Giới thiệu khái quát về dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án nhà máy nhiệt điện thái bình 2 (Trang 34)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH

2.1. Giới thiệu khái quát về dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình

2.1.1. Giới thiệu chung

Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn

2006-2015 có xét đến năm 2025 số 110/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng các dự án nguồn điện và các dự án lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư được pháp luật nhà nước quy định. Thực hiện chủ trương

này, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã giao cho Ban quản lý dự án Điện lực

Dầu khí Thái Bình 2 làm đại diện chủ đầu tư xây dựng công trình Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (NMNĐ Thái Bình 2).

Dự án NMNĐ Thái Bình 2 nằm trong Qui hoạch chung của Trung tâm điện lực Thái Bình công suất 1800MW gồm 2 dự án: Dự án NMNĐ Thái Bình 2 (công suất 2x600MW) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư và Dự án NMNĐ Thái Bình 1 (công suất 2x300MW) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư.

Trong quá trình lập dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 với quy mô công suất 2x300MW đã xem xét đến việc mở rộng trung tâm điện lực (xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2) tới quy mô công suất cuối cùng là 1800MW. Vấn đề này đã được sự đồng ý của Bộ Công thương theo quyết định số 1274/QĐ-BCT ngày 24/10/2007 về việc phê duyệt Qui hoạch tổng thể Trung tâm Điện lực Thái

Bình (TTĐL Thái Bình) và quyết định số 5726/QĐ-BCT ngày 29/9/2008 về việc

phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình NMNĐ Thái Bình 1 trong đó có các hạng mục dùng chung cho toàn bộ TTĐL Thái Bình và một số nội dung liên quan đến NMNĐ Thái Bình 2.

Nhằm triển khai các hạng mục hạ tầng dùng chung TTĐL Thái Bình một cách đồng bộ, hiệu quả, Bộ Công Thương đã chấp thuận cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư triển khai công tác đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng dùng chung TTĐL Thái Bình, bao gồm cụ thể như sau:

28

- Các hạng mục đã hoàn thành:

+ Công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư;

+ Công tác rà phá bom mìn vật nổ;

+ Đường dây 35kV dẫn đến trạm điện thi công;

+ Hạng mục hàng rào tạm bảo vệ mặt bằng TTĐL Thái Bình;

+ Tường taluy chắn đất và hệ thống mương cứng thoát nước thôn Tân

Bồi, Đồng Tiến, xã Thái Đô, huyện Thái Thụy;

+ Hạng mục san nền TTĐL Thái Bình;

+ Đường vào TTĐL Thái Bình;

+ Chi phí an ninh công trường;

(Các hạng mục trên đã cơ bản hoàn thành và đang thực hiện quyết toán làm cơ sở bàn giao và chia sẻ chi phí với EVN)

- Các hạng mục được triển khai thực hiện cùng gói thầu EPC dự án NMNĐ

Thái Bình 2:

+ Đê ngăn giữa hai bãi thải tro xỉ của 02 nhà máy điện;

+ Kênh dẫn nước vào trạm bơm nước tuần hoàn;

+ Cửa xả nước làm mát.

+ Hệ thống thoát nước mặt TTĐL Thái Bình.

2.1.2. Các thông tin cơ bản về dự án

- Tên dự án: Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

- Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- Tư vấn lập dự án: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1

- Tổng thầu EPC: Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC)

- Địa điểm xây dựng: Xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thuỵ, Tỉnh Thái Bình

- Diện tích sử dụng: 131,74ha

- Quy mô công suất: 1200MW

- Nhà thầu cung cấp thiết bị chính: Sojitz-Daelim (SDC)

- Tiến độ thực hiện dự án:

29

+ Ký kết hợp đồng EPC: tháng 10/2011

+ Ngày bắt đầu triển khai gói EPC: tháng 5/2012

+ Phát điện thương mại tổ máy 1 (39 tháng): Quý III/2015

+ Vận hành thương mại tổ máy 2 (45 tháng): Quí I/2016

2.1.3. Các hạng mục chính của nhà máy

- Hệ thống lò hơi, tua bin, máy phát điện

- Hệ thống nước làm mát

- Hệ thống cung cấp nước ngọt

- Hệ thống thải tro xỉ và kiểm soát khói phát thải

- Hệ thống xử lý nước thải.

