2.1.2.2.Hoạt động tín dụng:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp liên việt (Trang 36)

Đối với hoạt động tín dụng, năm 2010 Ngân hàng Liên Việt đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt vào thời điểm cuối năm 2010 khi thị trường ngân hàng nói chung có tình trạng khó khăn về nguồn vốn thì Ngân hàng Liên Việt vẫn tiếp tục duy trì hoạt động cấp tín dụng. Đây là một nỗ lực rất lớn trong kết hợp việc phát triển Khách hàng với cân đối thanh khoản để đảm bảo phục vụ khách hàng và nâng cao lợi nhuận. Tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Liên Việt đến 31/12/2010 đạt 10.114 tỷ đồng, tăng 4.131 tỷ đồng tương đương tăng 69,05% so với thời điểm 31/12/2009. Ngân hàng Liên Việt cũng đã hoàn thành trích lập dự phòng rủi ro nội bảng hết quý IV/2010 là 80,3 tỷ đồng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng thị trường 1 trên huy động vốn thị trường 1 ở mức 63,70%.

Biểu 2.06: Dư nợ thị trường 1 theo

thời hạn vay Biểu 2.07: Dư nợ thị trường 1 theo đối tượng khách hàng

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010)

Xét về đối tượng: Dư nợ tín dụng dành cho TCKT và cá nhân đạt 9.834 tỷ đồng, chiếm 97,23% tổng dư nợ vay, tăng 4.411 tỷ đồng tương đương tăng 81,34% so với 31/12/2009. Trong đó, tín dụng TCKT là 7.170 tỷ đồng, chiếm 72,91% tổng dư nợ tín dụng thị trường 1, tín dụng cá nhân đạt mức dư nợ cuối năm 2.664 tỷ đồng, chiếm 27,09%.

Xét về kỳ hạn: Trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ tín dụng trong 3 năm, dư nợ ngắn hạn có mức tăng trưởng mạnh hơn rõ rệt, thể hiện rõ tỷ lệ đầu tư cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn vẫn là chủ đạo, tỷ lệ cho vay trung hạn và dài hạn mặc dù cũng có sự tăng trưởng mạnh nhưng luôn được duy trì ở tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng dư nợ tín dụng để đảm bảo an toàn về vốn.

Bên cạnh cơ cấu theo đối tượng, theo kỳ hạn, chất lượng tín dụng vẫn luôn được quan tâm. Nợ quá hạn được kiểm soát ở mức 0,99% trên tổng dư nợ, nợ xấu từ nhóm 3-5 (NPL) chỉ chiếm 0,42% trên tổng dư nợ, đây là kết quả của việc luôn chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng.

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ:

Ngân hàng Liên Việt đã đầu tư cho phát triển hạ tầng công nghệ (hệ thống giải pháp CoreBanking …), triển khai các dự án khai thác dịch vụ kết nối thanh toán: dự án MSS, dự án GPS Tracking System, dự án Tele&Video Conferencing.

Tiếp tục đa dạng các dịch vụ Ebanking: dịch vụ SMS Banking với hai dự án quan trọng là dự án Internet Banking và dự án Thẻ.

Sau 3 năm hoạt động, Ngân hàng Liên Việt đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống thanh toán trong nước thông qua các kênh: thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (CITAD), hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp (VBA) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB-Money), triển khai ứng dụng thanh toán Western-Union với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các Ngân hàng trong và ngoài nước, Văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 759 tỷ đồng, tăng 40,56% so với năm 2009. Mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2010 so với năm 2009 là con số ấn tượng, cao hơn mức tăng của năm 2009 so với năm 2008 và là nỗ lực rất lớn của Ngân hàng Liên Việt trong bối cảnh thị trường không thực sự thuận lợi.

Bảng 2.02: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 30/6/2011 Tổng tài sản 1 7.453 17.367 34.985 43.062 Vốn điều lệ 1 3.300 3.650 3.650 5.650 Tổng nguồn vốn huy động và vốn vay 3.801 13.399 30.421 35.606

Dư nợ cho vay cá nhân, TCKT

2.415 5.423 9.384 11.487

Lợi nhuận trước thuế 444 540 759 685

Lợi nhuận sau thuế 444 540 683 615

EPS (VND) 1.344 1.607 1.871 1.088

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, 2010 và Báo cáo KQKD 30/6/2011)

Không chỉ đạt những thành quả đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh, với phương châm “Gắn xã hội trong kinh doanh”, trong 3 năm hoạt động, Ngân hàng Liên Việt cùng với các cổ đông sáng lập luôn tích cực đóng góp cho cộng

đồng và xã hội thông qua các hoạt động ủng hộ và phong trào từ thiện với tổng số tiền gần 500 tỷ đồng.

Năm 2011 đánh dấu một sự kiện lớn đối với Ngân hàng Liên Việt là việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) góp vốn vào Ngân hàng bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền, đưa Ngân hàng Liên Việt lên một tầm cao mới về mạng lưới và dịch vụ với hệ thống mạng lưới trên 11.000 điểm giao dịch trong toàn quốc, đồng thời, quyết định đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp liên việt (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w