc nhiều hơn. Nhà nƣớc có kinh phí để bảo tồn và tôn tạo các di sản. Nhƣ vậy có nghĩa là di sản sẽ đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị của mình bằng chính con đƣờng du lịch. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch để bảo tồn di sản.

+ Du lịch giúp cải thiện môi trường đầu tư và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân: di sản là nguồn tài nguyên đƣa đến những giá trị kinh tế rất lớn cho ngành công nghiệp không khói. Vì thế nơi đâu có di sản là nơi đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ. Khi du lịch phát triển, các di sản càng có điều kiện tiếp cận với các kênh đầu tƣ và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Du lịch trở thành kênh tuyên truyền, quảng bá hữu hiệu cho việc đầu tƣ, hỗ trợ nâng cấp và bảo tồn các di sản.

+ Du lịch giúp nâng cao trình độ quản lý các di sản: Khi du lịch phát triển đòi hỏi các ngành quản lý phải có trình độ tƣơng xứng nếu không sẽ không phát huy hết giá trị của di sản và không mang lại hiệu quả kinh tế tối ƣu. Thị trƣờng du lịch cũng mang tính chất đào thải nhƣ bao thi trƣờng kinh tế khác. Du lịch phát triển đặt ra vấn đề cấp thiết về trình độ quản lý di sản phải ngang tầm với sự phát triển Kinh tế -Văn hóa chung của xã hội.

Bên cạnh những lợi ích mà du lịch mang đến cho di sản, thì cũng có những thách thức tiêu cực cho công tác quản lý, bảo tồn các giá trị di sản trong việc phát triển du lịch.

2.8.1.2. Tác động tiêu cực

+ Du lịch làm xuống cấp các di sản: Phát triển du lịch làm cho lƣợng khách tập trung nhiều hơn ở các di sản văn hóa lịch sử. Sự quản lý không chặt chẽ của các nhà chuyên môn trong việc bảo quản di tích, và sự thiếu hiểu biết ở nhiều du khách có thể vô tình hay cố ý làm tổn hại đến di sản là điều khó tránh khỏi. Sự

tham gia của cộng đồng đối với vấn đề khai thác đi đôi với ý thức bảo vệ di sản khỏi những xâm hại của con ngƣời chƣa cao. Đó cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hệ quả tiêu cực là làm hao mòn và xuống cấp di sản.

+ Làm biến dạng các di sản: Hiện nay, phong trào trùng tu các di tích để phát triển du lịch đang nở rộ ở nhiều địa phƣơng. Điều nay vẫn không có gì trái với chủ trƣơng của chính phủ và đề án phát triển du lịch của cả nƣớc. Tuy nhiên, có nơi chỉ vì đáp ứng những nhu cầu trƣớc mắt của du khách nên các nhà quản lý ra sức trùng tu, chỉnh trang các di tích thiếu cơ sở khoa học, không tuân thủ luật pháp (luật di sản), không theo một quy hoạch hay quy định nhất quán đã làm cho các di sản biến dạng so với giá trị gốc (lăng Thoại Ngọc Hầu ở Núi Sam, Châu Đốc).

+ Môi trường của di sản bị ô nhiễm: Những nơi có đông du khách nếu không có biện pháp xử lý môi trƣờng phù hợp thì sẽ dẫn đến tình trạng quá tải về vệ sinh chung. Sự thiếu hợp tác và thiếu ý thức từ phía cƣ dân địa phƣơng, khách du lịch và nhà quản lý trong việc giữ gìn môi trƣờng xung quanh những điểm có di sản góp phần làm cho môi trƣờng xung quanh di sản bị ô nhiễm trầm trọng và dẫn đến hệ quả là làm cho di sản mau chóng bị tổn hại.

+ Không gian di sản bị hạn chế: Khi du lịch phát triển kéo theo lợi ích kinh tế của địa phƣơng cũng phát triển. Vì lợi ích cá nhân, mọi ngƣời bắt đầu ra sức xây dựng những công trình nhƣ: nhà ở, khách sạn, nhà hàng, công sở… Những công trình xây dựng không theo quy hoạch và sự nhất quán chung từ các cấp quản lý, nhà doanh nghiệp và cƣ dân bản địa sẽ dễ dàng lấn át không gian di sản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hƣ hại và mất dần các giá trị kiến trúc của di sản.

