) Vữa xi măng OWCL 117 1,52 250 36 Ống trung gian Ø 13 3/8”
TIN TRONG NGæNH
Ngày 26/4/2011, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Đại học Mỏ - Địa chất đã tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tác trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giai đoạn 2011 - 2015 và khánh thành Phòng thí nghiệm dầu khí khối thượng nguồn của Trường. Tham dự buổi lễ có TS. Đinh La Thăng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; PGS.TS. Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; PGS.TS. Trần Đình Kiên - Hiệu trưởng Đại học Mỏ - Địa chất; TS. Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch Hội đồng KHCN Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; các Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, lãnh đạo các Ban và các đơn vị thành viên của Tập đoàn…
Mục tiêu của thỏa thuận hợp tác trong giai đoạn 2011 - 2015 là tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của Ngành Dầu khí Việt Nam… Bên cạnh đó, thỏa thuận còn nhằm phát triển, nâng cao mối quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ sản xuất giữa hai bên trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến và thương mại dầu khí; hợp tác nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của hai bên...
Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, hai bên tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực sau: đào tạo sinh viên các chuyên ngành dầu khí, xây dựng chương trình đào tạo, phối hợp biên soạn và đóng góp ý kiến vào việc biên
soạn các giáo trình, sách tham khảo. Hỗ trợ sinh viên trong thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp, tuyển chọn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cán bộ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia giảng dạy cho sinh viên, học viên sau đại học; phối hợp tổ chức và tham gia đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu; đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành dầu khí và các chuyên ngành liên quan. Bên cạnh đó, tổ chức các khoá học ngắn hạn, tổ chức các chuyên đề hội thảo chung; bố trí cán bộ giảng dạy của Đại học Mỏ - Địa chất làm việc tại các đơn vị sản xuất và nghiên cứu của Tập đoàn. Đồng thời, hai bên phối hợp xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học và có chế độ hợp lý thu hút cán bộ có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ; sử dụng các trang thiết bị, cơ sở hiện có phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của thực tế sản xuất kinh doanh.
PGS.TS. Lê Hải An - Phó Hiệu trưởng Đại học Mỏ - Địa chất cho biết: Trong giai đoạn 2007 - 2010, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Đại học Mỏ - Địa chất đã triển khai thỏa thuận hợp tác trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đại học Mỏ - Địa chất đã tham gia hiệu đính báo cáo “Đánh giá tiềm năng dầu khí lô Tanit và Guellala” và “Nghiên cứu đặc tính tầng chứa lô Tanit và Guellala, vịnh Gabe, Tunissia” cho PVEP; tham dự và đóng góp báo cáo cho Hội nghị khoa học “Viện Dầu khí Việt Nam - 30 năm phát triển và hội nhập”, Hội nghị KHCN Quốc tế: “Dầu khí Việt Nam 2010: Tăng tốc phát triển” cùng các hội thảo chuyên môn. Trong công tác đào tạo, từ năm 2007 đến 2010, Đại học Mỏ Địa chất đã đào tạo cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 7 tiến sĩ, 39 thạc sĩ và trên 300 kỹ sư… Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ cán bộ tham gia công tác giảng dạy tại Đại học Mỏ - Địa chất; tài trợ gần 7 tỷ đồng để đầu tư trang thiết bị Phòng thí nghiệm dầu khí khối thượng nguồn; Viện Dầu khí Việt Nam tài trợ thiết bị thí nghiệm cho bộ môn Lọc hóa dầu; Vietsovpetro tài trợ thiết bị làm mô hình thí nghiệm cho bộ môn Khoan khai thác và bộ môn Thiết bị dầu khí. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đã trao tặng 230 suất học bổng trị giá gần 1 tỷ đồng cho các sinh viên Khoa Dầu khí và Khoa Kinh tế quản trị doanh nghiệp có kết quả học tập xuất sắc.