TỔNG THẦU PVC (Điều phối và kiểm soát công

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án nhà máy nhiệt điện thái bình 2 (Trang 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH

TỔNG THẦU PVC (Điều phối và kiểm soát công

(Điều phối và kiểm soát công

việc các nhà thầu phụ. Kiểm soát các tài liệu về thiết kế và

thi công trình Chủ đầu tư).

Các Nhà thầu

phụ thiết kế Các Nhà thầu phụ thi công

Tư vấn QLDA của Tổng thầu

(Kiểm soát) Tư vấn QLDA của Chủ đầu tư

45

có văn phòng đại diện tại công trường để trực tiếp điều hành thực hiện dự án. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể:

- Tình trạng cung cách làm việc quan liêu, hành chính từ cả phía Chủ đầu tư

và phía nhà thầu. Do đặc thù công việc công trường, một số công việc đột xuất cần xử lý ngay, việc thông báo xử lý bằng đường không chính tắc như điện thoại đôi khi

còn bị xem nhẹ, việc tập trung xử lý còn chậm chễ.

- Một số nhà thầu mặc dù đã có văn phòng chỉ huy tại công trường tuy nhiên

những văn phòng này phần lớn đều không được ủy quyền triệt để nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý công việc.

- Trong công tác thiết kế, do hạn chế về kinh phí quản lý dự án nên việc công

tác giám sát thiết kế tại nước ngoài không được thực hiện thường xuyên. Hạn chế

trong trao đổi công việc trực tiếp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cũng như tiến độ công tác lập và phê duyệt thiết kế.

- Với đặc thù của gói thầu EPC, Tổng thầu được giao nhiều quyền hạn và tính

chủ động hơn trong việc điều phối các nhà thầu thi công trên công trường. Theo đó, một số hạng mục công trình thuộc biện pháp thi công của nhà thầu, nhà thầu cho triển khai tuy nhiên không báo Chủ đầu tư phối hợp theo dõi ngay từ đầu dẫn đến

khi có phát sinh hay xác nhận khối lượng hoàn thành sẽ nảy sinh vướng mắc khó

hoặc chậm giải quyết.

Việc tăng cường sự phối hợp làm việc giữa Chủ đầu tư và nhà thầu là việc cần thiết và quan trọng để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả công tác quản

lý. Vì vậy, trong thời gian tới Ban QLDA cũng như nhà thầu cần phối hợp sớm khắc

phục những tồn tại nêu trên.

2.4.3. Quản lý công tác khảo sát

Công tác khảo sát công trình là một bước quan trọng, đặt nền móng cho giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình, không chỉ liên quan đến quy mô công trình mà cả các yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tăng độ an toàn cho công

trình. Vì vậy chất lượng của công tác này phải thật sự đảm bảo để không gây khó

46

Dự án NMNĐ Thái Binh 2 là một dự án lớn, nhiều hạng mục liên quan đến nhiều ngành xây dựng từ giao thông, thủy lợi đến xây dựng. Công tác khảo sát địa hình, địa chất càng phải được lưu ý nhiều vì các thiết bị nhà máy là các thiết bị siêu trường siêu trọng, việc xây dựng hệ thống cảng và hệ thống nước ngọt có chiều dài lớn (15km) đòi hỏi việc xử lý nền phải được đảm bảo yêu cầu an toàn cao.

Kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai và giám sát công tác khảo sát vừa qua cho thấy:

Một là, việc xem xét phê duyệt phạm vi khảo sát thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ làm ảnh hưởng nhiều đến chi phí cũng như thời gian triển khai các công việc tiếp theo.

U

Ví dụ 1U: hạng mục cụm cảng chuyên dụng phục vụ nhà máy. Cụm cảng này

được thiết kế và xây dựng đáp ứng nhu cầu tiếp nhận vật liệu, thiết bị siêu trường siêu trọng trong quá trình xây dựng nhà máy, tiếp nhận nguyên, nhiên liệu cho quá trình vận hành nhà máy sau này. Cụm cảng này được đặt tại khu vực sông Trà Lý cách cửa biển khoảng 10km. Trong quá trình thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật của cụm cảng, đơn vị tư vấn đã không khảo sát đầy đủ luồng lạch của sông mà chỉ tiến hành khảo sát địa hình địa chất tại khu vực xung quanh cụm cảng. Điều này dẫn tới không có đánh giá chính xác về phương án vận tải thủy cho nhà máy, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai cụm cảng về sau.

