Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp liên việt (Trang 82)

- Giao mức phán quyết cho Phòng Thẩm định Hội sở: Công tác tổ chức thẩm định hai cấp kết hợp giữa thẩm định và tái thẩm định, trong đó, bộ phận tá

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mạ

mại

- Nâng cao hiệu quả của hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CICB): các thông tin do CICB cung cấp là một trong những nguồn thông tin mà các ngân hàng thương mại thường tham khảo trong quá trình thẩm định cấp tín dụng. Tuy nhiên, hiện mới chủ yếu dừng ở việc tham khảo tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng như đang vay vốn tại những tổ chức tín dụng nào, tổng dư nợ tín dụng, có phát sinh nợ quá hạn không (mới đây đã có thêm thông tin chi tiết về dự nợ tại từng tổ chức tín dụng), chưa khai thác hiệu quả nguồn thông tin về các doanh nghiệp, chất lượng các phân tích đánh giá về tài chính doanh nghiệp chưa cao. Do đó, trong thời gian tới, kiến nghị CICB cần nâng cao hiệu quả hoạt động để phát huy vai trò tích cực thông qua các hành động:

+ Nâng cao chất lượng thông tin do các ngân hàng cung cấp cho CICB, đảm bảo thông tin cung cấp chính xác: cần có quy định cụ thể về việc cung cấp thông

tin, tăng cường công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước và có chế tài xử lý trong trường hợp các ngân hàng có tình cung cấp không đầy đủ, chính xác các thông tin theo yêu cầu.

+ Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác xếp hạng tín dụng và phân tích tài chính doanh nghiệp, để nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Thực tế hiện nay nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp khi đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp khá chung chung, mang tính lý thuyết, nhiều khi không phù hợp với thực tế doanh nghiệp, chẳng hạn nhận định về một công ty chứng khoán là hàng tồn kho quay vòng nhanh, quản lý hàng tồn kho tốt, điều này là không cần thiết với đặc thù hoạt động của công ty chứng khoán. Vì vậy, các ngân hàng không thể dựa vào phân tích của CICB để đánh giá thực trạng doanh nghiệp.

+ Công khai các thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành cho các ngân hàng thương mại để tham khảo cho quá trình thẩm định cấp tín dụng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro chung của cả hệ thống ngân hàng. Hiện tại, trên báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp có được so sánh là lơn hơn hay nhỏ hơn trung bình ngành, tuy nhiên, các chỉ tiêu trung bình ngành này không được công bố, nên ngân hàng không đánh giá được thực tế mức độ hoạt động của doanh nghiệp so với trung bình ngành như thế nào.

+ Công khai tiêu thức đánh giá của CICB khi xếp hạng doanh nghiệp. Tuy cùng chịu sự giám sát của NHNN về các chỉ tiêu an toàn, quản trị rủi ro, nhưng quan điểm kinh doanh và mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi ngân hàng là khác nhau, do đó, cùng một kết quả đánh giá của CICB, mỗi ngân hàng có thể đưa ra quyết định khác nhau. Vì vậy, CICB cần công khai các tiêu thức đánh giá, xếp hạng của mình cho các ngân hàng thương mại, để mỗi ngân hàng có cơ sở lựa chọn, quyết định đúng đắn.

- Tăng cường vai trò giám sát, thanh tra của NHNN. Để đảm bảo các ngân hàng tuân thủ đúng các quy định của NHNN về hoạt động ngân hàng, NHNN cần

giám sát, thanh tra hoạt động của các ngân hàng thương mại, có chế tài xử lý đủ mạnh đối với các ngân hàng không tuân thủ.

- Các ngân hàng thương mại cần chủ động cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về doanh nghiệp cho NHNN, để bảo vệ lợi ích của chính ngân hàng thương mại. Tình trạng cố tình che dấu thông tin có thể dẫn tới tình trạng chỉ khi doanh nghiệp đứng trên bờ phá sản Ngân hàng cho vay mới biết chính xác doanh nghiệp đang nợ các ngân hàng khác là bao nhiêu.

- NHNN và bản thân các NHTM nên thường xuyên tổ chức các hội thi cán bộ tín dụng giỏi trong toàn ngành nghề để qua đó vừa khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ của mình, vừa là cơ hội để kiểm tra kiến thức và tìm ra những cán bộ giỏi, có kinh nghiệm. Hàng năm, tổ chức tập huấn để cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết cho các cán bộ thẩm định ở các chi nhánh, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác thẩm định tại các chi nhánh của mình.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp liên việt (Trang 82)