TRƯỞNG BAN

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án nhà máy nhiệt điện thái bình 2 (Trang 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH

TRƯỞNG BAN

một số lĩnh vực công việc theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Trưởng Ban QLDA.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Ban QLDA: có chức năng tham mưu,

giúp việc Trưởng Ban QLDA trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động của Ban, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các phòng như sau:

a. Phòng Tổ chức hành chính (TCHC)

- Tham mưu cho Trưởng Ban trong công tác tổ chức bộ máy quản lý, các hoạt

động và phát triển tổ chức - nhân sự, công tác quy hoạch cán bộ của Ban và một số công tác khác theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Tập đoàn.

- Tham mưu giúp Trưởng Ban điều hành công tác hành chính, tổng hợp xử lý

thông tin; điều hành hoạt động hành chính của Ban; quản lý cơ sở vật chất và đảm bảo các trang thiết bị để phục vụ cho công việc chung của Ban.

b. Phòng Tài chính kế toán (TCKT)

- Quản lý các nguồn vốn của Ban được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao để

Ban thực hiện nhiệm vụ đầu tư. Các nguồn vốn thu, chi phục vụ quá trình đầu tư

TRƯỞNG BAN

3 PHÓ BAN

35

của Ban phải đảm bảo có hiệu quả, đúng quy định của Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam .

- Quản lý các nguồn vốn khác có liên quan trong quá trình Ban thực hiện

nhiệm vụ đầu tư.

- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán theo đúng Luật kế toán, các

chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành và quy chế tài chính của Ban được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt. Thực hiện các

báo cáo tài chính và các thủ tục thanh quyết toán thuế theo đúng quy định của pháp

luật.

c. Phòng Kinh tế hợp đồng (KTHĐ)

- Chủ trì công tác báo cáo, xây dựng kế hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng các

dự án hàng năm, trình Tập đoàn phê duyệt;

- Chủ trì công tác lập và phê duyệt Dự toán, Kế hoạch đấu thầu của dự án, Kế

hoạch đấu thầu chi tiết của các gói thầu tư vấn, xây lắp, EPC và mua sắm trang thiết bị, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, tổ chức lựa chọn Nhà thầu, đàm phán phần thương mại và giá của hợp đồng theo đúng các qui định hiện hành;

- Phối hợp với các phòng chức năng liên quan làm các thủ tục thanh toán cho

nhà thầu theo các hợp đồng đã ký và thực hiện công tác quyết toán hạng mục công trình và công trình theo đúng quy định hiện hành;

- Phối hợp với các Phòng chức năng quản lý các Hợp đồng Tư vấn, Xây lắp và

EPC đã ký kết.

d. Phòng Quản lý Giám sát thiết kế và chế tạo thiết bị (QLGSTK&CTTB)

Phòng Quản lý Giám sát Thiết kế và Chế tạo Thiết bị có chức năng tham mưu giúp Trưởng ban và Phó ban phụ trách (theo sự phân công và ủy quyền) trong việc thực hiện quản lý và giám sát các vấn đề liên quan đến:

- Chất lượng công tác thiết kế: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, hồ sơ yêu cầu

36

- Thực hiện quản lý, giám sát về mặt kỹ thuật xây dựng và công nghệ nhà máy

Nhiệt điện Thái Bình 2 trong giai đoạn xây dựng, lắp đặt chạy thử nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng;

e. Phòng Quản lý Giám sát công trình (QLGSCT)

- Là phòng chuyên môn về quản lý xây dựng, tham mưu giúp Trưởng ban và

các phó Trưởng ban phụ trách (theo sự phân công và ủy quyền) trong việc thực hiện Quản lý giám sát về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, khối lượng, tiến độ theo bản vẽ thiết kế, biện pháp thi công đã được phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và pháp luật về công tác Quản lý giám

sát công trình;

- Chủ trì, phối hợp với phòng Quản lý chất lượng & An toàn SKMT và các

Đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn quản lý, tư vấn thiết kế... kiểm tra, giám sát thi công, xây lắp và nghiệm thu khối lượng, chất lượng các hạng mục và toàn bộ công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng cơ bản của Ban theo đúng các quy định về quản lý xây dựng hiện hành của Nhà nước và yêu cầu của chủ đầu tư.

f. Phòng Quản lý chất lượng và an toàn sức khỏe môi trường

(QLCL&ATSKMT)

Là phòng chuyên môn, có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Ban về các lĩnh vực:

- Quản lý chất lượng về mặt hồ sơ chất lượng công trình, các tiêu chuẩn áp

dụng cho công tác thiết kế và thi công, vật liệu đầu vào cho dự án.

- Quản lý tiến độ tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình.

- Quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án nhà máy nhiệt điện thái bình 2 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)