Nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp liên việt (Trang 52)

2.3.Đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Liên Việt

2.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan:

- Một bộ phận cán bộ tham gia quá trình thẩm định phê duyệt tín dụng chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Công tác thẩm định tài chính có một vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra cơ sở thuyết phục cho quyết định tín dụng, tuy nhiên, nhiều cán bộ thẩm định chưa ý thức được vấn đề này, thêm vào đó là những hạn chế thời gian xử lý hồ sơ, về nguồn thông tin tham khảo v.v. nên cán bộ thẩm định nhiều khi không xem xét được kỹ lưỡng từng nội dung của dự án. Dẫn tới tâm lý để đảm bảo an toàn cho khoản vay, cán bộ thẩm định sẽ căn cứ nhiều hơn vào phương án tài sản bảo đảm khi đưa ra đề

xuất về việc cấp tín dụng.

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án chưa cao và không đồng đều: cán bộ tham gia công tác thẩm định được đào tào từ nhiều trường khác nhau, có cán bộ chuyển từ lĩnh vực khác sang như chứng khoán, kiểm toán… không được đào tạo chính quy về ngân hàng, tài chính, hoặc chưa được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản về lý luận của hoạt động thẩm định DAĐT nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Bên cạnh đó, ngân hàng thiếu đội ngũ cán bộ chuyên về đầu tư xây dựng, nên việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật – công nghệ của dự án bị hạn chế. Các cán bộ tiến hành thẩm định chủ yếu dựa trên những kiến thức tự nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân. Dẫn đến thực tế nhiều cán bộ chưa biết áp dụng hoặc áp dụng một cách máy móc các phương pháp tính toán mà không hiểu bản chất của các thông số, kết quả trong bảng tính, việc phân tích, đánh giá, đặt tình huống và kết luận không đúng với bản chất sự biến động của dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án, thì đây là một trong những nội dung quan trọng mà ngân hàng cần quan tâm.

- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định: xuất phát từ nhiều động cơ nhưng phổ biến nhất là vì lợi ích riêng của cá nhân thông qua sự thỏa hiệp với khách hàng, cán bộ thẩm định có thể cố ý che dấu các hạn chế về tài chính của dự án, đưa ra báo cáo thẩm định phản ánh không đúng bản chất dự án, dẫn đến các quyết định sai lầm của cấp phê duyệt khi căn cứ vào báo cáo này để ra quyết định. Đây là một trong các nguyên nhân nguy hiểm nhất, khó ngừa nhất đối với ban lãnh đạo ngân hàng và thường chỉ được phát hiện khi đã phát sinh tình trạng nợ quá hạn.

- Thông tin tham khảo còn thiếu và chất lượng chưa cao: đây là một hạn chế rất lớn đối với công tác thẩm định tài chính dự án. Nguồn thông tin mà Ngân hàng Liên Việt hiện sử dụng chủ yếu dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp, do đó, chất lượng của các thông tin do khách hàng cung cấp ảnh hưởng khá lớn tới kết quả thẩm định của ngân hàng. Nguồn thông tin này thường không đầy đủ và chính xác, trong khi ngân hàng chưa có một kế hoạch, biện pháp cụ thể nào để giải quyết vấn đề cung cấp thông tin cho công tác thẩm định như xây dựng hệ thống thông tin nội

bộ, chưa có quy định về việc mua bán thông tin. Mỗi cán bộ khi tiếp nhận dự án phải tự mình thu thập tất cả các thông tin liên quan mà không hề có sự trợ giúp của một hệ thống thông tin riêng, nên dù mất thời gian mà nhiều khi không đạt được kết quả mong muốn. Nguồn thông tin từ các dự án đã cho vay chưa được thống kê, khai thác có hiệu quả. Các thông tin bên ngoài đang được sử dụng chỉ có thông tin về quan hệ tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC là có cơ sở rõ ràng, còn chủ yếu là do cán bộ thẩm định tự tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc từ các mối quan hệ cá nhân khác, chưa có cơ chế mua thông tin, tham khảo ý kiến chuyên gia, do đó, khi gặp những dự án đặc thù thì cán bộ thẩm định thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin cần thiết. Ngân hàng cũng chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ từ việc thống kê kết quả các dự án đã cho vay, việc trao đổi thông tin thường chỉ là chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân với nhau.

