Cơ sở kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 51)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Cơ sở kinh doanh du lịch

Các công ty du lịch ở An Giang chủ yếu là tổ chức các tour tham quan ngoài tỉnh. Ngƣời dân An Giang thích đến các điểm du lịch ngoài tỉnh nhƣ Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, … nhiều hơn là tham quan các điểm du lịch trong tỉnh. Điều này không thể cho là các điểm du lịch ở An Giang không hấp dẫn mà khách du lịch thích tìm đến những nơi mới lạ. Đƣa khách ra các tỉnh khác tham

quan là nhu cầu thực sự lớn ở An Giang. Vì thế, An Giang đã hình thành nên các công ty du lịch chuyên thực hiện loại hình du lịch này. Ngoài ra, do lợi thế về đƣờng biên giới với nƣớc bạn Campuchia, nên các công ty này cũng hoạt động rất mạnh với việc đƣa khách trong tỉnh du lịch sang Campuchia bằng cả đƣờng bộ và đƣờng thủy. Nhiều khách du lịch nội địa thông qua các công ty du lịch ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đến An Giang sau đó sang Campuchia. Đặc biệt, các công ty này không liên kết với các đơn vị du lịch ở An Giang. Họ làm tất cả các công đoạn ngay từ điểm xuất phát đến các điểm đến khác. Thị trƣờng du lịch này rất sôi động. Tuy nhiên, các công ty du lịch ở địa phƣơng hầu nhƣ bỏ ngỏ, ít chú trọng đầu tƣ và khai thác. Thỉnh thoảng có vài đơn vị thực thực hiện nối tour mùa nƣớc nổi hay tour homestay, vì thế doanh thu từ lƣợng khách này không đáng kể. Ở Châu Đốc hình thành nhiều công ty du lịch đón khách nƣớc ngoài dƣới hình thức open tour. Khách nƣớc ngoài đến Châu Đốc bằng đƣờng bộ hoặc đƣờng thủy sau đó tiếp tục sang Campuchia. Tuy nhiên, khách quốc tế đến An Giang thông qua các công ty du lịch trong tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn, chiếm khoảng 15% trên tổng số khách mà các đơn vị trong tỉnh phục vụ.

Nhƣ vậy, tầm hoạt động của các công ty du lịch trong tỉnh rất hạn chế, thiếu sự liên kết với các đối tác ngoài tỉnh trong việc tổ chức tour trọn gói đƣa khách về tỉnh. Đồng thời, việc khai thác tiềm năng du lịch trong tỉnh chƣa đƣợc chú trọng và định hƣớng cụ thể. Điều này phản ánh mối quan hệ cung – cầu giữa các đơn vị làm du lịch địa phƣơng với các công ty du lịch ngoài tỉnh, giữa tài nguyên du lịch với lƣợng khách du lịch trong tỉnh thật sự chƣa đồng điệu.

Bảng 2.7: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở An Giang

TT TÊN DOANH NGHIỆP ĐỊA CHỈ ĐIỆN

THOẠI Lữ hành quốc tế

01 Cty TNHH Du lịch Việt Xanh 87 Lý Thái Tổ, Long Xuyên 3949698 02 Cty CP DV Lữ hành An Giang 619/31 Trần Hƣng Đạo, Long

Xuyên 3956440

03 Vietravel – chi nhánh An Giang 23A Lý Thái Tổ, Long Xuyên 3923567 04 Saigontourist – chi nhánh An 80/1Trần Hƣng Đạo, Long 3727286

Giang Xuyên

05 Trung tâm DV DL Trăng Việt 23 Hà Hoàng Hổ, Long Xuyên 941299 06 Công Ty TNHH DL Khám phá

Mekong 443 Bis, lê Lợi, Tx Châu Đốc 550838

07 Cty TNHH Thái Hân huyện Tịnh Biên 3708111

Lữ hành nội địa

08 Trung tâm Dịch vụ Du lịch An Giang

80E, Trần Hƣng Đạo, Long

Xuyên 3841036

09 Công ty Cổ phần MeKong 14 Nguyễn Hữu Cảnh, Châu

Đốc 868222

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang

2.2.2. Cơ sở kinh doanh lưu trú

Từ thực tế tiềm năng du lịch ở An Giang đã hình thành nên những cơ sở lƣu trú phù hợp với từng vùng. Các cơ sở kinh doanh lƣu trú ở An Giang phân bổ nhiều ở 2 trung tâm du lịch là Long Xuyên và Châu Đốc. So với Cần Thơ và Kiên Giang, An Giang có ít khách sạn cao cấp hơn, nhƣng loại khách sạn trung bình và nhà nghỉ có rất nhiều.