U

Ví dụ 2: UThiết kế hệ thống cung cấp nước ngọt cho dự án. Hệ thống này

trước đây được phê duyệt tuyến cách nhà máy khoảng 5km, lấy nước từ sông Trà

Lý. Tuy nhiên, do số liệu quan trắc khảo sát của sông Trà Lý không đầy đủ và liên

tục trong nhiều năm, cùng với đó là mức độ phân tích đánh giá của đơn vị tư vấn chưa chính xác về mức độ thủy triều và dự báo nhiễm mặn dẫn tới việc phương án lấy nước ngọt từ sông Trà Lý thiếu tính khả thi khi triển khai thiết kế kỹ thuật. Chất lượng khảo sát chưa tốt làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và chi phí thực hiện vì phải khảo sát thay đổi tuyến và làm lại các thủ tục xin phê duyệt tuyến, đền bù giải phóng mặt bằng với cơ quan địa phương.

47

Hai là, trong những trường hợp đơn vị Tư vấn vì lợi nhuận đã khảo sát qua loa, không đúng quy trình kỹ thuật, nhiều đơn vị khảo sát đã bỏ qua một số mũi khoan theo quy định, dùng phương pháp nội suy để có các số liệu về địa chất ... từ đó dẫn đến số liệu khảo sát không chính xác, không đúng với thực tế làm ảnh hưởng nhiều đến công tác thiết kế và thi công sau này.

Ba là, việc kiểm soát chất lượng hồ sơ báo cáo khảo sát chưa chặt chẽ và kỹ lưỡng, dẫn đến khi thiết kế chi tiết mới phát hiện một số thông số đầu vào bất hợp lý, lại phải tiến hành rà soát lại mất thời gian, đôi khi phải tiến hành khảo sát bổ sung để kiểm chứng số liệu, vấn đề này nổi bật trong công tác khảo sát địa chất, thủy văn.

Những vấn đề trên hiện nay đã gây ảnh hưởng nhiều đến tiến độ, chi phí cho các công tác triển khai tiếp theo, mặt khác các gói thầu khảo sát thường nhỏ và thời gian thực hiện ngắn, đến khi triển khai thi công có khi đã quyết toán xong gói thầu khảo sát dẫn đến khi có vướng mắc việc huy động nhà thầu giải trình, bổ sung gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân cho các vấn đề trên thường xuất phát từ cả phía Ban QLDA và nhà thầu, cụ thể:

- Việc giám sát công tác khảo sát đối với nhà thầu tư vấn của Tổng thầu cũng

như Chủ đầu tư còn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Do phạm vi công tác khảo sát thường lớn mà cán bộ giám sát thì hạn chế, do vậy chưa bám sát được toàn diện việc thực hiện công tác khảo sát của nhà thầu. Mặt khác, đối với gói thầu EPC, nhà thầu khảo sát là nhà thầu phụ của Tổng thầu PVC do đó việc giám sát khảo sát của Ban QLDA với nhà thầu khảo sát gặp nhiều hạn chế.

- Năng lực của nhà thầu và Tư vấn chủ đầu tư còn hạn chế do đó chưa đề xuất

được những phương án hợp lý nhất cho Ban QLDA phê duyệt, đặc biệt trong các hạng mục công trình mang tính chuyên ngành cao. Việc giao nhiệm vụ và nghiệm thu kết quả khảo sát đôi khi còn mang tính hình thức, các bên chưa thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ trách nhiệm theo đúng quy định của nhà nước.

48

Sản phẩm xây dựng có vốn đầu tư lớn không cho phép có phế phẩm, lại là sản phẩm đơn chiếc được sản xuất theo đơn đặt hàng, cho nên chất lượng của nó không chỉ là kết quả lao động của người sản xuất ra nó mà còn là kết quả giám sát và nghiệm thu của bên đặt hàng trong suốt quá trình sản xuất kể từ khi khảo sát - thiết kế cho đến lúc bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

