suất chiết khấu theo tính chất của dự án, để đảm bảo sự thống nhất về kết quả tính toán.
Về nguyên tắc, tỷ suất chiết khấu được xác định là bình quân gia quyền chi phí vốn của các nguồn vốn tài trợ cho dự án. Tuy nhiên, để xác định chính xác chi phí của từng nguồn vốn rất phức tạp, đặc biệt là nguồn vốn tự có và vốn khác vì cần phải có sự so sánh với các doanh nghiệp tương tự, triển vọng phát triển ngành và kỳ vọng của chủ đầu tư. Tuy nhiên, trên quan điểm của ngân hàng, điều ngân hàng quan tâm là khả năng trả nợ của dự án. Để đảm bảo khả năng trả nợ thì dự án phải đảm bảo mức sinh lời tối thiếu bằng với lãi suất vay vốn ngân hàng, tức là dự án có NPV không âm khi chiết khấu dòng tiền với tỷ suất r bằng với lãi suất vay vốn. Do đó, trong trường hợp không đủ cơ sở xác định chi phí vốn đối với nguồn vốn tự có và vốn khác, có thể áp dụng mức lãi suất vay vốn ngân hàng làm tỷ suất chiết khấu dòng tiền dự án.
Vấn đề đặt ra tiếp theo là lựa chọn mức lãi suất ngân hàng như thế nào là phù hợp. Điều này lại tùy thuộc vào tính chất từng dự án như thời gian thực hiện dự án, thời gian đề nghị vay vốn, số tiền đề nghị vay vốn, lĩnh vực đầu tư dự án … theo nguyên tắc chung là mức độ rủi ro càng cao thì phải lựa chọn tỷ suất chiết khấu càng cao, vì tỷ suất chiết khấu cũng chính là mức sinh lời kỳ vọng của dự án, nó
phải đủ để bù đắp cho các rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng. Lãi suất cho vay của ngân hàng có thể được xác định là bình quân lãi suất cho vay trung dài hạn 3 – 5 năm gần nhất cộng với một tỷ lệ % nhất định, được quy định trong từng thời kỳ và tùy theo lĩnh vực đầu tư dự án, thời gian vay vốn, số tiền vay vốn và xu hướng biến động của thị trường vốn. Ngoài việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu không đổi trong cả đời dự án, tùy từng trường hợp, ngân hàng có thể xem xét áp dụng tỷ lệ chiết khấu thay đổi để đảm bảo phản ánh đầy đủ các biến động của môi trường kinh tế tới dự án.
Xác định tỷ suất chiết khấu đối với dự án sử dụng cả vốn bằng vnd và usd: cần tính đến yếu tố biến động tỷ giá …