Nhân lực du lịch thời vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 71)

7. Đóng góp của luận văn

2.5.2. Nhân lực du lịch thời vụ

Ở An Giang, nguồn nhân lực du lịch thời vụ chỉ phổ biến nhiều ở các cơ sở kinh doanh du lịch. Đồng thời, lực lƣợng lao động thời vụ thƣờng xuyên biến động theo mùa vụ, theo thị trƣờng. Nhìn chung các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch rất ít sử dụng đối tƣợng du lịch này. Bởi vì công việc ở các cơ quan này

đòi hỏi ngƣời lao động phải có một trình độ nhất định và khả năng nghiên cứu của ngƣời lao động trong công việc.

Lực lƣợng lao động thời vụ phần lớn là chƣa qua đào tạo. Thế nhƣng, rất nhiều trƣờng hợp đội ngũ lao động này đƣợc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và có ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm du lịch. Ngƣời phục vụ du lịch là điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh du lịch và cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch. Vì thế, dù các nhà làm du lịch cố gắng cắt giảm nhân sự thƣờng xuyên và thay thế bằng nhân sự thời vụ, nhƣng để đảm bảo chất lƣợng phục vụ theo yêu cầu ngày càng cao du khách, nên họ có xu hƣớng ít sử dụng lƣợng lao động chƣa qua đào tạo. Thực tế cho thấy, mức độ sử dụng lƣợng lao động chƣa qua đào tạo trong du lịch ở An Giang đang giảm dần từ năm 2001 – năm 2011. Đồng thời lƣợng lao động này chỉ phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhƣ nhà hàng, khách sạn, các khu, điểm du lịch hơn là các đơn vị quản lý nhà nƣớc. Lƣợng lao động này đƣợc sử dụng dƣới hình thức tính lƣơng và ngày công theo thỏa thuận giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động và không đề cập đến chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm khác đối với quyền lợi của ngƣời lao động .

2.6. Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tỉnh An Giang

2.6.1. Các cấp chính quyền và quản lý nhà nước

Lãnh đạo tỉnh An Giang nắm bắt đƣợc nhu cầu của du khách cũng nhƣ tiềm năng và thế mạnh du lịch văn hóa của địa phƣơng nên đã nỗ lực tuyên truyền, quảng bá, thiết kế website, quan hệ công chúng, phát động thị trƣờng và giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa đến với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ:

- Tổ chức Liên hoan Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long năm 2006

- Tham gia các hoạt động trong Năm Du lịch Quốc gia MeKong – Cần Thơ năm 2008

- Ngày hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2010. - Tham gia Festival lúa gạo Hậu Giang năm 2009

- Tham gia Hội chợ triển triển lãm quốc tế về du lịch 03 nƣớc Việt Nam – Lào – Campuchia năm 2007, 2009, 2010.

- Tổ chức Hội chợ Thƣơng mại – Du lịch cửa khẩu Tịnh Biên

- Tham gia Liên hoan văn hóa ẩm thực quốc tế tại Bà Rịa Vũng Tàu. - Tham gia Tuần lễ văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long tại TP.Hồ Chí Minh.

- Tham gia Những ngày du lịch và văn hóa MeKong – Nhật Bản tại TP.Cần Thơ.

Ngoài ra, ngành du lịch tỉnh An Giang có nhiều chiến lƣợc quảng bá nhƣ: xúc tiến các dự án đầu tƣ vào du lịch; tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức nƣớc ngoài cho các chƣơng trình du lịch văn hóa ở địa phƣơng; nâng cấp các lễ hội; xây dựng và bố trí hệ thống pano, bảng quảng cáo trên các tuyến giao thông trọng yếu, những hình ảnh, những bảng chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch. Đặc biệt, vào những tháng lễ hội, đƣờng phố đƣợc chỉnh trang, bande rol chào mừng, treo cờ phƣớn khắp nơi làm cho cảnh quan thêm đẹp và không khí rộn ràng hơn. Bên cạnh đó, hàng năm, cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch sử dụng vốn ngân sách để làm tập gấp, brochure, in những ấn phẩm cần thiết nhằm giới thiệu hình ảnh của du lịch nói chung và du lịch văn hóa của An Giang nói riêng đến với khách du lịch gần xa.