- Chưa thống nhất về nội dung và phương pháp thẩm định trong toàn hệ thống, chưa có hướng dẫn chi tiết áp dụng riêng cho công tác thẩm định tài chính dự án. Những vấn đề chưa thống nhất về nội dung và phương pháp thẩm định:

+ Thẩm định vốn đầu tư của dự án: việc xác định tổng vốn đầu tư nhiều khi chỉ dựa vào kế hoạch do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định không tiến hành xác định lại tính hợp lý của tổng mức đầu tư này do thiếu cơ sở, điều kiện cần thiết. Mức vốn đầu tư do khách hàng đưa ra thường mang tính chủ quan và vì các mục tiêu nhất định của khách hàng. Do đó, nếu cán bộ thẩm định không tiến hành kiểm tra, xác định lại tính hợp lý của mức vốn đầu tư, thì có thể dẫn tới kết luận về tính khả thi và hiệu quả tài chính dự án. Ngay trong ví dụ vừa xem xét, cán bộ thẩm định chỉ ước tính bằng cách so sánh với suất vốn đầu tư theo quy định, không tiến hành thẩm định theo trình tự tính hợp lý của các chi phí đưa ra trong dự toán của khách hàng. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt được tính chung là 5% trên tổng chi phí xây dựng, thiết bị, quản lý… trong khi để xác định hợp lý, chi phí dự phòng này cần tính cho từng năm theo tiến độ thực hiện dự án và tốc độ trượt giá hàng năm.

năm của dự án phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường, kỹ thuật của dự án. Tuy nhiên, việc đánh giá, dự báo về thị trường trong tương lai chỉ mang tính định tính, tức là xem xét thị trường có xu hướng tăng hay giảm, chứ chưa thể lượng hóa được những dự báo về cung – cầu đối với dự án. Trong ví dụ trên, chi phí hoạt động hàng năm của dự án được tính là tỷ lệ % trên doanh thu khai thác khu văn phòng, tầng hầm là chưa hợp lý, vì như thế được hiểu là đã mặc định cho dự án có một mức sinh lợi nhất định. Trên thực tế, để đảm bảo tính chính xác, chi phí vận hành hàng năm cần được xác định theo từng khoản mục cụ thể: xác định chi phí nhân công dựa trên kế hoạch nhân sự cho việc quản lý tòa nhà; xác định chi phí bảo dưỡng, sửa chữa lớn và chi phí bảo hiểm công trình là tỷ lệ % trên giá trị xây dựng và thiết bị của công trình… nhưng cả cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định đã không thực hiện thẩm định chi phí theo phương pháp này. Tuy nhiên, trong trường hợp của dự án này, thời hạn vay vốn chỉ là 03 năm, nguồn thu để trả nợ chủ yếu là từ việc chuyển nhượng căn hộ chung cư, nên việc ngân hàng không thẩm định đầy đủ về chi phí vận hành hàng năm của dự án vẫn có thể chấp nhận được.

+ Xác định tỷ suất chiết khấu: tỷ suất chiếu khấu được xác định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự suy luận của cá nhân cán bộ thẩm định, không thống nhất và thiếu cơ sở khoa học. Hướng dẫn thẩm định đưa ra cách xác định tỷ suất chiết khấu là bình quân gia quyền của chi phí vốn, tuy nhiên lại chưa thống nhất về cách xác định chi phí từng loại vốn theo tính chất từng dự án. Khi xác định chi phí vốn vay, có cán bộ thẩm định lấy theo mức lãi suất vay vốn hiện tại, có cán bộ lại lấy mức lãi suất bình quân của các năm gần nhất. Khi xác định chi phí vốn chủ, có cán bộ thẩm định căn cứ luôn vào mức lãi kỳ vọng của chủ đầu tư mà không xác định xem mức lãi kỳ vọng đó có phù hợp không, hoặc có thể căn cứ vào mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm hiện tại.

+ Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: nhiều chỉ tiêu về hiệu quả tài chính DAĐT đưa ra trong hướng dẫn về thẩm định dự án của ngân hàng chưa được cán bộ xác định khi thẩm định tài chính dự án. Đa số các cán bộ chỉ mới dừng lại ở việc tính các chỉ tiêu NPV, IRR và thời gian hoàn vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chưa có

hướng dẫn cụ thể về cách đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu phân tích, chưa có sự phân biệt về thứ tự ưu tiên theo mức độ quan trọng của các chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá dự án. Do đó, có khi cán bộ đã xác định chỉ tiêu tài chính nhưng lại không đưa ra được kết luận chính xác về hiệu quả dự án, do không hiểu đúng bản chất và ý nghĩa của các chỉ tiêu.

+ Đánh giá khả năng trả nợ của dự án: ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc xác định cân đối nguồn trả nợ chưa quan tâm tới dòng tiền ròng hàng năm của dự án, trong khi đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Theo quan điểm của ngân hàng, nguồn trả nợ cho dự án được xác định bằng lợi nhuận cộng khấu hao, hoặc cộng thêm nguồn trả nợ khác trong trường hợp lợi nhuận và khấu hao không đủ trả nợ theo kế hoạch. Tuy nhiên, lợi nhuận và khấu hao là thể hiện về mặt sổ sách kế toán để phản ánh hiệu quả dự án, nó chưa phản ánh đầy đủ khả năng trả nợ của dự án. Điều mà ngân hàng cần quan tâm là dòng tiền của dự án, vì nó phản ánh sự vận động thực tế của luồng tiền ra vào dự án, dự án không thể trả nợ theo kế hoạch nếu tại thời điểm trả nợ dòng tiền ròng của dự án âm. Do đó, trong trường hợp dòng tiền ròng âm trong thời kỳ trả nợ, ngân hàng cần có điều chỉnh về kế hoạch giải ngân, thu nợ để cân đối dòng tiền nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ triển khai dự án. Đối với dự án vừa xem xét, dòng tiền ròng trong 3 năm 2011 – 2013 (thời gian trả nợ) đều dương, do đó, ngân hàng không điều chỉnh lại kế hoạch giải ngân, thu nợ.

+ Chưa lập được đầy đủ các loại báo cáo tài chính dự kiến của dự án. Thông thường cán bộ thẩm định chỉ lập được báo cáo kết quả kinh doanh, thông qua kế hoạch doanh thu – chi phí của dự án, chưa tiến hành lập bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến. Tại ví dụ xem xét, cán bộ thẩm định đã không xác định bảng cân đối kế toán dự kiến. Điều này dẫn đến hạn chế trong dự báo về kế hoạch ngân quỹ, về nhu cầu vốn lưu động hàng năm của dự án. Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, cán bộ thẩm định cần quan tâm nhiều tới vấn đề này, để có cơ sở xác định kế hoạch vốn lưu động hàng năm, tăng giảm vốn lưu động và dòng tiền dự án.

lại ở việc xem xét trạng thái tĩnh, chưa đi sâu phân tích tính chắc chắn của hiệu quả tài chính, hoặc nếu có phân tích chỉ dừng lại ở phân tích độ nhạy, chưa tiến hành được việc phân tích xác suất, phân tích mô phỏng, chưa khai thác được các chương trình ứng dụng phân tích độ nhạy dự án. Tại ví dụ trên, cán bộ tín dụng chi nhánh đã tính độ nhạy một cách thủ công, tức là thay từng giá trị biến động để tìm kết quả, chưa khai thác được ứng dụng văn phòng phổ biến hiện nay là chương trình Excel với các công cụ Data Table, Goal seek, Scenario. Cán bộ thẩm định có tiến hành phân tích mô phỏng, nhưng tình huống giả định mà cán bộ thẩm định đưa ra là dựa trên đánh giá chủ quan chứ không dựa trên một báo cáo dự báo có cơ sở.

