Các đơn vị kinh doanh du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 103)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.6.2. Các đơn vị kinh doanh du lịch văn hóa

Các đơn vị kinh doanh du lịch nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đúng chủ trƣơng, chính sách pháp luật nhà nƣớc về du lịch trong các hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa của cơ sở mình.

Cần kiểm tra thƣờng xuyên chất lƣợng dịch vụ cung ứng cho du khách, đảm bảo hoạt động đúng phƣơng châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Doanh nghiệp phải đảm bảo có trách nhiệm với du khách trong mọi hoạt động cung cấp dịch vụ nhƣ hƣớng dẫn viên, lái xe, lễ tân, phục vụ bàn, buồng…

Tuyển dụng nhân viên đúng theo ngành nghề đƣợc đào tạo. Tổ chức các khóa học ngắn hạn nhằm ôn lại và bổ sung các kiến thức cần thiết về chuyên môn, ngoại ngữ, ứng xử và giao lƣu trao đổi kinh nghiệm tại công sở và các đơn vị bạn. Doanh nghiệp cần tạo môi trƣờng làm việc lành mạnh và thân thiện cho nhân viên.

Các đơn vị kinh doanh du lịch cần phải tuân thủ việc xử lý các chất thải và nƣớc thải theo đúng quy định của các ngành chức năng, đảm bảo gìn giữ và tôn trọng môi trƣờng sinh thái.

3.2.6.3. Chính quyền địa phương trong hoạt động du lịch văn hóa

Chính quyền địa phƣơng cần nhận thức đúng đắn lợi ích kinh tế thiết thực mà du lịch văn hóa mang lại cho địa phƣơng. Đồng thời, cần phải phối hợp chặt chẻ với các ngành chức năng trong việc xây dựng các quy định quản lý, xử lý phù hợp với tính năng của hoạt động du lịch.

Thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục cho ngƣời dân về phƣơng châm của hoạt động du lịch văn hóa. Khuyến khích ngƣời dân có ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng văn hóa, kinh doanh lành mạnh, an toàn theo quy định của pháp luật thông qua các khẩu hiệu, hình ảnh, các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Có kế hoạch kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh đúng tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa đăng ký. Có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở kinh doanh không trung thực, sản phẩm kém chất lƣợng làm giảm uy tín và ảnh hƣởng đến kế hoạch phát triển du lịch chung của tỉnh.

Tham mƣu và giúp đỡ lãnh đạo ngành du lịch tổ chức thành công các sự kiện văn hóa và lễ hội ở địa phƣơng để góp phần quảng bá hình ảnh du lịch An Giang đến với mọi du khách, giúp ngƣời dân địa phƣơng làm du lịch nâng cao đời sống kinh tế.

Thƣờng xuyên nhắc nhở lãnh đạo quan tâm quản lý tốt và đề xuất các phƣơng án giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hóa địa phƣơng.

3.2.7. Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa

- Tăng cƣờng quảng bá hình ảnh du lịch An Giang trong nƣớc và quốc tế. Chú trọng tuyên truyền các sản phẩm du lịch và các tuyến du lịch đặc thù.

- Tổ chức các buổi hội thảo, các sự kiện văn hóa, các tuần lễ du lịch, tuần lễ ẩm thực, các lễ hội mang tính quốc tế nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến tham dự.

- Đồng thời, tổ chức các đoàn tham gia các hội thảo, hội chợ quốc tế về du lịch, các đoàn học tập kinh nghiệm các mô hình du lịch thành công trong nƣớc

và quốc tế nhằm tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi trao đổi kinh nghiệm và giới thiệu du lịch An Giang đến với bạn bè khắp nơi.

- In các ấn phẩm, các tài liệu, sổ tay du lịch, các phim tƣ liệu về hình ảnh du lịch An Giang và có kế hoạch quảng bá rộng rãi trên các kênh thông tin đại chúng trong nƣớc và quốc tế.

- Thiết kế bản đồ du lịch của tỉnh, các bảng chỉ dẫn đến các điểm du lịch rõ ràng, dễ hiểu tạo thiện cảm cho du khách.

- Xây dựng trang web, cổng thông tin điện tử, báo điện tử về du lịch An Giang với hình ảnh đẹp, sinh động, dễ hiểu, thông tin chính xác bằng nhiều thứ tiếng để nâng cao hiệu quả xúc tiến. Cần chú trọng nội dung mang tính thuyết phục và tạo cảm giác mới mẻ cho du khách khi tra cứu thông tin.

- Xây dựng các trung tâm thông tin về du lịch tại các điểm du lịch trọng yếu của tỉnh.

- Tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế và các nguồn tài trợ để làm tốt công tác xúc tiến và quảng bá du lịch của tỉnh.

3.2.8. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa

Cần chỉ ra nguyên nhân của tình trạng xâm hại di sản văn hóa nói chung, trong du lịch nói riêng là do hoạt động bảo tồn, tôn tạo bị lệch lạc theo xu hƣớng “tam tân” (ba cách làm mới) đối với di sản, ba nguyên nhân vi phạm việc bảo tồn di sản văn hóa nhƣ:

- Tân trang: Làm mới di sản, dẫn đến biến dạng di sản văn hóa (Ví dụ: lăng Thoại Ngọc Hầu và chùa Linh Sơn ở An Giang...)