Nhiều năm qua, việc tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa ở An Giang đã có nhiều chuyển biến. Xong, thực tế thì hoạt động này chỉ tập trung vào những kỳ lễ hội mà chƣa phải là công việc thƣờng xuyên. Đồng thời, những điểm quảng bá chỉ là những điểm cũ, chƣa mở rộng qui mô để giới thiệu hình ảnh điểm đến mới. Vì thế, hiệu quả của việc tuyên truyền quảng bá này chƣa cao, hình ảnh những điểm đến du lịch văn hóa chƣa bắt mắt và chƣa gây ấn tƣợng sâu sắc cho du khách.

2.6.2. Các đơn vị kinh doanh du lịch

Tuyên truyền quảng bá là cơ sở quan trọng để các công ty kinh doanh du lịch bán sản phẩm và mang về lợi nhuận tối ƣu cho công ty mình. Vì thế, những nhà kinh doanh du lịch đƣợc xem là những ngƣời nhạy bén trong việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và điểm đến du lịch. Các công ty thƣờng thiết kế trang web và đƣa thông tin trên trang web để giới thiệu, chào bán tour cho khách trong và ngoài nƣớc; tham gia các hội chợ triển lãm, các cuộc hội thảo về du lịch trong nƣớc và quốc tế; tạo những mẫu quà lƣu niệm in hình ảnh du lịch địa phƣơng;

hình ảnh của điểm đến luôn đƣợc in trong các tờ chƣơng trình tour phân phối cho khách hàng tham khảo. Cách làm quảng bá hình ảnh du lịch địa phƣơng của các công ty lữ hành tuy rất phong phú nhƣng không thƣờng xuyên mà thƣờng ăn theo các sự kiện du lịch chung. Có rất nhiều công ty du lịch trong tỉnh chọn điểm đến du lịch trọng tâm trong chƣơng trình của họ là ngoài tỉnh. Đồng thời doanh thu chính từ việc khai thác các điểm đến ở nơi khác chứ không phải trong tỉnh. Vì thế, các công ty này vẫn chƣa mặn mà với việc quảng bá hình ảnh du lịch trong tỉnh đến với du khách. Điều này, ít nhiều đã làm giảm tính phong phú của sản phẩm và làm cho các sản phẩm du lịch trong tỉnh có ít cơ hội đƣợc nhiều ngƣời biết đến.

2.6.3. Cư dân bản địa

Du lịch phát triển thì đời sống của ngƣời dân địa phƣơng cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Chính mối liên quan đó là mục đích để cƣ dân tuyên truyền quảng bá những giá trị văn hóa bản địa với du khách. Cƣ dân đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá điểm đến và là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại bền vững của di sản. Tuy nhiên, xét về góc độ chuyên môn, thì những cƣ dân này chỉ làm theo cảm tính, không qua trƣờng lớp, không có kế hoạch cụ thể và phƣơng pháp truyền miệng là chính yếu. Tƣ liệu họ biết đƣợc chƣa phải là nguồn chính thống, nên trong quá trình quảng bá đôi khi làm lệch lạc ý nghĩa, chủ trƣơng và chính sách của nhà nƣớc.

2.7. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa tỉnh An Giang

2.7.1. Cơ quan quản lý nhà nước

Ngày 11 tháng 3 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ra quyết định số 38/QĐ – UBND về việc hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch với Sở Văn hóa – Thông tin thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang. Đây là cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh An Giang. Cơ quan này chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Là cơ quan cao nhất để tham mƣu cho chính quyền tỉnh quản lý nhà nƣớc về Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Sơ đồ: Khối quản lý nhà nƣớc của Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch An Giang

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang

Trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về lĩnh vực quản lý nhà nƣớc còn có Ban quản lý du lịch ở địa phƣơng. Tuy nhiên, không phải địa phƣơng nào có điểm du lịch đều có Ban quản lý du lịch. Toàn tỉnh hiện tại chỉ còn có 1 Ban quản lý du lịch thuộc ở huyện Thoại Sơn. Ban quản lý du lịch của huyện là đơn vị sự nghiệp có thu. Về chuyên môn chịu sự hƣớng dẫn của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc thi hành các chính sách, chủ trƣơng của ngành. Về mặt tổ chức nhân sự chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ủy ban nhân dân huyện.

Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch An Giang

Phòng nghiệp vụ Du lịch Phòng nghiệp vụ Văn hóa

Phòng nghiệp vụ Thể dục Thể thao

Phòng nghiệp vụ Nếp sống Văn hóa và Gia đình

Phòng tổ chức

Phòng kế hoạch tài chánh Thanh tra sở

Sơ đồ: Tổ chức nhân sự của Ban quản lý Du lịch huyện Thoại Sơn

Nguồn: Ban quản lý Du lịch huyện Thoại Sơn

Sơ đồ: Tổ chức Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại Đầu tƣ và Du lịch An Giang

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư và Du lịch An Giang

Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại Đầu tƣ và Du lịch là đơn vị không có chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch, nhƣng có chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc xúc tiến thƣơng mại, du lịch và đầu tƣ. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu, có tƣ cách pháp nhân. Là cơ quan chuyên trách trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh về bộ máy, biên chế, tổ chức hoạt động. Về chuyên môn, đơn vị này chịu sự hƣớng dẫn kiểm tra của Bộ Công thƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch.

Ngoài ra, mỗi đình, chùa, đền, miếu đều có một Ban quản trị riêng. Tuy nhiên, những Ban quản trị này không trực tiếp chịu sự quản lý về nhân sự và tài chính của nhà nƣớc. Tùy theo quy mô của từng nơi mà có cơ cấu tổ chức riêng.

Giám đốc P. Giám đốc Văn phòng Phòng Xúc tiến Phòng Thƣơng mại và Du lịch Phòng Xúc tiến Đầu tƣ Phòng Thông tin

BAN QUẢN LÝ DU LỊCH HUYỆN THOẠI SƠN

Ban Giám đốc Văn phòng

Điển hình là Ban quản trị Miếu Bà là do dân địa phƣơng đề cử, có bộ phận tài chính kế toán riêng biệt. Tài chính thu đƣợc từ hòm công đức, lễ vật cúng bái, tặng phẩm của du khách một phần để trả lƣơng trực tiếp cho các bộ phận quản lý và nhân viên ban quản trị, một phần để tái đầu tƣ, sữa chữa, tu bổ cho Miếu Bà; phần còn lại đƣợc dùng để xây dựng các công trình phúc lợi cho địa phƣơng.

2.7.2. Chính quyền địa phương

UBND huyện là cơ quan trực tiếp chỉ đạo và quản lý các khu, điểm du lịch thông qua Phòng văn hóa thông tin của huyện. Phòng văn hóa thông tin đƣợc sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nƣớc về du lịch tại các khu, điểm du lịch. Có trách nhiệm thông tin và kiểm tra việc thực hiện những quy định nhà nƣớc về du lịch ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện. Chính quyền địa phƣơng tại phƣờng, xã là đơn vị gần gũi với các hoạt động du lịch văn hóa ở địa phƣơng và có trách nhiệm giữ vững an ninh, bảo vệ môi trƣờng du lịch trong sạch, lành mạnh cho du khách. Thực tế trong nhiều năm qua, chính quyền địa phƣơng chƣa nỗ lực trong việc quản lý kinh doanh của các đơn vị phục vụ du lịch. Việc quản lý của chính quyền địa phƣơng chƣa chủ động phát hiện những sai trái của các đơn vị kinh doanh mà chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có tiếng nói của khách du lịch. Việc này thƣờng xuyên xảy ra ở những nơi đông khách du lịch nhƣ khu vực Núi Sam và Châu Đốc.