- Sân phân phối điện

- Hệ thống điều khiển

- Cụm cảng chuyên dụng nhà máy

- Hệ thống đường giao thong

- Khu nhà ở CBCNV vận hành và sửa chữa

30

Hình 2.1: Vị trí xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

31

Hình 2.3: Phổi cảnh nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2P

[

P

.P8F

9]

2.1.4. Tình hình triển khai dự án

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (NMNĐ Thái Bình 2) có công suất thiết kế 1.200MW với tổng mức đầu tư hơn 34.295 tỉ (tương đương 1,7 tỉ USD), mỗi năm sản xuất được 6,739 tỉ kWh điện thương phẩm. Chính phủ đã tin tưởng giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, điều hành, quản lý dự án; phối hợp với kênh phân phối, vận hành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và sử dụng nguyên liệu than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam để sản xuất. Có thể nói NMNĐ Thái Bình 2 là công trình điểm của ngành Năng lượng với sự tổng hòa của 3 tập đoàn năng lượng lớn nhất nước.

Tháng 5/2009, dự án bắt đầu khởi công thi công các hạng muc hạ tầng dùng chung Trung tâm điện lực Thái Bình. Trải qua hơn 3 năm, mặc dù gặp nhiều khó

[9]Nguồn: Thiết kế kỹ thuật dự án NMNĐ Thái Bình 2.

32

khăn và thách thức do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến chi phí xây dựng đội lên, vấn đề thu xếp vốn gặp rất nhiều khó khăn, những yếu tố khách quan như thời tiết khu vực ven biển Thái Thụy, Thái Bình luôn có lượng mưa lớn… gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, thi công cũng như đảm bảo chất lượng công trình, tuy nhiên dự án cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Hiện nay, dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 với khối lượng công việc rất lớn như giải phóng và san lấp mặt bằng, hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và lựa chọn Tổng thầu EPC, ký hợp đồng cung cấp thiết bị chính cho nhà máy kèm theo phương án thu xếp vốn cho dự án. Trong đó quan trọng nhất là thành công ký kết Hợp đồng EPC xây dựng NMNĐ Thái Bình 2 với tổng mức đầu tư khoảng 34.295 tỉ đồng (quy đổi khoảng 1,7 tỉ USD) được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký với nhà thầu Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC). Phạm vi thực hiện hợp đồng bao gồm, thiết kế bản vẽ thi công, mua sắm hàng hóa, thiết bị vật tư, toàn bộ công tác xây lắp, chạy thử, nghiệm thu, đào tạo, bàn giao vận hành và thu xếp vốn…

Tháng 5/2012, Tổng thầu EPC - Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Liên danh nhà thầu Sojitz-Daelim (SDC) đã ký hợp đồng gói thầu giá trị 826 triệu USD. Nội dung của hợp đồng là cung cấp thiết bị chính cho nhà máy bao gồm cung cấp/mua sắm toàn bộ thiết bị khu lò hơi - tuabin/máy phát; thực hiện toàn bộ công tác thiết kế chi tiết cho phần xây dựng, kết cấu, cơ khí, điện và đo lường điều khiển trong phạm vi gói thiết bị chính; thiết kế xây dựng phần móng tuabin/máy phát; cung cấp các hướng dẫn và tư vấn kỹ thuật đối với công tác lắp đặt thiết bị và chạy thử do PVC và các nhà thầu phụ khác thực hiện.

Đến nay, khối lượng thiết kế bản vẽ thi công cho nhà máy đã thực hiện đạt khoảng 60%, công tác thu xếp vốn đang được gấp rút hoàn tất, công tác xử lý nền và cụm cảng phục vụ tiếp nhận thiết bị cho nhà máy đang được triển khai và đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo triển khai đồng bộ các hạng mục của dự án trong năm cao điểm 2014 và những năm tiếp theo hoàn thành dự án đúng tiến độ, chất lượng và an toàn.

33

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án nhà máy nhiệt điện thái bình 2 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)