- Tân tạo: Làm lại di sản, dẫn đến phá hủy di sản văn hóa (Ví dụ: thành Nhà Mạc ở Tuyên Quang, thành cổ Sơn Tây, chùa Trăm Gian ở Hà Nội...)

- Tân kỳ: Làm sai lạc ý nghĩa ban đầu của di sản (Ví dụ: chùa Linh Sơn vốn thờ Thần biến thành chùa thờ Phật, lễ hội chọi trâu biến thành lễ hội thịt trâu...)

Vì thế, việc bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch cần thực hiện theo nguyên tắc “tam nguyên”, tức là ba nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa du lịch để di sản có thể đƣợc lƣu giữ lâu dài và đầy đủ.

- Nguyên bản: Giữ lại tối đa giá trị gốc, bản gốc. Đối với di sản văn hóa, luôn chú ý tới nguyên tắc “nguyên bản là vàng”.

- Nguyên vẹn: Giữ lại tối đa hình thức, kiểu dáng, vật kiệu, kích thƣớc cũ…, vốn có của di sản văn hóa.

- Nguyên nghĩa: Giữ lại tối đa ý nghĩa ban đầu của di sản, tránh hiện đại hóa hoặc “lai căng” hóa di sản [18].

Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa ở An Giang cần có sự phối hợp chặt chẻ về quyền hạn và lợi ích của các bên nhƣ sau:

3.2.8.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

- Xây dựng kế hoạch thống kê số liệu và phân loại di sản trên toàn tỉnh. - Khảo sát, thẩm định, đánh giá thƣờng xuyên giá trị của di sản. Có kế hoạch ngăn chặn tác nhân và yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến sự tồn tại của di sản.

- Thực thi đúng các chính sách bảo tồn di sản. Nghiên cứu, đề xuất quy trình tôn tạo và phục hƣng di sản theo đúng giá trị tự thân của di sản đến các tổ chức có thẩm quyền cao hơn.

- Tuyên truyền rộng rãi trên các phƣơng tiện đại chúng về tầm quan trọng của di sản và vận động sự giúp sức bảo vệ di sản của cƣ dân địa phƣơng.

- Nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức đúng đắn về giá trị các loại di sản cho đội ngũ các cán bộ quản lý di sản ở địa phƣơng.

- Khuyến khích, khen thƣởng thiết thực cho quần chúng, cá nhân có công gìn giữ, bảo tồn di sản và có trách nhiệm tố giác những tác động gây nguy hại đến di sản.

3.2.8.2. Đối với các tổ chức kinh doanh du lịch

- Khai thác hợp lý giá trị di sản và tuân thủ đúng theo Luật di sản của nhà nƣớc hiện hành. Kinh doanh du lịch đảm bảo không phá vỡ không gian, mỹ quan và kiến trúc di sản.

- Xác định mức độ quan trọng của di sản trong du lịch để khuyến cáo nhân viên và du khách cùng có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên di sản.

- Góp phần hỗ trợ kinh phí tái đầu tƣ đối với di sản.

3.2.8.3. Đối với người dân địa phương

- Luôn có ý thức bảo vệ di sản nhƣ bảo vệ nguồn lợi vô giá về văn hóa và kinh tế - xã hội cho địa phƣơng.

- Mỗi ngƣời dân là một chiến sĩ đi đầu trong công tác tuyên truyền, quảng bá và gìn giữ hình ảnh di sản của địa phƣơng mình.

Tại sao phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch? Bởi vì, du lịch văn hóa chỉ có thể tồn tại trên sự khác biệt của văn hóa. Chính sự khác biệt văn hóa mới tạo nên sự mới lạ và khác lạ của sản phẩm du lịch. Vì vậy, bảo tồn văn hóa còn đƣợc xem là hoạt động phát triển du lịch [17].

Tiểu kết chƣơng 3

Việc đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa ở An Giang đƣợc dựa trên các cơ sở khảo sát thực tiễn, các kinh nghiệm và các đánh giá mức độ phát triển du lịch trong tƣơng lai của của các chuyên gia đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch An Giang nói riêng. Tác giả luận văn đã hệ thống và đƣa ra các giải pháp tiêu biểu, phù hợp với nhu cầu và thực trạng của ngành du lịch ở An Giang gồm 8 giải pháp chính: giải pháp về phát triển cơ sở vật chất; về phát triển nhân lực; về phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù; giải pháp về thị trƣờng khách du lịch văn hóa và liên kết vùng; xây dựng điểm đến tiêu biểu; về tổ chức, quản lý; về xúc tiến, quảng bá và giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa. Chuỗi giải pháp trên thực sự có hiệu quả trong việc phát triển du lịch văn hóa ở An Giang khi chúng đƣợc tiến hành đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Quá trình thực hiện các giải pháp này cũng còn nhiều vấn đề vƣớng mắc nhất là trong giai đoạn hiện tại nguồn kinh phí đầu tƣ cho du lịch văn hóa ở An Giang còn rất ít. Đồng thời, lợi ích kinh tế sẽ làm cho con ngƣời quên hẳn sự hiện diện và những thƣơng tổn mà con ngƣời đã gây ra cho các di sản. Thế nhƣng, ngƣời viết vẫn luôn hy vọng thông qua các giải pháp trên du lịch văn hóa An Giang sẽ mở sang trang mới đầy hứa hẹn.

