CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp liên việt (Trang 32)

CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN LIÊN VIỆT

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Liên Việt (tên mới: Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt) TMCP Bưu Điện Liên Việt)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (Ngân hàng Liên Việt) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, thị trường tài chính – tiền tệ có nhiều diễn biến phức tạp, Ngân hàng Liên Việt đã nỗ lực, chủ động sáng tạo vượt qua thách thức, khó khăn bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, dần được khẳng định như một thương hiệu uy tín trong giới tài chính ngân hàng.

Cổ đông sáng lập và vốn điều lệ của Ngân hàng Liên Việt:

Cổ đông sáng lập của Ngân hàng Liên Việt là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Cùng với các cổ đông và đối tác chiến lược là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited …

Tại thời điểm thành lập tháng 3/2008, với số vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng, Ngân hàng Liên Việt là một trong những ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất tại thời điểm đó. Quy mô vốn điều lệ của Ngân hàng Liên Việt đã liên tục mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển:

- Ngày 30/10/2009, hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 3.300 lên mức 3.650 tỷ đồng.

- Ngày 01/4/2011, chính thức chuyển đổi 2.000 tỷ đồng Trái phiếu chuyển đổi thành Cổ phiếu, nâng tổng số vốn điều lệ lên 5.650 tỷ đồng và trở thành 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

- Tháng 7/2011, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị Công ty Tiết kiệm Bưu điện, nâng tổng số vốn điều lệ thời điểm hiện tại lên 6.010 tỷ đồng và chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.

Hệ thống mạng lưới hoạt động:

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng Liên Việt luôn chú trọng đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động để có thể tiếp cận gần hơn tới các khách hàng, giúp mở rộng thị phần, tăng cường uy tín và năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Liên Việt.

Bảng 2.01: Sự phát triển hệ thống mạng lưới của Ngân hàng Liên Việt

Năm Hội sở Sở Giao dịch Chi nhánh Phòng Giao dịch Số điểm giao dịch

2008 1 1 5 6 12

2009 1 1 8 12 21

2010 1 1 15 29 45

30/6/2011 1 1 21 32 55

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2010 và Báo cáo KQKD thời điểm 30/6/2011)

Sau hơn 3 năm hoạt động, tính đến thời điểm 30/6/2011, hệ thống Ngân hàng Liên Việt đã có mạng lưới gồm Hội sở và 54 điểm giao dịch (01 Sở giao dịch, 21 Chi nhánh và 32 Phòng giao dịch tại 18 Tỉnh, Thành phố: Hậu Giang, Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Thanh Hóa, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quảng Ngãi, An Giang, Đà Nẵng, Cà Mau, Nghệ An, Huế, Vũng Tàu và Ninh Bình).

Nguồn nhân lực, chính sách đào tạo và đãi ngộ đối với người lao động:

Nguồn Nhân lực: ý thức về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển

bền vững của một tổ chức, Ngân hàng Liên Việt luôn coi “Nguồn nhân lực – yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá của Ngân hàng”, chính sách nhân sự của Ngân hàng

Liên Việt được xây dựng với mục đích biến nguồn nhân lực trở thành một ưu thế cạnh tranh hàng đầu. Bằng chính sách nhân sự linh hoạt, 3 năm qua, Ngân hàng Liên Việt đã thu hút được nhiều nhân sự có trình độ, tâm huyết đến với Ngân hàng, lực lượng nhân sự ngày càng tăng về số lượng, chất lượng. Cơ cấu nhân sự trẻ, năng động đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển của Ngân hàng.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010)

Chính sách Đào tạo: được chia thành hai mảng chương trình, gồm: “Đào tạo hội nhập” cho tất cả nhân viên mới, với mục tiêu giúp cán bộ, nhân viên gia nhập gia đình Ngân hàng Liên Việt nắm được các thông tin cơ bản và tiếp thu được văn hóa ngân hàng. Và “Đào tạo phát triển” nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng quản lý, quản trị cho cán bộ quản lý. Ngoài ra, Ngân hàng Liên Việt cũng có chủ trương hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí cho các khóa đào tạo mà cán bộ, nhân viên tự liên hệ bên ngoài, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc.

Chính sách Đãi ngộ: Với phương châm “Sống bằng lương, giàu bằng

thưởng”, chính sách lương - thưởng của Ngân hàng Liên Việt mang tính cạnh tranh cao, đồng thời các chế độ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên theo quy định của Pháp luật luôn được duy trì. Chính sách đánh giá nhân sự của Ngân hàng Liên Việt ngày một cải tiến nhằm phát hiện các cán bộ, nhân viên có năng lực, có nhiều đóng góp cho hệ thống, làm cơ sở xây dựng các chính sách quản trị nguồn nhân lực, quy hoạch cán bộ, ra các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động nhân sự, điều chỉnh lương, khen thưởng, kỷ luật phù hợp, khuyến khích tinh thần làm việc, tinh thần cống hiến của cán bộ, nhân viên đối với sự phát triển của Ngân hàng.

2.1.2. Kết quả hoạt động giai đoạn 2008 – 2010

Qua 3 năm hoạt động, với nỗ lực vượt qua thách thức bằng các giải pháp linh hoạt, Ngân hàng Liên Việt đã đạt được những thành tích ấn tượng, dần khẳng định vị trí trên thị trường tài chính Việt Nam: Tổng tài sản tăng gấp 5 lần, từ 7.453 nghìn tỷ đồng năm 2008 lên 34.985 nghìn tỷ đồng năm 2010. Vốn điều lệ tăng gần gấp đôi, tổng huy động vốn tăng gấp 7 lần và tổng lợi nhuận lũy kế đạt gần 2.000 tỷ đồng, số lượng điểm giao dịch tăng gấp 7 lần (từ 7 điểm giao dịch ban đầu lên 50 điểm), số lượng nhân sự tăng gấp 3 lần (từ 500 lên 1.500 nhân sự), kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, khống chế nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp. Đây là kết quả đáng ghi nhận và tự hào trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang chịu những tác động bất lợi từ thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp liên việt (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w