Bảng 2.8:Cơ sở lƣu trú ở An Giang

STT Tiêu chuẩn khách sạn Số lƣợng Số phòng Số giƣờng

01 Khách sạn 4 sao 02 151 221 02 Khách sạn 3 sao 03 191 346 03 Khách sạn 2 sao 05 203 453 04 Khách sạn 1 sao 16 373 634 05 Nhà nghỉ 03 40 70 06 Chƣa xếp hạng 07 245 137 Tổng cộng 36 1.203 1.861

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang

Khách sạn từ 3 sao – 4 sao ở An Giang có số lƣợng 342 phòng. Các khách sạn này phần lớn là đón khách du lịch nội địa và quốc tế theo tour trọn gói và khách dự hội thảo kết hợp du lịch. Tuy nhiên, lƣợng khách này đến An Giang không nhiều lắm. Hầu hết các khách sạn này đều gắn với nhà hàng và các dịch vụ

hỗ trợ khác. Khách sạn 2 sao ở An Giang có 203 phòng, đón khách du lịch nội địa của các công ty ngoài tỉnh đƣa về theo mùa. Nhu cầu phòng cho loại khách sạn 2 sao này ngày một tăng cao, do giá phòng trung bình phù hợp với mức sống của ngƣời dân trong khu vực. Loại khách sạn này thƣờng xuyên cháy phòng vào mùa hè, mùa lễ hội và Tết Nguyên Đán. Có rất nhiều cơ sở lƣu trú chất lƣợng cao, nhƣng chủ cơ sở không đăng ký với cơ quan quản lý ngành du lịch để xin cấp sao. Vì thế các công ty lữ hành thƣờng không chọn các cơ sở này để đặt phòng. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều cơ sở lƣu trú tại An Giang nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Điều này làm cho các chủ cơ sở lƣu trú mất khoản thu nhập lớn do phải bán giá thấp cho các đoàn khách. Sôi động nhất là các khách sạn 1 sao, các nhà nghỉ với số lƣợng 550 phòng, tập trung nhiều tại khu vực Núi Sam và Châu Đốc. Các cơ sở lƣu trú này có tiêu chuẩn thấp phù hợp với chi tiêu của khách du lịch nội địa, du lịch hành hƣơng tự phát và những vị khách Tây ba lô dễ tính. Đây thƣờng là những hộ kinh doanh cá thể, cơ sở lƣu trú của khách cũng là nhà ở của chủ cơ sở. Tuy nhiên, gần đây, hiện tƣợng khách hành hƣơng đến Châu Đốc và quay về lại trong ngày rất phổ biến. Điều này gây thiệt hại nặng nề cho các cơ sở lƣu trú ngay trong mùa cao điểm lễ hội.

2.2.3. Cơ sở kinh doanh ăn uống

Ở An Giang, các nhà hàng thƣờng gắn liền với khách sạn từ 2 sao – 4 sao. Các nhà hàng này ngoài việc phục vụ đám tiệc của địa phƣơng còn phục vụ lƣợng khách lƣu trú trong khách sạn. Đây cũng là nơi các đơn vị lữ hành ở các tỉnh bạn thƣờng đặt ăn cho đoàn khách đến An Giang. Những nhà hàng này phục vụ mang tính chuyên nghiệp và quy mô lớn, nhƣng thực đơn thƣờng đơn điệu. Ngƣợc lại, các nhà hàng kinh doanh riêng biệt năng động hơn, khách chủ động xây dựng thực đơn. Tuy nhiên, loại nhà hàng này chủ yếu phục vụ khách địa phƣơng và lƣợng lớn khách du lịch hành hƣơng, tự phát. An Giang có tổng cộng 24 nhà hàng, với sức chứa 8.348 khách, đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ bình dân đến cao cấp. Các nhà hàng đƣợc phân bổ nhiều nhất là ở 2 trung tâm hành chánh và du lịch của An Giang là Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.