KẾT LUẬN

1. Nhu cầu đƣợc đi du lịch thật sự rất cần thiết trong hoạt động sống của con ngƣời. Vì thế, du lịch đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp mang về cho con ngƣời khối lợi nhuận khổng lồ. Ngày càng có nhiều loại hình du lịch đƣợc hình thành nhằm thỏa mãn các nhu cầu vui chơi, khám phá, nghỉ dƣỡng… của du khách. Tuy nhiên, loại hình du lịch văn hóa đang là xu hƣớng mới của ngành du lịch trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vì ngoài lợi ích kinh tế, loại hình du lịch này còn mang đến cho con ngƣời những giá trị vô giá về văn hóa.

2. An Giang – một vùng đất mới phía Tây Nam của tổ quốc, bên cạnh việc thừa hƣởng dòng văn hóa từ Miền Bắc, Miền Trung di cƣ vào, nơi đây còn tiếp nhận nền văn hóa của các dân tộc nhƣ Hoa, Chăm, Khmer và kết hợp với địa văn hóa của thế núi, thế sông đã hình thành nên một nền văn hóa Tây Nam Bộ đậm đà bản sắc. Từ những yếu tố văn hóa trên đã mang lại cho vùng đất này những tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động du lịch ở An Giang cho thấy: còn rất nhiều tài nguyên du lịch chƣa đƣợc quan tâm khai thác hợp lý; các sản phẩm du lịch ở An Giang rất đơn điệu, chƣa thể hiện rõ tính đặc thù và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng; các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung. Từ đó đã làm lãng phí tài nguyên du lịch và lợi nhuận kinh tế đáng kể cho tỉnh. Chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang” là tác giả muốn góp phần giải quyết các vấn đề trên trong phạm vi tỉnh An Giang qua loại hình du lịch văn hóa.

3. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, tác giả đã cố gắng vận dụng những tƣ liệu của các ngành có liên quan, tham khảo thêm các ý kiến của chuyên gia về du lịch học, văn hóa học, lịch sử học, các tổ chức du lịch có uy tín trong nƣớc và trên thế giới để từng bƣớc tiếp cận đề tài.

4. Để giải quyết các vấn đề đƣợc đặt ra, luận văn lần lƣợt làm sáng tỏ các thuật ngữ và các cơ sở lý luận có liên quan đến du lịch văn hóa; nghiên cứu các kinh nghiệm làm du lịch văn hóa trong nƣớc và một số nƣớc trên thế giới; tham khảo các công trình nghiên cứu về du lịch văn hóa của các tác giả đi trƣớc, các đề tài nghiên cứu về du lịch trong tỉnh An Giang, xem đó là những nền tảng, những ý

kiến và kinh nghiệm quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hóa du lịch văn hóa tỉnh An Giang.

5. Tiếp theo, nhằm khẳng định tiềm năng du lịch văn hóa, luận văn đã đi sâu vào giới thiệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa ở An Giang. Song, để có cái nhìn tổng thể về bức tranh hoạt động du lịch văn hóa tỉnh An Giang, luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động và quản lý du lịch văn hóa của tỉnh, thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp thống kê, thu thập và xử lý tài liệu, số liệu và khảo sát thực địa từ các cơ quan nhà nƣớc, các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch, chính quyền và cƣ dân địa phƣơng. Từ đó cho ra các kết quả về: số lƣợng khách du lịch đến An Giang, xu hƣớng và đặc điểm của du khách, chất lƣợng sản phẩm, nhu cầu của thị trƣờng, cơ cấu quản lý nhà nƣớc, số lƣợng các cơ sở kinh doanh du lịch và chất lƣợng nguồn nhân lực…

6. Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tiễn, điều kiện và định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh kết hợp với các cơ sở lý luận, luận văn đã đề xuất 08 giải pháp phù hợp nhằm góp phần phát triển du lịch văn hóa ở An Giang nhƣ sau: giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa; giải pháp về phát triển nhân lực trong du lịch văn hóa; giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù; giải pháp về thị trƣờng và khách du lịch văn hóa; xây dựng điểm đến tiêu biểu; giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa; giải pháp về xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa; giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa.

7. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ làm tƣ liệu cho các đề tài nghiên cứu du lịch văn hóa khác, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả khai thác du lịch văn hóa của tỉnh An Giang. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và đọc giả quan tâm để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Thúy Anh (chủ biên) (2011), Du lịch văn hóa những vấn đế lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.37.

2. Lê Trịnh Hạ Ái (2007), Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng, Luận văn thạc sĩ khoa học địa lý, TP. HCM.

3. Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trƣờng du lịch, Tổng cục Du lịch, tr.98.

5. Trƣơng Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với sự phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr. 22-23.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)