Những nét đặc thù trong công tác triển khai dự án NMNĐ Thái Bình

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án nhà máy nhiệt điện thái bình 2 (Trang 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH

2.3.Những nét đặc thù trong công tác triển khai dự án NMNĐ Thái Bình

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 thuộc Trung tâm Điện lực Thái Bình là dự án trọng điểm của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Đây là một trong 2

nhà máy điện than của Trung tâm Điện lực Thái Bình đang triển khai xây dựng tại

xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Một số nét đặc thù trong công tác triển khai dự án như sau:

37

Một là,Dự án có tổng mức đầu tư lớn khoảng 1,7 tỷ USD với độ phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao, phần lớn các thiết bị chính cho nhà máy trong nước chưa sản xuất được, phải thiết kế và nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, ngoài việc phải huy động thêm các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài để có đủ nguồn vốn, dự án còn cần có sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm để triển khai dự án. Việc có thêm yếu tố nước ngoài càng làm tăng độ phức tạp khi triển khai dự án do các hạn chế về vị trí địa lý, ngôn ngữ và sự phối hợp làm việc giữa các bên liên quan.

Hai là, Dự án có địa bàn trải rộng, thời gian thi công tương đối dài, nằm tại khu vực ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của gió bão, chế độ thủy triều cũng như độ nhiễm mặn của các tầng địa chất. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc giám sát và đảm bảo tiến độ triển khai dự án.

Ba là, Dự án được triển khai theo hình thức tổng thầu EPC. Căn cứ vào

Kế hoạch đấu thầu của dự án NMNĐ Thái Bình được phê duyệt tại Quyết định số

1049/QĐ-DKVN ngày 21/2/2011 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ngoài các gói thầu triển khai trước và những công việc không áp dụng hình thức đấu thầu thì dự án được chia thành 20 gói thầu, trong đó gói thầu chính và quan trọng nhất là gói thầu EPC được chỉ định thầu cho Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam

(PVC). Đây là một trong số ít các dự án lớn trong nước hiện nay áp dụng hình thức

Tổng thầu EPC mà Tổng thầu EPC lại là một doanh nghiệp trong nước.

U

Ưu điểm của hình thức này thể hiện ở các mặt như:

- Chủ đầu tư được giảm thiểu về công việc quản l ý đối với dự án vì đã có một

đầu mối thực hiện dự án . Nhà thầu EPC thực hiện luôn các công vụ điều phối , quản lý dự án thay chủ đầu tư. Trách nhiệm kết nối các khâu, các phần trong chuỗi công việc của dự án thuộc về nhà thầu EPC; kể cả việc tổ chức mua sắm, thế tạo và cung cấp thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu và tiến độ thực hiện của hợp đồng, lựa chọn nhà thầu phụ (nếu có)... Với hình thức này nhà thầu được phát huy tính sáng tạo cũng như có cơ hội phát triển sâu hơn trong lĩnh vực ngành nghề của mình.

38

- Xuất phát từ việc thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp do một đầu mối đảm

nhận nên giảm thiểu những rủi ro, bất cập hoặc khác biệt giữa thiết kế với thi công. Do nhà thầu thi công được tiếp cận với dự án ngay từ đầu nên giảm được thời gian nhà thầu làm quen với thiết kế , đề xuất điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với biện pháp thi công hoặc ngược lại đề xuất điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp với thiết kế. Ngoài ra, tiến độ của dự án có thể được đấy nhanh trong trường hợp triển

khai công tác thi công ngay cả khi thiết kế chưa hoàn thiện. Với việc hiện thực hóa

các lợi thế này, nhà thầu EPC còn có thể giảm được chi phí thực hiện dự án.

- Đối với chủ đầu tư thì chi phí đối với gói thầu EPC có tiên lượng và kiểm

soát hơn nhờ có một đầu mối thực hiện . Có một số hình thức hợp đồng có thể sử dụng như hợp đồng trọn gói , hợp đồng theo đơn giá . Trong nhiều trường hợp sử dụng vốn từ các tổ chức tín dụng , hợp đồng EPC được ký theo hình thức trọn gói. Điều này tạo thuận lợi cho chủ đầu tư cũng như tổ chức cho vay vốn trong kiểm

soát chi phí dự án ngay từ khi bắt đầu triển khai gói thầu EPC.

U

Nhược điểm của hình thức này thể hiện ở các mặt như:

- Yếu tố quyết định thành công hay hiệu quả của dự án phụ thuộc hoàn toàn

vào trình độ của nhà thầu EPC.

- Chủ đầu tư tạo quyền tự chủ hơn cho nhà thầu dẫn đến những rủi ro

trong việc giảm quyền được giám sát của chủ đầu tư là cao, do có một đầu mối chịu

trách nhiệm toàn diện về các vấn đề của dự án/gói thầu. Điều này dẫn đến việc kiểm soát của thủ đầu tư cũng như tư vấn giám sát đối với chất lượng của từng khâu, từng việc bị hạn chế, trong khi chủ đầu tư vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với chất lượng và hiệu quả nói chung của công trình. Vấn đề này dẫn đến việc vật tư không đúng chủng loại yêu cầu và đã được chủ đầu tư và tư vấn giám sát phát hiện nhưng nhà thầu EPC vẫn đưa vào sử dụng cho công trình . Điểm bất lợi này trên lý thuyết sẽ được khắc phục một phần với quy định của Nghị định 48/2010/NĐ - CP khi từng công việc (thiết kế, hồ sơ mời thầu, kểt quả lựa chọn nhà thầu ) phải nhận được sự đồng thuận của chủ đầu tư.

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng , nhà thầu EPC có xu hướng tiết kiệm

chi phí nhằm tăng lợi nhuận . Một số trường hợp không quan tâm đến chất lượng

tổng thể, có thể dẫn đến rủi ro côn g trình không đáp ứng tiêu chuẩn , chất lượng như yêu cầu của chủ đầu tư . Vấn đề ở chỗ quy định đối với các điều kiện , điều khoản ràng buộc trong hợp đồng và có sự kiểm soát , giám sát của thủ đầu tư tư vấn trong thực hiện hợp đồng.

Thành công bước đầu của dự án là Tổng thầu PVC đã lựa chọn được 2 nhà thầu phụ nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm triển khai các dự án nhiệt điện trên thế giới, đảm trách những phần công việc quan trọng và đòi hỏi kỹ thuật cao, gồm có:

- Tư vấn của Tổng thầu EPC là Tập đoàn quốc tế WorleyParsons có nhiệm vụ:

chịu trách nhiệm toàn bộ công tác thiết kế chi tiết, quản lý giao diện, hỗ trợ Tổng thầu trong công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ của toàn dự án với sự kiểm tra, phối hợp của nhà thầu phụ nước ngoài trong gói thầu EPC.

- Nhà thầu cung cấp thiết bị chính: Liên danh nhà thầu Sojitz Daelim (SDC)

của 2 Công ty Sojitz Nhật Bản và Công ty TNHH Daelim Industrial Hàn Quốc. Ngoài ra, để hỗ trợ công tác quản lý dự án của Chủ đầu tư còn có Liên danh nhà thầu Tư vấn Fichtner GMBH&CO.KG (CHLB Đức) – Công ty CP Tư vấn Dự án Điện lực Dầu khí (PVPOWER PCC). Liên danh tư vấn có nhiệm vụ thực hiện Tư vấn thẩm tra Thiết kế Kỹ thuật, Tổng dự toán, Hồ sơ yêu cầu gói thầu EPC và Tư vấn Quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án nhà máy nhiệt điện thái bình 2 (Trang 43)