Đối với các dự án/gói thầu thông thường (ngoài gói thầu EPC), Ban QLDA phải tổ chức lập, thẩm định/thiết kế kỹ thuật thi công theo phân cấp để có cơ sở lập Hồ sơ mời thầu và thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định. Tuy nhiên, với hình thức hợp đồng EPC thì do việc lập thiết kế kỹ thuật thi công được chuyển giao cho nhà thầu thực hiện nên tài liệu thiết kế được sử dụng để giao thầu EPC chỉ có thể là thiết kế cơ sở, thiết kế FEED đã được phê duyệt. Vấn đề đặt ra ở đây là nội dung và chất lượng của thiết kế cơ sở, thiết kế FEED và tổng dự toán được thẩm định, phê duyệt đã đủ để cho nhà thầu xác định được phạm vi các công việc phải làm, dự tính được chi phí thực hiện hay chưa? Do đó trong nhiều trường hợp giá thành của dự án tăng lên rất nhiều so với tổng mức đầu tư ban đầu là do thiết kế cơ sở - tổng mức đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng công trình tính chưa đúng, chưa đủ ở các nội dung như chi phí dự phòng trượt giá, dự phòng cho các rủi ro, chi phí quản lý dự án, … hoặc phát sinh nhiều về mặt khối lượng, kỹ thuật.

Theo quy định thống nhất giữa Chủ đầu tư và Tổng thầu EPC, trong gói thầu

EPC mọi sản phẩm thiết kế của thầu phụ phải được Tổng thầu và Tư vấn Tổng thầu

rà soát và kiểm tra trước khi trình Chủ đầu tư và Tư vấn Chủ đầu tư cùng kiểm tra để đảm bảo tiến độ chất lượng. Tuy nhiên, một số hạng mục công trình chất lượng công tác thiết kế thời gian qua vẫn chưa được cải thiện nhiều, nguyên nhân một phần là do tiến độ triển khai gấp rút nhưng phần lớn là do năng lực của đơn vị Tư vấn Tổng thầu chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác khảo sát còn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến sản phẩm thiết kế nhiều lần bị trả lại để chỉnh sửa, thiết kế chưa sát với thực tế.

Với ưu thế của hình thức tổng thầu EPC, Tổng thầu PVC được giao nhiều quyền và trách nhiệm hơn, được phép đề xuất những phương án thiết kế mới thấy

49

phù hợp hơn so với thiết kế FEED được phê duyệt, hoặc thiết kế từng phần để tiến hành thi công kịp tiến độ, tuy nhiên những ưu thế này hiện nay chưa được phát huy tối đa. Do lực lượng cán bộ của Tổng thầu PVC chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tình trạng một số hồ sơ thiết kế của đơn vị tư vấn Tổng thầu không bố trí được nhân lực xem hoặc xem không kỹ lưỡng rồi chuyển ngay cho Ban QLDA xin phê duyệt. Việc Tổng thầu kiểm soát chất lượng hồ sơ thiết kế của đơn vị tư vấn không kỹ lưỡng làm chất lượng hồ sơ thiết kế còn chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng Tổng thầu đề xuất các phương án thiết kế mới cho Ban QLDA thiếu sức thuyết phục và không đủ cơ sở pháp lý đầy đủ, tình trạng thiết kế từng phần để triển khai nhưng không có việc kiểm soát tổng thể thiết kế toàn bộ công trình đang làm vướng mắc trong triển khai thi công, tiến độ lập và phê duyệt thiết kế.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế thời gian qua là do việc kiểm soát của Ban QLDA và Tư vấn Chủ đầu tư còn chưa được tốt. Do khối lượng công việc nhiều mà trình độ của các cán bộ chưa đồng đều, một số người chưa nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên chưa phát hiện hết sự bất hợp lý trong thiết kế của nhà thầu, hạn chế về trình độ tiếng anh cũng là một rào cản cần phải cải thiện, thường các cán bộ trẻ việc tiếp cận tài liệu tiếng anh tốt hơn nhưng trình độ kinh nghiệm chuyên môn lại ít hơn những cán bộ lâu năm.

Đối với công tác lập dự toán công trình: đây là bước quan trọng có tính chất

quyết định trong quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nhờ phân tích số liệu hồ

sơ lập dự toán công trình giúp nhà quản lý đánh giá được quy mô của dự án, lập tiến độ thi công, hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả của dự án. Lập dự toán công trình

liên quan đến tất cả các bước từ thiết kế, thi công đến thanh quyết toán công trình.