2.7.3. Các doanh nghiệp du lịch

Các cơ sở kinh doanh du lịch trên từng địa bàn trong tỉnh có trách nhiệm báo cáo những mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh du lịch về cho những bộ phận quản lý trực tiếp cơ sở mình. Những báo cáo này là cơ sở để các bộ phận chức năng có sự hỗ trợ phù hợp cho các đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Việc quản lý của cơ quan nhà nƣớc giúp định hƣớng kinh doanh và thông báo kịp thời các chính sách pháp luật đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu khả năng liên kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nƣớc làm cho quy mô kinh doanh của các hộ trên địa bàn chƣa lớn mạnh, chƣa mang tính chuyên nghiệp. Từ đó làm giảm tính hấp dẫn của sản phẩm và của điểm đến du lịch văn hóa trong tỉnh. An Giang hiện tại có các dạng doanh nghiệp du lịch chính nhƣ:

- Công ty Cổ phần không có vốn nhà nƣớc - Công ty Trách nhiệm Hữu hạn

Sơ đồ: Tổ chức Công ty Trách nhiệm Hữu hạn

Nguồn: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Du lịch Việt Xanh

Sơ đồ: Tổ chức Công ty Cổ phần có vốn nhà nƣớc

Nguồn: Công ty Cổ phần Du lịch An Giang

2.8. Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa ở tỉnh An Giang

2.8.1. Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa vật thể

2.8.1.1. Tác động tích cực

+ Tăng hiểu biết của du khách đối với các di sản: di sản nếu không đƣợc con ngƣời biết đến thì giá trị của di sản đó sẽ không đƣợc phát huy. Du lịch chính là con đƣờng hiệu quả nhất giới thiệu di sản đến với công chúng. Khi du lịch phát triển sẽ tăng số lƣợng khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu các giá trị di tích, di sản càng nhiều. Chính điều này đã giúp cho các giá trị di sản đƣợc quảng bá rộng rãi, không dừng lại ở mức độ vùng, miền hay khu vực mà ở khắp thế giới.

+ Tuyên truyền cho người dân về lợi ích do các giá trị di sản mang lại. Từ đó giáo dục và nâng cao sự nhận thức bảo vệ các di sản: du lịch là một ngành

Ban Giám đốc

Điều hành Kế toán, văn thƣ Tổ hƣớng dẫn, thị trƣờng Tổ xe

Hội đồng Quản trị Phòng Tổ chức, Hành chánh Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán tài vụ Trung tâm Du lịch Ban Giám đốc Các đơn vị trực thuộc

kinh tế tổng hợp. Khi du lịch phát triển, đồng nghĩa với nền kinh tế ở những điểm đến cũng phát triển theo. Ngƣời dân sẽ nhận thức đƣợc chính các di sản là nguồn tài nguyên mang đến sự phồn vinh cho đời sống của họ. Chính lợi ích đó sẽ giúp họ phát huy sức mạnh của cộng đồng để bảo vệ di sản nhƣ bảo về chính nguồn lợi kinh tế lâu dài cho gia đình và địa phƣơng họ.

+ Du lịch góp phần tôn tạo và tái đầu tư vào các di sản: kinh tế địa phƣơng phát triển, các khoản thuế từ cơ sở kinh doanh địa phƣơng đóng góp vào ngân sách chung của nhà nƣớc nhiều hơn. Nhà nƣớc có kinh phí để bảo tồn và tôn tạo các di sản. Nhƣ vậy có nghĩa là di sản sẽ đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị của mình bằng chính con đƣờng du lịch. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch để bảo tồn di sản.

+ Du lịch giúp cải thiện môi trường đầu tư và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân: di sản là nguồn tài nguyên đƣa đến những giá trị kinh tế rất lớn cho ngành công nghiệp không khói. Vì thế nơi đâu có di sản là nơi đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ. Khi du lịch phát triển, các di sản càng có điều kiện tiếp cận với các kênh đầu tƣ và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Du lịch trở thành kênh tuyên truyền, quảng bá hữu hiệu cho việc đầu tƣ, hỗ trợ nâng cấp và bảo tồn các di sản.

+ Du lịch giúp nâng cao trình độ quản lý các di sản: Khi du lịch phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)