Khả năng liên kết cacbohydrate của lectin từ lá tỏi (Allium sativum L.)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất hóa lý và đặc tính sinh học của lectin chiết từ lá tỏi (Allium sativum L.) (Trang 71)

Khảo sát khả năng liên kết cacbohydrate của lectin từ lá tỏi với một số loại đường và glycoprotein bằng cách: cho lectin tương tác với đường hoặc glycoprotein với các nồng độ khác nhau trong vòng 60 phút. Sau đó, tiến hành bổ sung hồng cầu thỏ đã xử lý trypsin vào hỗn hợp trên để đánh giá khả năng gây ức chế hoạt độ NKHC của lectin. Từ đó, tìm ra được giá trị nồng độ nhỏ nhất của đường hoặc glycoprotein mà lectin có thể liên kết được. Giá trị này được tính theo công thức đã được đề cập tới ở mục 2.3.3.3. Kết quả được trình bày trong bảng 3.6 và hình 3.9.

Bảng 3.6: Nồng độ đường và glycoprotein nhỏ nhất có khả năng ức chế hoạt độ NKHC của lectin từ lá tỏi.

Mẫu HI Cmin (mM, µg/ml) D- Mannose - - Đường (100mM) D- Glucose - - Transferrin - - Fetuin - - Yeast mannan 24 6.25 Bovine thyroglobulin 23 25 Glycoprotein (2000µg/ml)

Porcine stomach mucin - -

Chú thích: “-“: Đường 100 mM và glycoprotein 2000 µg/ml không có khả năng gây ức chế hoạt độ NKHC của lectin.

(a1)

Porcine stomach mucin

Yeast mannan

Fetuin

Transferrin HI =

(a2)

(b)

Hình 3.9: Khả năng liên kết cacbohydrate của lectin từ lá tỏi

(a1, a2) Kết quả khả năng liên kết cacbohydrate của lectin từ lá tỏi (b) Hình ảnh minh họa sự tương tác giữa lectin với cacbohydrate

HI = 23 Bovine thyroglobulin

D- Mannose

Theo kết quả từ bảng 3.6, hoạt độ NKHC của lectin từ lá tỏi không bị ức chế bởi hai loại đường được kháo sát. Nghĩa là lectin không có khả năng liên kết với D-

Mannose và D-Glucose. Kết quả này khác với lectin chiết từ hạt Lonchocarpus

Capassa (apple-leaf), Francois và cộng sự (1986) đã cho thấy lectin này liên kết D-

Mannose và D-Glucose với Cmin là 4 mM [25]. Nhưng lại tương đồng với với kết quả của Phan Thị Việt Hà (2011) về lectin từ hạt đậu đỏ [3], hay nghiên cứu của

Trần Thị Long, Nguyễn Quốc Khang (1996) về lectin từ hạt chay (A. tonkinensis)

đối với hai loại đường này [5].

Trong khi đó, khảo sát khả khả năng liên kết glycoprotein của lectin cho kết quả 3/5 glycoprotein mà lectin không liên kết, cụ thể là Transferrin, Fetuin và Porcine stomach mucin. Hai glycoprotein còn lại liên kết với lectin với nồng độ khác nhau. Bovine thyroglobulin (25 µg/ml) có khả năng làm ức chế hoạt độ NKHC của lectin vơí nồng độ cao hơn Yeast mannan (6,25 µg/ml ).

Theo Andréa và cộng sự (2009), khác với lectin từ lá tỏi, lectin chiết từ mô lá cây đậu dại có khả năng liên kết với Fetuin [11]. Tuy nhiên, kết quả này có có điểm

tương đồng với lectin chiết từ rong đỏ K. striatum về khả năng liên kết với Yeast

mannan và Bovine thyroglobulin nhưng với nồng độ gây ức chế nhỏ hơn lectin từ lá

tỏi (Allium sativum L.) [9].

Ngược lại với lectin từ rong biển, hầu hết tương tác với glycoprotein. Các lectin thu nhận từ thực vật bậc cao lại có khả năng tương tác mạnh với các loại đường đơn [30], nên cần mở rộng phạm vi thử nghiệm liên kết các loại đường đơn cho lectin từ lá tỏi để có kết quả bao quát hơn, kể cả với glycoprotein.

Tìm hiểu cấu trúc của glycoprotein tương tác mạnh với lectin trong thí nghiệm trên cho thấy, Yeast mannan có cấu trúc lõi là oligo- saccharide N-glycan dạng high-mannose. Từ đó có thể thấy rằng, lectin từ lá tỏi có tính đặc hiệu tương đôí cao với glycoprotein N-glycan dạng high-mannose. Đây là dạng glycoprotein xuất hiện xuất hiện nhiều trên lớp vỏ của hầu hết các virus gây bệnh, đặc biệt là HIV và HBV [30]. Theo nghiên cứu của Koen Smeet và cộng sự (1993) về nhân bản và đặc tính của các dòng vô tính lectin cDNA từ hành tây, hẹ và tỏi tây cho thấy

các lectin từ hẹ (A. ascalonicum) và tỏi tây (A. porrum) có hoạt tính kháng virus đáng kể khi thử nghiệm chống lại HIV-1 và HIV-2, trong khi tỏi thuộc loài A.

sativum và A. ursinum chứa lectin gắn kết mannose rất phong phú nhưng không có

hoạt tính kháng virus [36]. Tuy nhiên, theo kết quả của nghiên cứu này, có thể dự

đoán có sự khác biệt giữa lá tỏi (Allium sativum L.) trồng ở Việt Nam so với ở nước

ngoài (Ấn Độ) thể hiện qua khả năng tương tác với Yeast mannan của lectin từ lá tỏi. Vì vậy cần nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc của lectin từ lá tỏi Việt Nam để làm rõ vấn đề và có thể sẽ mang lại kết quả khả quan hơn trong việc phòng chống và ngăn chặn các bệnh nan y hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất hóa lý và đặc tính sinh học của lectin chiết từ lá tỏi (Allium sativum L.) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)