Theo quy định phân cấp, ủy quyền của Tập đoàn cho Ban QLDA (Quyết định số 3480/QĐ-DKVN ngày 21/4/2011 của Tập đoàn PVN), Ban QLDA được phép phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đối với các hạng mục công trình/gói thầu có giá trị không vượt quá 75 tỷ VNĐ. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các hạng mục công trình tuy nhiên cũng đặt ra đòi hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và công tác quản lý tại Ban QLDA.

50

Do bước lập dự toán chịu ảnh hưởng nhiều của khâu khảo sát và thiết kế thực hiện trước đó. Chất lượng khảo sát, thiết kế của một số đề án thiết kế chưa tốt dẫn tới việc phát sinh nhiều trong khi thi công, phát sinh dự toán làm tăng chi phí dự án và chậm tiến độ thi công. Các đơn vị tư vấn đôi khi chưa chú trọng khảo sát kỹ nên khi lập giá dự toán gói thầu rất cao so với giá trúng thầu, không sát với thực tế; trong đề án không so sánh và lựa chọn phương án tối ưu để tránh tối đa việc đền bù, phải sửa đi sửa lại nhiều lần kể cả trước và sau khi trình duyệt nên đến giai đoạn sau phải xin thoả thuận lại hoặc phải thay đổi tuyến làm tăng tổng mức đầu tư và chậm tiến độ công trình.

Ví dụ: Hạng mục san lấp mặt bằng Trung tâm Điện lực Thái Bình. Hạng mục này được phê duyệt thiết kế đắp cát đến cao độ 4,5m bằng cao độ thiết kế đê Trà Lý hiện hữu. Do việc đánh giá khả năng tự thoát nước của mặt bằng theo độ dốc thiết kế không chính xác dẫn đến trong quá trình thi công và hoàn thiện mặt bằng, dưới tác động của điều kiện thời tiết mưa bão từ năm 2010-2012 (lượng mưa nhiều), mặt bằng đã nhiều lần bị sạt lở lớn làm mất nhiều khối lượng cát đã san lấp (Hình 2.6). Vì vậy, để khắc phục tình trạng sạt lở mặt bằng và nước mưa tràn vào khu vực dân cư xung quanh dự án, Ban QLDA phải bổ sung hạng mục: Hệ thống thoát nước mặt (với giá trị 3,2 tỷ VNĐ).

Ngoài ra, công tác bóc tách khối lượng và áp giá đôi khi còn thiếu chính xác, chưa đầy đủ làm phát sinh khối lượng và giá trị trong quá trình thi công, Ban QLDA phải làm các thủ tục trình phê duyệt điều chỉnh, phát sinh ảnh hưởng tiến độ thi

công. Bên cạnh đó, cũng có hiện tượng nhà thầu tư vấn cố ý tăng giá trị tổng mức

đầu tư công trình để tăng giá trị gói thầu tư vấn theo định mức, điều này đòi hỏi Ban QLDA càng phải tăng cường công tác kiểm soát dự toán công trình để tránh lãng phí, nâng cao chất lượng công trình.

Ví dụ: gói thầu thi công xây dựng khu nhà làm việc Ban QLDA. Công trình này phải điều chỉnh thiết kế một số hạng mục cho phù hợp với công năng sử dụng, chất lượng công trình như kết cấu nền sân tennis, sân bóng đá, hệ thống chiếu

51

sáng…., cùng với đó là công tác bóc tách khối lượng và áp giá thiếu làm phát sinh tăng khối lượng và giá trị nhiều.

Hình 2.6: Ảnh thiệt hại do mưa bão ngày 25/5/2012 P

[

10F

11]

2.4.5. Quản lý công tác thẩm định thiết kế, dự toán

Đối với những công trình/gói thầu có tổng mức đầu tư đến 75 tỷ hoặc các gói thầu khác giá trị lớn hơn được Tập đoàn ủy quyền riêng, Ban QLDA sẽ trực tiếp thẩm định thiết kế và dự toán trình Trưởng ban phê duyệt. Còn đối với những gói

thầu/ công trình có tổng mức đầu tư trên 75 tỷ, Ban QLDA sẽ thẩm tra trước khi

trình Tập đoàn thẩm đinh và phê duyệt.

Bộ phận thẩm định thiết kế, tổng dự toán và dự toán của Ban QLDA hiện

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tại dự án nhà máy nhiệt điện thái bình 2 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)