) Vữa xi măng OWCL 117 1,52 250 36 Ống trung gian Ø 13 3/8”
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Ngành
công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Quy hoạch do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí - Viện Dầu khí Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 nhằm phát triển đồng bộ, hiệu quả ngành công nghiệp khí thông qua việc phát huy nội lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế; phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng công nghiệp khí. Quy hoạch nêu rõ việc phát triển ngành công nghiệp khí trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước, tăng cường
nhập khẩu nhằm đảm bảo nguồn năng lượng phát triển đất nước bền vững; đẩy mạnh đầu tư chế biến, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả sản phẩm khí trong nền kinh tế, giảm thiểu tỷ trọng LPG nhập khẩu. Việc phát triển cơ sở hạ tầng trên nguyên tắc sử dụng tối đa công suất hệ thống hạ tầng hiện hữu; phát triển thị trường tiêu thụ khí theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, từng bước hội nhập với thị trường khí khu vực và thế giới. Việc phát triển ngành công nghiệp khí góp phần đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho đất nước và thực hiện chính sách phát triển bền vững. Quyết định có hiệu lực thi hành từ
ngày 30/3/2011. Ngọc Linh
Bản đồ Qui hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025
SỰ KIỆN
Ngày 15/4/2011, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác pháp chế giai đoạn 2001 - 2010, sơ kết thực hiện “Quy chế sử dụng nhãn hiệu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” và định hướng hoạt động công tác pháp chế trong giai đoạn 2011 - 2015. Ông Hoàng Xuân Hùng - Phó Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Lê Minh Hồng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Đinh Văn Sơn - Trưởng Ban Luật và Quan hệ quốc tế chủ trì Hội nghị. Trong thời gian qua, công tác pháp chế tại Tập đoàn tập trung vào việc soạn thảo, đàm phán và hoàn thiện các văn bản hợp đồng, thoả thuận của Tập đoàn với các đối tác trong và ngoài nước; phổ
biến, giáo dục, xây dựng tủ sách pháp luật để áp dụng kịp thời vào hoạt động sản xuất kinh doanh; rà soát, kiểm tra và hệ thống hoá văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn; xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế và nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác pháp chế; tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, thoả thuận của Tập đoàn với các đối tác…
Hội nghị đã nghe một số tham luận, đề xuất các giải pháp nhằm củng cố, hoàn thiện và đẩy mạnh công tác pháp chế doanh nghiệp tại Tập đoàn trong thời gian tới: Trong đó, các ý kiến tập trung vào việc thông qua các cầu nối đa dạng, kịp thời có những tiếng nói nhất định với các cơ quan Nhà nước để điều chỉnh chính sách liên quan phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh của Ngành Dầu khí Việt Nam cũng như của doanh nghiệp; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm để có những hỗ trợ pháp lý hiệu quả phục vụ công tác pháp chế của Tập đoàn; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn đối với các cán bộ làm công tác pháp chế…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã đánh giá cao hoạt động công tác pháp chế trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 122/2004/NĐ-CP, hệ thống bộ phận pháp chế của các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã, đang được củng cố và phát huy được vai trò của mình, đóng góp không nhỏ
vào việc đưa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành đầu tàu kinh tế của đất nước, là một trong những công cụ hữu hiệu điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Tổng kết Hội nghị, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Lê Minh Hồng nhấn mạnh: Để công tác pháp chế ngày càng được củng cố, phát triển về chiều sâu, đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bảo vệ và quảng bá được thương hiệu và uy tín Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ở trong và ngoài nước, tổ chức và hoạt động pháp chế cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn. Đặc thù của hoạt động dầu khí mang tính quốc tế cao, sử dụng công nghệ hiện đại của nhiều nước trên thế giới, do đó đòi hỏi công tác pháp chế phải hội nhập rộng hơn, sâu hơn. Trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác pháp chế, tăng cường công tác đào tạo, quán triệt đến lãnh đạo các đơn vị coi pháp chế như một công cụ đắc lực trong điều hành, quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, Tập đoàn tăng cường công tác quản lý và sử dụng thương hiệu, xây dựng thương hiệu Petrovietnam thành biểu tượng sức mạnh của nền kinh tế, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Cũng tại Hội nghị, 7 tập thể và 23 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế trong giai đoạn 2004 - 2010 đã được trao tặng Bằng khen của Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.