LÝ TẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH 2
3.1. Kế hoạch triển khai dự án trong thời gian tới
Căn cứ tiến độ trong hợp đồng EPC đã ký kết, tiến độ chính của dự án thời gian tới như sau:
- Hoàn thành hệ thống cảng chuyên dụng tháng 7/2014;
- Phát điện thương mại Tổ máy số 1 vào Quý III/2015 (39 tháng);
- Phát điện thương mại Tổ máy số 2 vào Quý I/2016 (45 tháng).
Nhằm thực hiện mục tiêu trên, thời gian qua Ban quản lý Dự án (QLDA) Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 đã tập trung làm tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh công trường, bố trí nguồn vốn tạo điều kiện triển khai thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Đến nay, hợp đồng đã thực hiện được 11/45 tháng, tiến độ tổng thể đạt gần 25%. Tổng thầu PVC đã hoàn thành thi công giai đoạn 1 hàng rào, khu nhà ở công nhân; đang triển khai thi công đường nội bộ, mương thoát nước; công tác xử lý nền khu vực nhà máy chính đang bơm hút chân không và quan trắc các khu 1, 2, 3, 4, riêng khu 5 đang thi công tường sét, cắm bấc thấm. Công tác xử lý nền sân trạm, nhà hành chính, đóng cọc thử cho thiết kế cọc nhà máy chính, đóng cọc thử cảng chính, thi công cảng tạm, xây dựng khu nhà hành chính, tuyến ống nước ngọt, tuyến nước làm mát, bãi thải xỉ… đang gấp rút được triển khai thực hiện.
Theo đó, kế hoạch trong năm 2013, dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ hoàn thành các hạng mục công việc sau:
- Công tác thu xếp vốn: hoàn thành đàm phán hợp đồng tín dụng với JBIC vào
ngày 25/9/2013;
- Hoàn thành bàn giao mặt bằng nhà máy 1 cho EVN ngày 10/6/2013;
- Hoàn thành quyết toán các hạng mục dùng chung TTĐL Thái Bình ngày
25/9/2013;
61
- Hoàn thành xây dựng hạng mục cảng tạm ngày 15/7/2013;
- Hoàn thành xây dựng kho chứa thiết bị ngày 15/9/2013;
- Phê duyệt bản vẽ P&ID của các hệ thống: Lò hơi, tuabin và thiết bị phụ trợ,
FGD, ESP, SCR, hệ thống nước làm mát tuần hoàn, hệ thống xử lý nước, nước làm
mát, thải xỉ ngày 20/9/2013;
- Phê duyệt bản vẽ bố trí thiết bị của một số hệ thống nhà máy chính khu vực
lò hơi, tuabin, sơ đồ điều khiển nhà máy, sơ đồ một sợi hệ thống điện ngày 20/9/2013;
- Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công hệ thống cung cấp nước ngọt ngày
25/9/2013.
Việc hoàn thành các hạng mục công việc này sẽ tạo nền tảng cho việc đẩy nhanh tiến độ và triển khai đồng loạt các hạng mục của dự án trong những năm tới. Dự án sau khi hoàn thành, dự kiến sẽ cung cấp sản lượng điện khoảng 7,2 tỷ Kwh/năm. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình, khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước.
3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án NMNĐ Thái Bình 2 Bình 2
3.2.1. Hoàn thiện và ứng dụng các quy trình quản lý
Đối với việc triển khai bất kỳ một dự án nào, việc thống nhất các quy trình thực hiện luôn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy việc triển khai dự án một cách nhịp nhàng, đồng bộ và có hệ thống. Như nội dung đã trình bày tại Chương 2, Ban QLDA đã xây dựng được các quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và thống nhất với nhà thầu một số quy trình khác nhằm triển khai dự án. Tuy nhiên, để
áp dụng thành công các quy trình trên vào thực tế triển khai dự án, một số giải pháp
cụ thể như sau:
- Đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt các quy trình triển khai dự án còn thiếu
(Quy trình thiết kế và quy trình thi công) làm cơ sở triển khai thực hiện các công việc.
62
- Đối với các hạng mục công trình lớn và phức tạp, có thể xây dựng quy trình
cụ thể đối với việc thực hiện các hạng mục đó để thuận lợi cho công tác triển khai.
- Tổ chức các buổi giới thiệu về các quy trình đã được lập và phê duyệt cho
toàn Ban quản lý dự án.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy trình trên trong công tác xử lý
công việc được giao để có chấn chỉnh kịp thời khi pháp hiện các hành vi chưa đúng.
3.2.2. Tăng cường sự phối hợp làm việc giữa các phòng chức năng Ban QLDA
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân và tồn tại trong việc phối hợp làm việc giữa các phòng chức năng Ban QLDA tại Chương 2, điểm mấu chốt cho tồn tại hiện nay là việc phân công nhiệm vụ giữa 2 phòng QLCL&ATSKMT và QLGSCT chưa được rõ ràng và còn chồng chéo. Nhằm khắc phục thực tế này, tác giả đề xuất hai phương án điều chỉnh như sau:
- Phương án 1: sát nhập 2 phòng làm một và thực hiện việc chia tổ quản lý
theo lĩnh vực cụ thể để theo dõi liên tục và đồng bộ như tổ cơ khí, tổ xây dựng, tổ điện, tổ an toàn, ...
- Phương án 2: vẫn giữ nguyên 2 phòng tuy nhiên chuyển giao toàn bộ mảng
giám sát thi công và thiết kế về phòng QLGSCT, phòng QLCL&ATSKMT chỉ tập trung vào mảng an toàn và tiến độ thi công công trình.
Cả 2 phương án trên đều có hiệu quả như nhau và sẽ tránh việc chồng chéo trong nhiệm vụ của hai phòng, sự chỉ đạo cấp trên được thống nhất, đồng thời giúp tăng cường sự phối hợp làm việc của các tổ nhóm, cá nhân phụ trách trong các khâu liên quan đến hoạt động xây dựng cơ bản của dự án, các cá nhân được giao việc sẽ theo suốt quá trình xử lý công việc đó đến khi hoàn thành để việc quản lý chất lượng công việc đó được đầy đủ và liên tục.
Để tăng cường tính chủ động xử lý công việc được giao, tránh các thủ tục hành chính không cần thiết, việc xin ý kiến xử lý giữa các phòng có thể dùng các công cụ hỗ trợ như email, mạng nội bộ cơ quan để trao đổi xin ý kiến, đồng thời gửi kèm lãnh đạo cấp trên để báo cáo tiến độ xử lý công việc.
63