2.8.2. Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa phi vật thể

2.8.2.1. Tác động tích cực

+ Du lịch giúp phát huy giá trị văn hóa bản địa: du lịch là cầu nối cho du khách đến với các giá trị văn hóa phi vật thể của vùng miền. Chính du khách sẽ trở thành những nhà tuyên truyền hữu hiệu đƣa các di sản này đến với cộng đồng rộng lớn. Giá trị của di sản nếu không đƣợc con ngƣời cảm nhận đồng nghĩa với việc di sản đó không có giá trị. Du khách là những ngƣời cảm thụ các giá trị văn hóa và khẳng định giá trị di sản. Du lịch phát triển càng làm cho văn hóa dân tộc

phát huy hết tính năng của mình. Điều này mang đến lợi ích kinh tế về du lịch và cũng giúp cho các di sản phát huy giá trị.

+ Giáo dục con người có ý thức bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể: Du lịch phát triển sẽ phản ánh đƣợc tầm quan trọng của di sản trong đời sống kinh tế cũng nhƣ đời sống tinh thần của ngƣời dân. Di sản văn hóa phi vật thể hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cƣ. Nó đại diện cho con ngƣời qua từng giai đoạn lịch sử. Con ngƣời thừa hƣởng những thành quả sáng tạo mà cha ông để lại qua lời ca, tiếng hát, qua kinh nghiệm sống. Vì thế, đứng ở góc độ nào đó thì ngƣời dân trong vùng có di sản cũng rất tự hào về địa phƣơng mình. Nhƣ vậy, những hiệu quả xã hội mà các giá trị di sản phi vật thể mang lại là điều đã đƣợc khẳng định. Từ đó, tăng cƣờng sự hiểu biết của con ngƣời về các giá trị của văn hóa phi vật thể đồng thời giúp con ngƣời có ý thức bảo vệ chúng.

+ Đóng góp kinh phí để bảo tồn các giá trị di sản: Du lịch phát triển, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động địa phƣơng, đem lại nguồn thu rất lớn cho cộng đồng dân cƣ tại chỗ và đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời, giúp cho nhiều ngành kinh tế địa phƣơng phát triển đồng hành với sự phát triển du lịch. Chính nguồn thu đó góp phần vào việc giữ gìn và tôn tạo những giá trị di sản, tái tạo sức sống của di sản, giải quyết nhu cầu kinh phí hoạt động cho đội ngũ làm công tác có liên quan đến việc bảo tồn và tôn tạo di sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.8.2.2. Tác động tiêu cực

+ Du lịch làm mai một một số loại hình nghệ thuật truyền thống: Du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với việc đem đến đời sống văn minh cho địa phƣơng. Du lịch giúp nâng cao nhận thức trong đời sống cộng đồng. Ngƣời dân học theo những loại hình nghệ thuật mới lạ mà du lịch mang lại sẽ có những so sánh khập khiễng với nghệ thuật truyền thống. Từ đó nảy sinh ý nghĩ “học hỏi”, đua đòi để theo kịp với đà phát triển chung của xã hội mà quên đi trách nhiệm bảo tồn nét văn hóa đẹp đẽ của cha ông đã để lại. Từ ngƣời này lan truyền sang ngƣời khác, làn sóng văn minh đó vô tình nhấn chìm một số loại hình nghệ thuật truyền thống.

+ Làm lai căng nét đặc thù của di sản: di sản phi vật thể rất dễ bị tổn thƣơng và biến dạng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức của con ngƣời về chân giá trị của di sản. Hiện nay, có nhiều địa phƣơng cũng xuất phát từ ý nghĩ tốt trong việc tôn tạo và bảo vệ di sản, đã tốn rất nhiều tiền của và công sức để

khôi phục các di sản. Tuy nhiên, do sự nhận thức chƣa đúng đã làm cho nét đặc thù của di sản không còn nữa. Từ đó di sản bị lai căng, biến dạng giá trị gốc và mất đi tính hấp dẫn tự thân của di sản.

