Xác định và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án: ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp liên việt (Trang 75)

cần áp dụng nhiều hơn các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án. Ngoài các chỉ tiêu phổ biến như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, cần xác định thêm các chỉ tiêu về điểm hòa vốn, chỉ số doanh lợi PI, chỉ số khả năng trả nợ DSCR, … Bên cạnh đó, cần có quy định về thứ tự ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu tài chính khi đánh giá lựa chọn dự án, đặc biệt khi kết quả phân tích có sự mâu thuẫn. Các quy định về chỉ tiêu tài chính phải xem xét cần được linh hoạt tùy theo tính chất, quy mô từng dự án và điều kiện thẩm định.

- Đánh giá khả năng trả nợ của dự án: được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ số khả năng trả nợ của dự án, được tính bằng nguồn trả nợ hàng năm của dự án/nợ phải trả hàng năm (cả gốc và lãi). Nguồn trả nợ của dự án thông thường gồm lợi nhuận sau thuế và khấu hao, trong trường hợp nguồn thu những năm đầu của dự án còn thấp, không đủ trả nợ theo kế hoạch thì chủ đầu tư cần chứng minh là có nguồn khác khả thi để trả nợ. Khi nguồn thu khác là từ hoạt động của doanh nghiệp, thì cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc đầu tư dự án này đối với hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.

- Phân tích rủi ro của dự án hay tính chắc chắn về hiệu quả tài chính của dự án: cần quy định đây là nội dung bắt buộc cần khi thẩm định tài chính DAĐT. Khi phân tích rủi ro dự án, cần áp dụng linh hoạt các phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, phân tích mô phỏng. Khi áp dụng phương pháp phân tích độ

nhạy, cần phân tích ảnh hưởng của nhiều yếu tố tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Các giả định về tình huống biến động của các yếu tố cần có căn cứ, dựa trên các phân tích, dự báo đáng tin cậy. Phương pháp phân tích độ nhạy đơn giản, dễ thực hiện nhưng có hạn chế nhất định vì không thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố biến đổi và không tính đến phân bố xác suất của các nhân tố, do đó, cần thiết áp dụng phương pháp phân tích tình huống, phân tích mô phỏng để đảm bảo đánh giá rủi ro chính xác hơn. Cần ứng dụng các công cụ hỗ trợ trong việc phân tích rủi ro dự án, phổ biến nhất là ứng dụng chương trình excel với các công cụ: Data table để phân tích sự biến động của chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi có một hoặc nhiều yếu tố liên quan thay đổi; Goal seek để phân tích tìm giá trị của một yếu tố biến đổi và giá trị của chỉ tiêu tài chính bị ảnh hưởng (ví dụ: NPV = 0 khi giá bán bằng bao nhiêu); Scenario – phân tích tình huống. Bên cạnh đó, nên đưa vào sử dụng các phần mềm hỗ trợ phân tích rủi ro dự án như chương trình phân tích rủi ro.

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn công tác thẩm định dự án và thẩm định tài chính DAĐT và thẩm định tài chính DAĐT

Hiện tại Ngân hàng Liên Việt chưa có văn bản hướng dẫn chính thức áp dụng cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Các nội dung hướng dẫn về thẩm định tài chính dự án được đề cập một phần trong Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng, tuy nhiên chưa đầy đủ, cụ thể nên việc triển khai thực hiện tại mỗi đơn vị lại khác nhau, dẫn tới sự thiếu chuyên nghiệp và khó đánh giá về chất lượng.

Hệ thống văn bản nội bộ trong ngân hàng là nguồn thông tin hữu ích cho cán bộ thẩm định do các văn bản này đều được xây dựng trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động ngân hàng và công tác thẩm định, có dẫn chiếu những nội dung cần thiết. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án, Ngân hàng Liên Việt cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản hiện có, tiến hành chỉnh sửa đối với những văn bản chưa phù hợp, xây dựng bổ sung các văn bản còn thiếu, đảm bảo tính logic, khoa học của hệ thống văn bản nội bộ. Trước hết, cần xây dựng hoàn

thiện hướng dẫn thẩm định dự án và thẩm định tài chính dự án, bao gồm hướng dẫn về trình tự, nội dung, phương pháp thẩm định, tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án, hướng dẫn về trình bày và mẫu báo cáo thẩm định.

- Ban hành và triển khai áp dụng các quy định về thẩm định dự án, thẩm định tài chính DAĐT trong toàn hệ thống, nhằm đảo bảo tính thống nhất, khoa học và chất lượng báo cáo thẩm định.

- Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng hệ thống bộ chỉ tiêu chuẩn để lựa chọn khách hàng vay vốn có năng lực tài chính tốt, bao gồm các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động, khả năng tự tài trợ và khả năng sinh lợi theo quy mô và lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Khách hàng muốn được vay vốn trước tiên cần đáp ứng các tiêu chuẩn trong bộ chỉ tiêu này, sau đó mới xét tới hiệu quả của phương án vay vốn. Điều này đảm bảo cho ngân hàng có thể lựa chọn được những khách hàng có năng lực tài chính tốt – một trong những điều kiện quan trọng để triển khai thành công phương án vay vốn.

3.2.5. Chuyên môn hóa trong tổ chức hoạt động thẩm định DAĐT

Thẩm định DAĐT nói chung và thẩm định tài chính DAĐT nói riêng là một quá trình bao gồm nhiều khâu có liên quan chặt chẽ với nhau, do đó, cần được sắp xếp một cách hợp lý, khoa học mới có kết quả tốt. Do đó, Ngân hàng Liên Việt cần phải chuyên môn hóa trong hoạt động thẩm định tài chính dự án theo hướng:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp liên việt (Trang 75)