Bảng 2.9: Các nhà hàng ở An Giang

01 Nhà hàng gắn liền với khách sạn 15 4.748

02 Nhà hàng kinh doanh riêng biệt 09 3.600

Tổng cộng 24 8.348

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang

2.2.4. Phương tiện giao thông ở An Giang

-Đường bộ: An Giang là một tỉnh miền Tây, sông nƣớc. Tuy nhiên, các tuyến đƣờng từ thành thị đến các điểm du lịch và đến các vùng nông thôn đều đƣợc bê tông, nhựa hóa. Vì thế, giao thông thuận lợi nhất là đƣờng bộ và phƣơng tiên vận chuyển du lịch đa số là đƣờng bộ. Các loại xe phục vụ du lịch ở An Giang nhiều chủng loại, chất lƣợng cao, đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch ngay cả những nhóm khách khó tính. Các công ty du lịch ở An Giang đa số có xe vận chuyển khách theo tour nhƣng số lƣợng không đáng kể. Toàn tỉnh hiện có 584 xe từ 12 – 45 chỗ đăng ký “chạy hợp đồng” bao gồm vận chuyển hành khách và vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên, hơn 90% trong số này vận chuyển hành khách theo tuyến cố định. Số lƣợng xe chuyên chở khách du lịch chiếm rất ít và và thƣờng tập trung vào các hộ kinh doanh cá thể. Đây cũng là đối tác liên kết của các đơn vị kinh doanh du lịch để tổ chức tour trọn gói.

Riêng về liên vận đƣờng bộ quốc tế, ở An Giang có 2 đơn vị có giấy phép vận chuyển khách du lịch đƣờng bộ từ Việt Nam sang Campuchia và ngƣợc lại với số lƣợng là 4 xe từ 16 – 34 chỗ. Phƣợng tiện này hoạt động chủ yếu là đƣa khách du lịch từ An Giang và các tỉnh lân cận sang Campuchia và ngƣợc lại. Hiện tại, số lƣợng phƣơng tiện này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu tham quan du lịch của du khách.

-Đường thủy: An Giang hiện có 1 đơn vị vận chuyển khách du lịch bằng đƣờng thủy quốc tế tuyến Châu Đốc – cửa khẩu quốc tế đƣờng thủy Vĩnh Xƣơng – PhnomPenh và ngƣợc lại với số lƣợng là 7 phƣơng tiện, sức chở tổng cộng là 120 khách. Phƣợng tiện đƣợc sử dụng cho tuyến này là cano composite cao tốc. Đồng thời có 2 đơn vị vận chuyển đƣờng thủy nội địa tuyến Châu Đốc – cửa khẩu đƣờng thủy Vĩnh Xƣơng và ngƣợc lại với sức chở là 100 khách, phƣợng tiện vận chuyển là tàu gỗ, chạy chậm. Lƣợng khách du lịch bằng đƣờng thủy chủ yếu là

khách nƣớc ngoài xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh theo đƣờng thủy hoăc đƣờng bộ xuống An Giang và tiếp tục hành trình sang Campuchia.

2.2.5. Các cơ sở vui chơi, giải trí

Dân số An Giang trên 2,2 triệu ngƣời, đất rộng, ngƣời đông nhƣng hiện tại chƣa có khu vui chới giải trí tổng hợp đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân trong tỉnh và khách du lịch đến An Giang. Đây cũng là hạn chế của ngành du lịch trong việc khai thác nhu cầu vui chơi, giải trí của ngƣời dân trong những kỳ nghỉ ngắn và kỳ nghỉ cuối tuần. Đồng thời, do không có khu vui chơi giải trí phù hợp nên việc thu hút khách về An Giang cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tận dụng hơn 05 triệu lƣợt khách đến An Giang hàng năm. Chính quyền tỉnh đã nhận biết đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này nên các dự án khu vui chơi giải trí tại 2 khu vực Long Xuyên và Châu Đốc đang đƣợc gấp rút triển khai kêu gọi đầu tƣ.

2.2.6. Các dịch vụ bổ sung

Những năm gần đây, An Giang đã xây dựng nhiều trung tâm mua sắm ở Long Xuyên, Châu Đốc; khu siêu thị miễn thuế tại của khẩu Tịnh Biên; ra đời nhiều câu lạc bộ đờn ca tài tử; tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch; Bảo tàng An Giang thƣờng xuyên mở cửa đón khách; các dịch vụ ngân hàng, viễn thông có mặt hầu hết tại các điểm du lịch lớn để phục vụ du khách.

Nhìn chung, các dịch vụ bổ sung cho hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh vẫn còn hạn chế về quy mô và số lƣợng. Đồng thời, chất lƣợng của các dịch vụ bổ trợ này vẫn chƣa làm hài lòng du khách. Đó cũng là nguyên nhân làm cho khách chƣa có ấn tƣợng tốt về du lịch An Giang.

2.3. Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh An Giang

Du lịch văn hóa là điểm nổi trội của hoạt động du lịch ở An Giang bởi sự đa dạng của nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể đã khai thác và nguồn tài nguyên tiềm năng chƣa đƣợc khai thác. Dựa trên nguồn tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh, ngành du lịch An Giang xây dựng một số sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu nhƣ sau:

2.3.1. Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử

Các di tích lịch sử văn hóa của một vùng đất chính là những thƣớc phim tài liệu ghi lại quá trình hình thành, phát triển của thiên nhiên và con ngƣời trên

vùng đất đó. Vì thế, các di tích này tự thân đã cấu thành những sản phẩm du lịch văn hóa đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của địa phƣơng.

- Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử: tiêu biểu nhƣ các di tích chùa Hang; đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành; đồi Tức Dụp; chùa Bà Lê; căn cứ Cách mạng Ô Tà Sóc; bia Thoại Sơn … Sản phẩm du lịch này thu hút nhiều du khách đến An Giang. Đặc biệt, di tích đồi Tức Dụp tạo nên sản phẩm du lịch vừa tìm hiểu di tích lịch sử vừa tham cảnh quan thiên nhiên thơ mộng của vùng Núi Tô. Khách du lịch có thể tổ chức leo núi vào các hang đá liên kết chằng chịt nhƣ một lò ảng mà xƣa kia là nơi hoạt động cách mạng của Tỉnh ủy An Giang. Đồng thời, khu di tích này nằm trên tuyến đƣờng từ Tri Tôn đi Hà Tiên nên các đoàn du lịch các tỉnh đến An Giang và đi Hà Tiên kết hợp tham quan rất thuận lợi.

- Du lịch tham quan các di tích kiến trúc nghệ thuật:

Ở An Giang số lƣợng các di tích kiến trúc nghệ thuật đã đƣợc xếp hạng cũng rất phong phú nhƣ miếu bà Chúa xứ; chùa Tây An; lăng Thoại Ngọc Hầu, thánh đƣờng Hồi giáo Mubarak; chùa Svay Ton; 2 bia đá và tƣợng Phật 4 tay; đình Đa Phƣớc... Đáng kể nhất là cụm di tích miếu bà Chúa xứ; chùa Tây An; lăng Thoại Ngọc Hầu, mặc dù là những di tích kiến trúc nghệ thuật nhƣng nơi đây đƣợc xem là trung tâm du lịch hành hƣơng - nơi thu hút nhiều khách du lịch bậc nhất ở An Giang. Cụm di tích này góp phần hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo ở An Giang.

- Du lịch tham quan các di tích khảo cổ: Sản phẩm du lịch này xuất phát từ các di tích thuộc di chỉ khảo cổ Oc eo đã đƣợc khai quật và tôn tạo nhƣ gò Cây Thị và Nam Linh Sơn tự ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn. Khách du lịch nội địa tìm hiểu sản phẩm du lịch này do tính tò mò vì có nhiều huyền thoại về vùng đất vàng Óc Eo - Ba thê. Trong khi khách du lịch nƣớc ngoài, đặc biệt là khách Pháp và Nhật rất quan tâm đến những di chỉ khảo cổ của vƣơng quốc Phù Nam xƣa.

- Du lịch tham quan các di tích lưu niệm danh nhân: Đến An Giang qua Cù Lao ông hổ thăm khu lƣu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng là một sản phẩm du lịch đƣợc các đối tƣợng sinh viên, học sinh và các nhà hoạt động cách mạng ƣa thích.

Sản phẩm du lịch tâm linh, tôn giáo, tín ngƣỡng là thế mạnh của An Giang. Quá trình cộng cƣ của các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa kết hợp với địa thế sơn linh huyền bí đã thêu dệt nên biết bao truyền thuyết cho vùng đất này. Cũng chính sự kết hợp đó đã sản sinh ra những di sản tâm linh nổi tiếng nhƣ:

- Miếu Bà Chúa Xứ - Chùa Tây An

- Lăng Thoại Ngọc Hầu - Núi Cấm

- Chùa Hang …

Các tôn giáo bản địa nhƣ Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hƣơng... ra đời và phát triển ở đây đã trở thành những di sản văn hóa là chỗ dựa tinh thần, là nơi gởi gấm những ƣớc muốn tốt đẹp của biết bao cƣ dân bản xứ. Chính yếu tố tâm linh bản địa đó đã kích thích sự tìm đến của đông đảo du khách gần xa, mặc dù, sản phẩm Du lịch tâm linh, tôn giáo, tín ngƣỡng vốn đã khá phổ biến đối với ngƣời dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh, miền Đông và các vùng khác.

Cụm di tích Núi Sam bao gồm: miếu bà Chúa xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An là nơi mà du khách biết về An Giang nhiều nhất. Nơi đây đƣợc xem là trung tâm du lịch di tích văn hóa lịch sử, tín ngƣỡng, tôn giáo của tỉnh. Du khách đến An Giang hơn 90% là đến các điểm trên để lễ cúng vái và vãn cảnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)