Một số tính chất hóa lý và sinh học của lectin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất hóa lý và đặc tính sinh học của lectin chiết từ lá tỏi (Allium sativum L.) (Trang 25)

 Tính tan và kết tủa

Lectin hòa tan được trong nước nhưng chúng dễ tan hơn trong dung dịch muối loãng. Lectin có bản chất là protein nên chúng dễ có thể được kết tủa bởi một số tác nhân hóa học như: ethanol, acetone, một số muối trung tính ở nồng độ cao đặc biệt là ammonium sunfate.

 Sự tương tác của lectin với các loại đường và dẫn xuất của nó

Phương pháp xác định sự tương tác giữa đường và lectin đang được sử dụng hiện nay là xác định hoạt độ NKHC (ngưng kết hồng cầu) của lectin khi có mặt một loại đường nào đó. Trường hợp hoạt độ lectin giảm hoặc mất hoàn toàn chứng tỏ đường đã kìm hãm hoạt tính lectin. Ngược lại, hoạt độ lectin vẫn ổn định chứng tỏ đường không ức chế.

Có thể nói rằng cơ chế của sự tương tác với đường của lectin vẫn còn khá phức tạp. Mặt dù vậy, đặc tính này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong các nghiên cứu lectin. Với các lectin tương tác đặc hiệu với một loại glycoprotein nào đó thì có thể sử dụng lectin này để nghiên cứu sâu cấu trúc màng tế bào có mặt glycoprotein đó. Một số nhà khoa học cũng đã sử dụng lectin tương tác đặc hiệu với glycoprotein để xác định kháng nguyên trên bề mặt tế bào hồng cầu. Gần đây, dựa vào các loại

đường ức chế đặc hiệu hoạt độ lectin mà người ta đã sử dụng chúng để tinh chế nhiều loại lectin bằng sắc ký ái lực và hơn nữa người ta cũng sử dụng cột ái lực lectin để tinh chế và nghiên cứu nhiều loại glycoprotein có chức năng sinh học [31].

 Khả năng ngưng kết tế bào

Loại tế bào dễ bị lectin làm ngưng kết là các tế bào hồng cầu của động vật và người [4], [30]. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết lectin. Số lượng lectin có khả năng ngưng kết hồng cầu chỉ duy nhất của một nhóm máu là rất ít vì chúng đồng thời có thể gây ngưng kết với nhiều loại hồng cầu như: thỏ, cừu, dê, gà hay ngựa… Theo Sharon và Lis (2003), lectin không những gây ngưng kết tế bào hồng cầu người và động vật mà còn có khả năng ngưng kết tế bào của vi sinh vật và một số dạng tế bào khác như: tế bào giao tử, tế bào khối u, tế bào ung thư hay các tế bào phôi… [50].

 Ảnh hưởng của một số nhân tố đến hoạt độ của lectin

 Ảnh hưởng của pH

Các nghiên cứu về điểm đẳng điện của lectin cho thấy: tại điểm đẳng điện (pHi) hoạt độ lectin là nhỏ nhất. Tại đó, lectin dễ bị kết tủa. pH ngoài điểm đẳng điện, lectin ở trạng thái phân ly tích điện, dễ hòa tan và có hoạt độ. Mỗi dạng lectin thường có pH thích hợp với hoạt độ của nó, đó là giá trị pH mà ở đó hoạt độ lectin mạnh nhất hoặc duy trì ở trạng thái ổn định. Ở pH vùng axit và kiềm mạnh, hoạt độ lectin giảm hoặc mất hoàn toàn.

 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường

Lectin có bản chất là protein hoặc glycoprotein nên nhiệt độ có ảnh hưởng đến hoạt độ của chúng. Hầu hết các lectin đều bị mất hoạt độ ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ cao, protein lectin bị biến tính không thuận nghịch. Hiện tượng sốc nhiệt cũng có thể làm mất hoạt độ lectin.

 Ảnh hưởng của một số nhân tố khác

Enzyme có khả năng làm tăng hoạt độ lectin. Trong nhiều thí nghiệm, các hồng cầu được xử lý bằng các enzyme như trypsin, chimotrypsin, papain… thì chúng dễ bị lectin làm ngưng kết. Sở dĩ có hiện tượng này là vì khi hồng cầu xử lý

với enzyme thì chính enzyme đã giới hạn một số protein trên bề mặt tế bào hồng cầu, làm phơi ra các nhóm carbohydrate của nó, vì vậy lectin dễ dàng gắn kết vào màng tế bào hồng cầu hơn, dễ dẫn đến hoạt độ lectin tăng lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất hóa lý và đặc tính sinh học của lectin chiết từ lá tỏi (Allium sativum L.) (Trang 25)