Các văn bản hướng dẫn về công tác thẩm định tại Ngân hàng Liên Việt hiện có là Quy trình, nghiệp vụ cho vay (ban hành năm 2008, hiện đang tiến hành sửa đổi), Sổ tay điện tử Khách hàng doanh nghiệp (ban hành năm 2009). Tuy nhiên, tại các văn bản này chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về việc thực hiện thẩm định tín dụng và thẩm định tài chính, nếu chỉ căn cứ vào các tài liệu này thì cán bộ thẩm định cũng khó để hoàn thiện một báo cáo thẩm định có chất lượng. Phòng Thẩm định Hội sở cũng đã soạn thảo hướng dẫn chi tiết về công tác thẩm định nhưng đến nay chưa chính thức ban hành để áp dụng trong hệ thống, bản thân Phòng Thẩm định cũng không tổ chức tự đào tạo trong nội bộ về vấn đề này, các cán bộ thẩm định khi nhận hồ sơ dự án nếu có vướng mắc thì tự đọc tài liệu hướng dẫn để thực hiện thẩm định hồ sơ. Những hạn chế này dẫn tới chất lượng báo cáo thẩm định giữa các chi nhánh, giữa chi nhánh với hội sở, hoặc ngay giữa các cán bộ thẩm định tại hội sở cũng có sự khác biệt khá lớn, chất lượng báo cáo phụ thuộc nhiều vào năng lực của mỗi cán bộ thẩm định. Việc đưa ra kết luận cuối cùng về việc cấp tín dụng phụ thuộc nhiều vào người có quyền phê duyệt.

- Quy trình phê duyệt chưa thật sự khoa học: Công tác thẩm định được tổ chức theo 2 cấp: cấp chi nhánh và cấp hội sở. Đa số các dự án vay vốn được thực hiện tái thẩm định do số tiền vay vốn vượt quá mức phán quyết của chi nhánh. Qua đó, có thể đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả tài chính dự án, hạn chế các rủi ro. Bộ phận tái thẩm định tại hội sở chỉ đóng vai trò tư vấn chứ không được phân quyền

phán quyết, đảm bảo yếu tố khách quan trong quá trình thẩm định. Tuy nhiên, việc trình và lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng Tín dụng được thực hiện qua email, không tiến hành họp, làm hạn chế cơ hội tham gia ý kiến của chi nhánh. Sau khi hoàn thành Báo cáo thẩm định, Phòng Thẩm định sẽ gửi hồ sơ cho các thành viên để lấy ý kiến, hồ sơ bao gồm: Tờ trình thẩm định của chi nhánh, Kết luận của Ban Tín dụng chi nhánh, Báo cáo thẩm định của Phòng Thẩm định, Báo cáo thẩm định giá (trường hợp khoản vay có bảo đảm bằng tài sản) và Phiếu lấy ý kiến thành viên. Khi có đủ ý kiến các thành viên, Phòng Thẩm định sẽ gửi dự thảo thông báo cho chi nhánh, khi đó, nếu chi nhánh không thống nhất với các điều kiện dự thảo thì sẽ phải làm tờ trình bổ sung, giải thích rõ lý do và xin điều chỉnh điều kiện. Phòng Thẩm định sẽ đưa ra ý kiến về việc xin điều chỉnh của chi nhánh và gửi hồ sơ xin ý kiến các thành viên một lần nữa, kéo dài thời gian phê duyệt cấp tín dụng. Bên cạnh đó, theo quy định thì phê duyệt chỉ được thông qua khi tối thiểu 2/3 số thành viên có ý kiến. Nhưng thực tế, khi các thành viên vắng mặt và không thông báo là không có ý kiến (từ chối tham gia ý kiến trong thời gian đi công tác) thì Phòng Thẩm định vẫn phải đợi đủ ý kiến của tất cả các thành viên mới có thể gửi dự thảo thông báo cho chi nhánh, dẫn đến kéo dài thời gian phê duyệt.

- Thiếu sự chuyên môn hóa trong công tác thẩm định: hiện Ngân hàng Liên Việt không có các tổ chuyên môn hay những cán bộ chuyên sâu về thẩm định dự án.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp liên việt (Trang 52)