) Vữa xi măng OWCL 117 1,52 250 36 Ống trung gian Ø 13 3/8”
2. Thực nghiệm
Bốn loại phụ gia ZSM-5 công nghiệp, có các tính chất tiêu biểu khác nhau, từ các hãng sản xuất xúc tác có uy tín trên thế giới (Grace Davison và JGC C&C) được sử dụng trong nghiên cứu này. Các tính chất và thành phần tinh thể của chúng được đo tại phòng thí nghiệm đánh giá xúc tác của Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro), Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) và được thể hiện trong Bảng 1. Các loại phụ gia được giảm hoạt tính ở các thời gian khác nhau: 0, 4, 8, 12, 16 và 20 giờ bằng phương pháp thủy nhiệt tại nhiệt độ 8160C, 100% hơi nước theo phương pháp AM-1500. Đặc trưng của phụ gia được đánh giá trước và sau khi giảm hoạt tính, bao gồm xác định diện tích bề mặt, thể tích lỗ xốp, độ bền mài mòn, hình dạng, hình thái bề mặt phụ gia.
Phụ gia sau khi giảm hoạt tính được trộn với xúc tác cân bằng của nhà máy lọc dầu (tính chất xúc tác cân bằng thể hiện trong Bảng 2 với tỷ lệ phụ gia/xúc tác cân bằng là 3%kl và độ̣bền thủy nhiệt của các loại phụ gia được đánh giá dựa trên sự thay đổi hàm lượng propylen của phản ứng cracking xúc tác trên cùng một loại nguyên liệu VGO (Bảng 3) [5]. Hai trong 4 loại phụ gia có độ chọn lọc propylen và độ bền cao nhất sẽ được thử nghiệm ở các tỷ lệ khác nhau từ 0 đến 20 %kl để chọn ra tỷ lệ thích hợp về yêu cầu chất lượng và kinh tế của nhà máy lọc dầu. Sản phẩm của quá trình cracking được phân tích trên các thiết bị sắc kí khí phân tích khí dầu mỏ (Refinery Gas Analysis, RGA), sắc kí khí chưng cất mô phỏng (GC SIMDIS), sắc kí khí phân tích chi tiết hydro- cacbon (Detail Hydrocarbon Analysis, GC-DHA). Thành phần cốc trên xúc tác được đánh giá bằng phương pháp đốt cốc và đo hàm lượng CO, CO2 tạo thành bằng hấp thụ hồng ngoại.
Bảng 1.Tính chất hóa lý của các phụ gia ZSM-5 mới
Bảng 2. Tính chất hóa lý của xúc tác cân bằng