+ Các di sản văn hóa phi vật thể bị thương mại hóa: điều này rất dễ nhận biết ở các lễ hội. Các nhà quản lý và kinh doanh du lịch do áp lực về doanh số nên dễ bị khuynh hƣớng chạy theo lợi nhuận dẫn dắt. Để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của du khách, họ rất dễ dàng thêm hoặc bớt các chi tiết vốn có của lễ hội, đƣa lễ hội ra khỏi không gian thực của nó. Chính sự không kiên quyết của các nhà quản lý và nhà kinh doanh đã làm cho các lễ hội bị thƣơng mại hóa hơn là khơi lại những cảm thụ thực sự của ngƣời xem lễ hội. Vì thế, ý nghĩa và hình ảnh của lễ hội bị yếu tố thƣơng mại làm cho công chúng hiểu sai lệch so với nguyên bản.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhìn tổng thể thì hoạt động du lịch ở An Giang chủ yếu là hoạt động du lịch văn hóa. Vùng đất tân cƣơng này, bên cạnh những điều kiện tự nhiên phong phú, lại đã phải trải qua nhiều biến cố trong suốt chiều dài lịch sử. Chính những thăng trầm của lịch sử đó đã góp phần không nhỏ để tạo nên những giá trị nhân văn và xã hội trở thành vốn tài nguyên quý giá cho loại hình du lịch văn hóa từ dòng sông, ngọn núi, câu hò điệu lý cho đến ngôi miếu, đình, chùa và những tôn giáo bản địa đa sắc tộc. Du lịch văn hóa đã, đang và sẽ đƣợc coi là loại hình du lịch chủ lực ở An Giang. Loại hình du lịch này đã và đang mang lại nhiều hiệu quả kinh tế đáng kể cho địa phƣơng. Tuy nhiên, để du lịch văn hóa thực sự trở thành thế mạnh và là mũi nhọn kinh tế cho địa phƣơng thì còn nhiều vấn đề cần đƣợc nhìn nhận một cách xác đáng. Vấn đề cung cầu du lịch văn hóa cần phải hƣớng đến sự cân bằng, ổn định và phát triển bền vững. Chất lƣợng phục vụ ở các cơ sở kinh doanh du lịch phải đƣợc cải thiện và nâng cao. Nói cách khác, nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa cần phải đƣợc chú trọng và quan tâm đầu tƣ hơn. Điều quan trọng hơn nữa chính là chiến lƣợc và phƣơng thức duy trì, tôn tạo nguồn tài nguyên vô giá của cha ông để lại để nguồn tài nguyên này thành nguồn sữa dồi dào và chảy mãi trong cuộc sống của lớp lớp các thế hệ đi sau.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH AN GIANG 3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Chủ trương chính sách nhà nước

Phát triển du lịch văn hóa ở An Giang đƣợc dựa vào các căn cứ chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc nhƣ sau:

Các căn cứ pháp pháp lý

- Luật Du lịch của Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001) ban hành ngày 14/6/2005.

- Luật Di sản Văn hóa của Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001) ban hành ngày 29/6/2001

- Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy An Giang, ngày 15/01/2013 về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020.

- Quyết định số 78/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, ngày 15/01/2013 Về việc Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh An Giang

Căn cứ vào xu thế phát triển chung của du lịch

- Xu thế phát triển của du lịch thế giới và khu vực

- “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”đã đƣợc phê duyệt vào ngày 09 tháng 3 năm 2010.

- Tiềm năng du lịch văn hóa hiện có của tỉnh An Giang

Các căn cứ trên cho thấy du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp quan trọng trong tổng GDP của cả nƣớc nói chung và từng địa phƣơng nói riêng. Vì thế, phát triển du lịch phải có chính sách, giải pháp, định hƣớng và quy hoạch phát triển cụ thể cho từng vùng du lịch trong cả nƣớc. Phát triển du lịch văn hóa ở An Giang cũng nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch chung của khu vực và của tỉnh. Ở An Giang, phát triển du lịch văn hóa đƣợc xem là

hƣớng đi tích cực đẩy mạnh việc tăng trƣởng kinh tế cho hiện tại và tƣơng lai. Vì thế, ngành du lịch An Giang có những định hƣớng, chiến lƣợc phát triển riêng phù hợp với điều kiện tài nguyên, cơ sở vật chất và kinh tế của tỉnh.

3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh An Giang

3.1.2.1. Quan điểm phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang

- Tỉnh tập trung phát triển du lịch văn hóa trở thành trung tâm du lịch của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 77)