Bài học và kinh nghiệm của XNLD

Một phần của tài liệu một số vấn đề sử dụng xi măng bơm trám trong gia cố và kết thúc các giếng khoan dầu (Trang 39)

6.1. Thành tựu

Công tác gia cố giếng khoan (chống ống và bơm trám xi măng) chiếm khoảng 15 - 20% giá thành giếng khoan, có ý nghĩa quan trọng quyết định chất lượng giếng khoan như một công trình xây dựng ngầm trong lòng đất. Do đó, trám xi măng gia cố thành giếng khoan ở XNLD luôn được coi (nhận thức) là một trong những công đoạn phức tạp trong chu trình xây dựng giếng khoan và được quan tâm đặc biệt. Đến nay, XNLD đã khoan được hơn 300 giếng để phục vụ cho công tác thăm dò và khai thác dầu khí tại các mỏ trên thềm lục địa Việt Nam. Dựa vào đặc điểm địa tầng giếng khoan đi qua và kinh nghiệm tích lũy được, xí nghiệp đã thực hiện và từng bước hoàn thiện công tác bơm trám gia cố giếng khoan, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Đối tượng chính của các giếng khoan là khai thác dầu trong tầng Miocen hạ, Oligocen và móng phong hóa. Do đó cấu trúc giếng khoan cũng có những đặc điểm tương ứng. Cấu trúc điển hình trình bày ở Phụ lục 2. Căn cứ vào biểu đồ áp suất vỉa và vỡ vỉa thấy rõ rằng vữa xi măng pha theo tiêu chuẩn API từ loại “G” hoặc theo tiêu chuẩn GOST từ loại “PCG” là không phù hợp. Vì như vậy sẽ xảy ra hiện tượng vỡ vỉa. Dựa vào đặc điểm địa chất kỹ thuật đặc trưng như vậy, XNLD đã xây dựng tiêu chuẩn xí nghiệp về xi măng để sử dụng. Các loại xi măng được dùng đều là xi măng biến tính OWC, OWC-S, OWCL, OWCL-S được sản xuất trong nước. Thông số chủ yếu được trình bày trong Phụ lục 3.

Đối với quy luật giảm áp suất thủy tĩnh, XNLD chú trọng áp dụng các biện pháp ngăn ngừa bằng các giải pháp công nghệ khác nhau như: lập đơn pha vữa với các thời gian quánh và ngưng kết khác nhau, áp dụng loại vữa có tính cách ly cao ở các đoạn quan trọng của giếng, điều khiển khoảng thời gian chuyển tiếp, giảm chiều dài đoạn trám, tạo phản áp, nghiên cứu hệ xi măng ngậm khí. Có thể nói rằng, công tác bơm trám của Xí nghiệp đã chủ động kiểm soát được quy luật giảm áp suất thủy tĩnh (trên Hình 1, trạng thái F minh họa cho việc áp dụng có kết quả các biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập khí trong giai đoạn chuyển pha). Có hai trường hợp xảy ra sự cố phun khí ngay sau quá trình bơm trám ở XNLD đều do các công ty dịch vụ và các nhà thầu bên ngoài về bơm trám thực hiện.

6.2. Vấn đề xâm nhập khí

Tuy không xảy ra các sự cố nghiêm trọng về phun khí qua vành xi măng, vấn đề xâm nhập khí ở XNLD vẫn còn chưa thực sự kiểm soát được. Có 3 nguyên tắc xâm nhập khí vào vành xuyến xi măng là: 1. Khí nổi lên khi xi măng còn là dạng lỏng; 2. Giảm áp suất thủy tĩnh, co rút và co ngót khi xi măng chuyển trạng thái, và 3. Hình thành các khe nứt, vi khe nứt trên mặt tiếp xúc của xi măng với ống chống, xi măng với đất đá thành giếng khoan và trong khối xi măng sau khi đã cứng do hoạt động của giếng gây ra. Những hạn chế trong công tác ngăn ngừa sự xâm nhập khí trong giai

PETROVIETNAM

Các thống số Cột ống chống

Loại vữa xi măng Thể tích, m3 Tỷ trọng, g/cm3 Thời gian quánh, phút Thời gian chờ xi măng, giờ Ống cách nước Ø 30”

(720 mm) Vữa xi măng (OWC) 30 1,72 120 24 Conductor Ø 20” (508

Một phần của tài liệu một số vấn đề sử dụng xi măng bơm trám trong gia cố và kết thúc các giếng khoan dầu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)